Cần tôn trọng sự thật và lẽ phải
Nhận định về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Giáo sư Can Thay-ơ (Carl A.Thayer) thuộc Học viện Quốc phòng Ô-xtrây-li-a cho rằng: “Hành động đó của Trung Quốc là gây hấn và bất hợp pháp. Mục đích cuối cùng của Trung Quốc chính là từng bước củng cố tham vọng muốn kiểm soát toàn bộ Biển Đông, kể cả hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên tại đây”. Trong khi đó, nhiều tờ báo, hãng tin của Trung Quốc đã “bịt mắt” nhân dân Trung Quốc và thế giới bằng những luận điệu trái ngược với sự thật.
Ngày 20-5, báo điện tử Trung Quốc Tân Văn đăng phát biểu của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải Ngô Sĩ Tồn rằng: “Khu vực Trung Quốc tiến hành thăm dò dầu khí ở Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam-PV) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Khu vực này không tồn tại tranh chấp. Chủ quyền thuộc về Trung Quốc là rõ ràng. Từ ngày 2-5 đến nay, Việt Nam tiến hành nhiều hoạt động cản trở quyết liệt hoạt động thăm dò dầu khí hợp pháp của Trung Quốc ở quần đảo Tây Sa. Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu phía Việt Nam tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, chấm dứt ngay các hành động quấy nhiễu, rút ngay tàu thuyền ra khỏi vùng biển doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động. Vậy nhưng, lượng tàu thuyền của Việt Nam xuất hiện ở khu vực này ngày càng tăng, liên tiếp có những hành vi đâm va các tàu của Trung Quốc”.
Giàn khoan Phi pháp của Trung Quốc
Trước đó, trang tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng tải thông tin: “Doanh nghiệp Trung Quốc tác nghiệp ở khu vực tiếp giáp của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam-PV), việc Việt Nam điều động hàng loạt tàu thuyền đến quấy nhiễu và đâm vào tàu Trung Quốc là nguyên nhân gây nên sự căng thẳng. Việc làm của Việt Nam là vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, đi ngược lại với các cam kết quốc tế về bảo vệ an ninh trên biển, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định ở Nam Hải (Biển Đông-PV)”.
Những câu nói, những phát biểu, những nội dung tương tự như trên đã lặp đi lặp lại ở hàng chục tờ báo của Trung Quốc trong suốt thời qua, ít nhiều đã gây bối rối cho một bộ phận người dân Trung Quốc và thế giới. Song, nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới và ngay tại Trung Quốc có hiểu biết về luật pháp quốc tế và tình hình thực tế không tin vào cách truyền thông cố tình nói lấy được, bất chấp sự thật và lẽ phải của báo chí Trung Quốc, nhất là khi phía Việt Nam cung cấp các tư liệu và hình ảnh đầy sức thuyết phục ghi lại trên thực địa, công luận mới hiểu rõ đâu là sự thật, chính nghĩa thuộc về ai.
Video đang HOT
Những ngày qua, dư luận Trung Quốc đã dấy lên hoài nghi. Trên các diễn đàn mạng như Sohu, Weibo, Sina ở Trung Quốc, những lời nhận xét của chính người dân nước này đã tỏ rõ quan điểm yêu chuộng hòa bình, đứng về lẽ phải. Bạn đọc Fanfanhe viết: Mọi người đều thấy rõ lần này Trung Quốc chủ động gây chuyện, người Việt Nam tố cáo ra quốc tế; còn Trung Quốc lại giả bộ bị bắt nạt”. “Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang cố ý làm ra vẻ vô tội. Phía ta toàn là tàu chiến cải trang thành hải giám, sao có thể bó tay chịu bị húc? Vậy mà báo chí Trung Quốc toàn thấy đưa tin “bị khiêu khích, bị bắt nạt”. Người Trung Quốc bình thường chỉ cần có chút suy nghĩ, đều thấy không thể lọt tai”, người có tên trên mạng Xianrenruyuan viết. Còn người có tên trên mạng là Zhengzong Wupo thì viết: “Đối với chủ quyền Biển Đông, các bên đều có lý lẽ riêng, chúng ta vạch ra đường 9 đoạn đến trước cổng nhà người khác, xem ra thật quá đáng”.
Nhiều bạn đọc bày tỏ ý kiến trên Sohu, nghi ngờ, không tin vào luận điệu tuyên truyền sai lệch của chính quyền Trung Quốc. “Sao tôi xem chương trình “Tin tức 360″ thấy tàu Hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng và tông húc vào tàu Việt Nam? Lại còn đưa mấy chục tàu ra để bảo vệ? Rốt cuộc thông tin nào là đúng vậy?”, một bạn đọc viết.
Rõ ràng là chính nghĩa đang thuộc về Việt Nam. Tất cả những người chân chính, trọng lẽ phải đều không tin vào những điều phi lý. Và những gì Việt Nam đang làm, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Những biện pháp của Việt Nam trong đối phó với hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông được ủng hộ rộng rãi, đã và đang làm cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ sự thật.
Một người từng sống ở Trung Quốc, học ở Trung Quốc, rồi sau này làm Đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, hiện công tác tại Hội Hữu nghị Việt-Trung, ông Bùi Hồng Phúc từng chỉ rõ rằng, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin sai trái hoàn toàn về những gì đang diễn ra trên Biển Đông. “Nếu như đa số người dân Trung Quốc hiểu đúng tình hình thực tế, chắc chắn họ sẽ không đồng tình với việc làm này”, ông Phúc nhận định.
Quan điểm của nhiều người Trung Quốc được ông Lý Lệnh Hoa, một học giả có nhiều năm nghiên cứu về vấn đề Biển Đông, trong một bài viết nhan đề “Trung Quốc cần có chính sách thống nhất với các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông” nhấn mạnh, Trung Quốc đã sai trong yêu sách về Biển Đông. Ông viết: “Từ năm 1947, Trung Quốc tự ý vẽ ra một đường đứt đoạn trên bản đồ Biển Đông, gọi là “Đường 9 đoạn” hay “Đường hình chữ U”, rồi coi đó là “đường biên giới biển truyền thống”. Chính phủ ta (Trung Quốc) chưa bao giờ chính thức giải thích về hàm nghĩa pháp luật của cái đường này. Nếu Trung Quốc cứ kiên trì cái gọi là “Đường 9 đoạn” không có căn cứ pháp luật, không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, sẽ không được các nước xung quanh Biển Đông và cộng đồng quốc tế chấp nhận. Trung Quốc cần tôn trọng lập trường của các quốc gia ven Biển Đông về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo tinh thần của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982″. Ông khẳng định: “Tiền đề của việc bảo vệ lợi ích quốc gia là phải tuân thủ quy tắc quốc tế”.
Theo Quân Đội Nhân Dân
Phụ nữ làng chài biểu thị phản đối Trung Quốc
Những người mẹ, vợ của các ngư dân ở Quảng Ngãi đã ra bờ biển phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, cản trở đánh bắt cá ở Hoàng Sa.
Chiều 22/5, hơn 1.000 người là mẹ, vợ và con của các ngư dân ở làng chài Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, đã tập trung phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cấm đánh bắt thủy sản ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa.
Bà Đắng ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, với biểu ngữ phản đối hành động của Trung Quốc khi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam ở Hoàng Sa. Theo thống kê của UBND xã Bình Châu, trong vòng 2 tuần qua, Trung Quốc đã liên tục tấn công, ngang nhiên trấn lột tài sản của 5 tàu cá ngư dân, gây thiệt hại ít nhất 2 tỷ đồng.
Bà Bùi Thị Huỳnh, vợ ngư dân Trần Tuận.
Hay những người mẹ, vợ của ngư dân khác đều cầm cờ tổ quốc, biểu ngữ tập trung đến lăng vạn Gành Cả, nơi thờ tự "thần biển" thiêng liêng của làng chài phản đối hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
"Tôi kêu gọi chị em phụ nữ Việt Nam và thế giới cùng lên án phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc đã ngang nhiên xâm phạm chủ quyền biển đảo, cản trở cuộc sống mưu sinh của bà con ngư dân chúng tôi ở vùng biển Hoàng Sa", bà Nguyễn Thị Lý nói và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng tàu bè ở Hoàng Sa về nước, trả lại sự bình yên cho ngư dân Việt Nam.
Bản đồ Việt Nam mang dấu ấn chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa do những người mẹ, người vợ của ngư dân Bình Châu tự vẽ mang đến lăng vạn của làng chài phản đối Trung Quốc. Toàn xã có gần 500 tàu cá với hơn 4.000 ngư dân. Trung bình mỗi năm họ đánh bắt được khoảng 11.000 tấn thủy sản các loại. Dòng người mang cờ Tổ quốc, biểu ngữ tập trung ra bãi biển Bình Châu, nơi các tàu cá của làng chài nối tiếp qua nhiều thế hệ, thẳng tiến ra khơi đánh bắt thủy sản. Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu cho biết, vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa từ bao đời nay đã trở thành mái nhà thân thuộc của ngư dân địa phương. "Dù Trung Quốc có gây khó khăn, cản trở thế nào đi chăng nữa thì ngư dân nơi đây vẫn tiếp nối truyền thống gia đình thẳng tiến ra bám biển Hoàng Sa, Trường Sa. Tự nhiên như lẽ sống hàng ngày của họ", ông Hùng khẳng định.
Theo VnExpress
Những anh nuôi trên tàu ra Trường Sa Ở đất liền nghề đầu bếp đã vất vả, nhưng so với những anh nuôi trên các chuyến tàu đi Trường Sa, nỗi vất vả đó càng tăng thêm gấp bội. Tổ phục vụ đang chuẩn bị bữa trưa cho tàu HQ-996. Thông thường, mỗi chuyến tàu ra Trường Sa, tổ phục vụ được bố trí khoảng 10 nhân viên chuyên lo việc...