Cần tôm cá và cũng cần thép nhưng có cần Formosa đến 70 năm?
“Đúng là nhân dân cần tôm cá và cũng cần thép nhưng có cần Formosa đến 70 năm không – một “quả bom” môi trường nằm sát kề, ai cũng lo lắng?”, Đại biểu Quốc hội Trần Công Thuật (Quảng Bình) nhấn mạnh, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước, sáng nay, 29.7.
Dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội đã thảo luận về tình hình kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2016. Vấn đề Formosa tiếp tục làm nóng nghị trường.
Nhân dân lo lắng về đời sống
Đại biểu Quốc hội Trần Công Thuật (Quảng Bình) cho rằng, sự cố biển bị nhiễm độc do Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa gây ra đã ảnh hưởng xấu, tác động lớn đến đời sống nhân dân, đến tình hình an ninh trật tự, đến lòng tin của người dân. Trong 4 tháng qua, kinh tế Quảng Bình điêu đứng, lòng dân không yên, bà con Quảng Bình rất bức xúc, phẫn nộ, lên án hành động của Formosa.
Đại biểu Trần Công Thuật thảo luận tại hội trường, sáng 29.7.
Theo ông, nhân dân và cử tri Quảng Bình đề nghị sớm thực hiện các quy định của Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhân dân vùng chịu thiệt hại bởi hiện nay một số chính sách chưa đến được với địa phương và người dân. Nhanh chóng giải quyết những khó khăn của người dân về việc làm, thu nhập, những giải pháp căn cơ lâu dài cho nhân dân yên tâm.
“Quảng Bình cần sự hỗ trợ mạnh mẽ của Trung ương, Chính phủ vì tác động của sự cố này là toàn diện, nghiêm trọng, khó khắc phục và ảnh hưởng lâu dài, nhiều mặt vượt quá khả năng giải quyết của tỉnh. Công khai minh bạch cái gì của dân được đền bù, cái gì dân được hưởng do Nhà nước hỗ trợ, cái gì là Nhà nước đầu tư để giảm sự cố vừa qua?”, đại biểu Trần Công Thuật nói.
Lượng khách du lịch Quảng Trị không bằng 1/10 so với năm 2015
Đại diện cho cử tri tỉnh Quảng Trị, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng cũng nhất trí với ý kiến nêu trên. Ông cho rằng, hiện nay người dân hàng ngày hàng giờ sống cùng lo âu khắc khoải. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân 4 tỉnh ven biển miền Trung bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các sản phẩm đánh bắt, hải sản ven bờ lẫn xa bờ đều khó tiêu thụ; các hộ thu mua và kinh doanh thuỷ hải sản đều đóng cửa…
“Còn gì buồn hơn và lo lắng hơn khi người dân không ra khơi bám biển mà phải tìm những việc khác để mưu sinh, kiếm sống. Hoạt động của các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành… cũng ngưng trệ, gây thiệt hại lớn về kinh tế, lượng khách du lịch đến Quảng Trị giảm không còn bằng 1/10 so với cùng kỳ 2015″, đại biểu nói.
Đại biểu đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương mở rộng đối tượng thống kê thiệt hại trên tất cả các lĩnh vực để có giải pháp hỗ trợ đền bù thoải đáng, công bằng; chỉ đạo rà soát chặt chẽ các hoạt động của Formosa để làm đảm bảo việc sản xuất của công này không gây hậu quả về môi trường tương tự trong tương lai; đồng thời có giải pháp khôi phục lại hệ sinh thái ven bờ, trả lại môi trường biển và ngư trường cho ngư dân…
“Việc quan trọng mà Quốc hội cần làm không chỉ tìm ra câu trả lời về trách nhiệm liên quan đến sai phạm của Formosa mà còn phải nhanh chóng rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật để ngăn chặn ngay từ ban đầu những nhà đầu tư có nguy cơ đe doạ đến đời sống của nhân dân; có cơ chế xử lý trách nhiệm cá nhân, kể cả những người đã không còn đương chức…”, đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị.
Video đang HOT
Theo Quỳnh Vinh (Công an Nhân dân)
GS Đặng Hùng Võ: Điểm 10 cho Chính phủ, Bộ TN&MT trong vụ Formosa
Chấm điểm cho Chính phủ và Bộ TN&MT trong việc tìm ra thủ phạm Formosa gây ra vụ cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, GS Đặng Hùng Võ nói: "Chắc chắn là 10.
GS Đặng Hùng Võ: Điểm 10 cho Chính phủ, Bộ TN&MT trong vụ Formosa
Ngay sau buổi họp báo Chính phủ chiều nay, 30/6 về nguyên nhân và thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT về những vấn đề liên quan.
Chính phủ đã hoàn thành một trách nhiệm rất lớn trước dân
PV: Ông có bất ngờ không trước thông tin Chính phủ công bố Formosa Hà Tĩnh chính là thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh văn biển miền Trung trong thời gian qua?
Ông Đặng Hùng Võ: Tôi không bất ngờ.
PV: Mức bồi thường 500 triệu USD mà Formosa đưa ra cho vụ việc vừa rồi có phải là mức bồi thường lớn nhất ở Việt Nam cho đến thời điểm này?
Ông Đặng Hùng Võ: Với môi trường thì đây không phải là vụ lớn nhất nhưng với Việt Nam thì đó là mức bồi thường lớn nhất. Trên thế giới, nhiều vụ ô nhiễm môi trường lớn hơn nhiều.
Thứ hai, đây là tiền người ta cam kết bồi thường thiệt hại kinh tế của người dân do sự cố môi trường gây ra.
PV: Thưa ông, ông nhận xét như thế nào về việc Formosa nhận trách nhiệm trễ như vậy?
Ông Đặng Hùng Võ: Chả cứ Formosa, nhiều nhà đầu tư cứ cố gắng chối được đến lúc nào hay lúc đó. Nó thể hiện phông văn hoá không cao, trách nhiệm xã hội không lớn.
PV: Ông đánh giá như thế nào về thái độ của Chính phủ cũng như Bộ TN&MT trong vụ việc này?
Ông Đặng Hùng Võ: Chính phủ đã có những bước đi khá tốt. Đặc biệt là đồng chí Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã có những quyết định hiệu quả để dẫn đến ngày hôm nay Formosa phải thừa nhận mình là người gây ra sự cố môi trường và nhận trách nhiệm giải quyết hậu quả.
PV: Liên quan đến việc tìm ra thủ phạm của sự cố môi trường này, trên mạng xã hội đã không ít ý kiến cho rằng thời gian tìm ra thủ phạm là quá dài. Ông đánh giá như thế nào về những ý kiến này? Liệu khoảng thời gian 84 ngày như Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã chia sẻ là dài so với một vụ án môi trường như thế này, thưa ông?
Ông Đặng Hùng Võ: Tất nhiên là nhiều trường hợp nếu làm không khéo chúng ta còn không chỉ ra được ai là thủ phạm, ai gây ra sự cố môi trường và gây ra như thế nào.
Vì thế hiện nay, chúng ta làm được việc khiến Formosa phải thừa nhận, tâm phục khẩu phục, mình là người gây ra và chấp nhận chịu trách nhiệm thì phải nói rằng chúng ta đã làm được việc quá tốt.
Để xảy ra rồi mới đi tìm nguyên nhân, mà chúng ta tìm ra luận cứ khoa học thì cũng không phải là đơn giản. Người dân thì cứ bày tỏ sự nóng ruột và tạo sức ép cho Chính phủ. Nhưng không phải trường hợp nào cũng tìm ra được thủ phạm.
Tôi cho là Chính phủ đã hoàn thành một trách nhiệm rất lớn trước dân. Và người dân cũng cần phải có niềm tin hơn nữa vào Chính phủ.
"Tôi nhiều khi còn không nghĩ rằng chúng ta tìm ra được thủ phạm"
PV: Liên quan đến Formosa thì nhiều báo đã thống kê những vụ việc về môi trường mà công ty này phải đền bù với số tiền hàng triệu USD. Qua việc này, chúng ta cần phải có cách nhìn như thế nào đối với công tác thu hút đầu tư trước những doanh nghiệp có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường, tránh để xảy ra một Formosa thứ hai?
Ông Đặng Hùng Võ: Tất nhiên, thu hút đầu tư là một việc nhưng không được đánh đổi. Chúng ta vẫn cứ tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, chúng ta vẫn cứ tạo điều kiện thuận lợi để họ có lợi nhuận, nhà nước có lơi, người dân có lợi.
Đó là việc các nước khác vẫn làm, các nước châu Âu vẫn làm và họ vẫn bảo vệ môi trường rất tốt. Chúng ta đừng vướng vào một tư duy là cứ phát triển thì phải huỷ hoại môi trường. Điều đó là không đúng.
Mà chúng ta thấy là vẫn phát triển được và vẫn bảo vệ được môi trường trong lành. Đó là việc chúng ta phải làm.
Tất nhiên, ở châu Âu thì có thể có nhiều nhà đầu tư tử tế, họ làm vừa tốt việc đầu tư kinh tế nhưng họ cũng làm việc bảo vệ môi trường rất tốt. Vì thế, chúng ta phải rà soát và định hình lại để vẫn đảm bảo môi trường đầu tư tốt mà vẫn bảo vệ được môi trường.
PV: Ông có nghĩ rằng cơ chế giám sát việc bảo vệ môi trường của các nước ở châu Âu như ông vừa đề cập đến tốt hơn của chúng ta?
Ông Đặng Hùng Võ: Tôi có thể nói là văn hoá của những doanh nghiệp đầu tư tương tự cao hơn, trách nhiệm với xã hội cao hơn, trách nhiệm với môi trường cao hơn. Thành ra, đôi khi không cần giám sát thì họ vẫn tự nguyện thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường rất đầy đủ.
PV: Nếu chấm điểm Chính phủ và Bộ TN&MT trong trường hợp này, ông chấm điểm mấy?
Ông Đặng Hùng Võ: Chắc chắn là 10. Bởi vì tôi nhiều khi còn không nghĩ rằng chúng ta tìm ra được thủ phạm và nguyên nhân của sự cố.
Chúng ta đã tìm ra được nguyên nhân của sự cố chứng tỏ chúng ta đã tiếp cận vấn đề một cách rất hợp lý, sử dụng cơ sở khoa học là một, cơ sở pháp lý là một. Đó là hai "chân" để chúng ta có thể xử lý tốt sự cố môi trường này.
Xin cám ơn ông.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Bộ đã nhiều lần cùng với các cơ quan chức năng làm việc với Formosa. Đến ngày 28/6, công ty Formosa đã nhận trách nhiệm về việc gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết.
Đồng thời, Formosa cam kết 5 điểm:
1 Công khai xin lỗi Chính phủ, người dân Việt Nam vì đã để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng.
2. Cam kết bồi thường với số tiền 500 triệu USD.
3. Khắc phục triệt để tồn tại, hạn chế của xử lý nước thải, chất thải, cam kết xử lý triệt để các chất thải độc trước khi đưa ra môi trường theo quy định, không để tái diễn sự cố như đã xảy ra.
4. Phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh miền Trung xây dựng, bảo đảm không để xảy ra ô nhiễm, nhằm tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế.
5. Thực hiện nghiêm túc các cam kết, nếu vi phạm sẽ chịu xử lý của pháp luật Việt Nam.
Theo Soha News
Quảng Trị: Sự cố Formosa gây thiệt hại hơn siêu bão tràn vào Quảng Trị cần 2.100 tỷ đồng để khôi phục sự cố môi trường biển, tái tạo nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi sinh kế cho ngư dân, xây dựng cơ sở hạ tầng... Ngư dân Quảng Trị ra bãi biển trồng khoai làm thức ăn cho heo sau sự cố môi trường biển. Ảnh: Hoàng Táo Ngày 29/7, Văn phòng UBND tỉnh Quảng...