Cạn tình thông gia “hẹn” nhau tại tòa
Có mối quan hệ gia đình và thông gia, nhưng khi tình cảm không còn, họ đã không ngần ngại đưa nhau ra tòa.
Mẹ con bị cáo Hàn Thị Phước (bên trái) cùng đồng phạm tại tòa
Trước tòa, Hàn Thị Phước (SN 1959, trú ở phường Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội) bị VKSND TP Hà Nội cáo buộc về tội “ Vu khống”, quy định tại khoản 1, Điều 122-BLHS. Đồng phạm với bị cáo này còn có Đào Anh Tuấn (SN 1986, con trai Phước), trú cùng địa chỉ; Bùi Quốc Phòng (SN 1977), ở xã Xuân Phương, Từ Liêm và Nguyễn Quốc Bình (SN 1976), trú tại phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Bị hại là bà Nguyễn Thị H (SN 1966), hiện mang hàm vụ trưởng, thuộc Bộ Công Thương.
Cáo trạng truy tố Hàn Thị Phước cùng đồng phạm thể hiện, Đào Anh Tuấn từng kết hôn với chị Hoàng Minh P, gọi bà H bằng dì ruột. Trong quá trình làm rể, Tuấn đã vay của bà H nhiều tỷ đồng, nhưng không hoàn trả. Từ việc vay mượn tiền bạc này khiến vợ chồng đối tượng lục đục, rồi ly hôn nhau và sau đó là kéo theo cả mối bất hòa giữa Phước với bà H. Bực tức, Phước đã có đơn tố cáo bà H cho vay nặng lãi gửi tới các cấp cơ quan có thẩm quyền. Thấy đơn từ lâu không được giải quyết, đầu tháng 6-2013, tại nhà hàng Trang Lùn (ở Từ Liêm), Phước bàn bạc với Bùi Quốc Phòng (chủ nhà hàng này) và Nguyễn Quốc Bình cùng tung tin bịa đặt nói xấu bà H. Sau khi thống nhất phương thức bôi nhọ cá nhân, Phước soạn thảo đơn thư với nội dung bà H đã đặt đồ ăn của nhà hàng Trang Lùn, nhưng sau đó quỵt nợ với số tiền hơn 11 triệu đồng, rồi đưa cho Phòng ký. Cùng thời điểm, Phước tiếp tục viết đơn tố cáo bà H “chạy làng” hơn 30 triệu đồng tiền làm chuồng gà, chuồng chim của Nguyễn Quốc Bình, rồi đưa cho đối tượng này ký xác nhận.
Tiếp tục kế hoạch “hạ bệ” bà H, sáng 9-7-2013, Phòng cùng 2 đối tượng (chưa xác định được lai lịch) đi ô tô đến cổng cơ quan bà H phát tán những tài liệu chứa nội dung nói trên. 2 ngày sau, Đào Anh Tuấn mạo nhận là nhân viên nhà hàng Trang Lùn gửi đơn kêu cứu khẩn cấp tới cơ quan công an và Bộ Công Thương cũng với nội dung tố cáo bà H ăn thịt nhím không chịu trả tiền. Chưa dừng lại ở đây, ngày 12-7-2013, Hàn Thị Phước cùng con trai và Nguyễn Quốc Bình đến một văn phòng luật sư nhờ đăng tải nhiều nội dung tố cáo sai sự thật về bà H lên mạng Internet… Không thể im lặng trước những lời vu khống, bà H buộc phải tố cáo vụ việc tới cơ quan công an. Quá trình điều tra, các đối tượng liên quan đã thừa nhận nội dung tố cáo bà H như nêu trên là không có căn cứ.
Với nội dung vụ án như trên, sáng 31-3, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo. Mặc dù đây là vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, song tại phần thủ tục phiên tòa cho thấy bà Nguyễn Thị H có đơn xin được vắng mặt vì bận đi công tác. Mặt khác, cũng tại phần mở đầu phiên tòa, một trong 4 luật sư bào chữa cho các bị cáo bất ngờ trình lên HĐXX một số tài liệu liên quan đến vụ án. Sau khi hội ý và nhận thấy cần thiết phải xem xét lại những tài liệu này nên TAND TP Hà Nội đã quyết định chuyển phiên xét xử sang một ngày khác.
Theo ANTD
Video đang HOT
Bài 8: "Công ty CP 118 phải trả ngay 78 tỷ để TP Hà Nội bồi thường lại cho dân"
"Vụ đền bù 78 tỷ đồng "nhầm" đối tượng phải được giải quyết dứt khoát. Công ty CP 118 (nay là Công ty CP đầu tư và xây dựng hạ tầng Alphanam) phải trả ngay số tiền này cho TP Hà Nội để bồi thường lại cho dân", luật sư Vi Văn Diện phân tích.
Vụ đền bù 78 tỷ đồng "nhầm" đối tượng đẩy 37 hộ dân vào cảnh đường cùng tuyệt vọng, tan cửa nát nhà khiến dư luận đang hết sức bức xúc. Vụ việc tưởng đã rõ như ban ngày khi khi Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng đã có công văn số 169/VPBCĐ-VIV ngày 22/4/2011 gửi trực tiếp Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Trưởng ban chỉ đạo TP Hà Nội về Phòng chống tham nhũng khẳng định: "Việc chỉ đạo giải quyết theo đề xuất của Sở TN&MT không bồi thường, hỗ trợ tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình mà bồi thường cho Công ty 118 là không phù hợp vì nguồn gốc số tiền bồi thường hỗ trợ tiền sử dụng đất là tiền của các hộ gia đình đóng. Công ty CP 118 là một pháp nhân mới, hoàn toàn không phải là đối tượng thụ hưởng, không có trách nhiệm đại diện cho các hộ gia đình.
37 hộ dân "chết mòn" vì một công văn kỳ lạ của UBND TP Hà Nội.
Thế nhưng, sau nhiều năm, việc giải quyết hậu quả của những công văn kỳ lạ được ban hành từ Sở TN&MT TP Hà Nội và UBND TP Hà Nội đang hết sức...bùng nhùng. Các đơn vị hữu quan dường như đang cố tình "đá bóng" trách nhiệm. Để xác định lại quy trình giải quyết sự việc và trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan trên tinh thần thượng tôn pháp luật, PV Dân trí đã có trao đổi với luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật Thiên Minh.
Luật sư Diện phân tích: "Việc bồi thường sai đối tượng của UBND thành phố Hà Nội là vì cơ bản chỉ căn cứ vào các văn bản "công văn" tham mưu và "công văn" chỉ đạo chứ không quan tâm, đi sát vào nội dung quyết định đã được ban hành và có giá trị pháp lý cao nhất. Dấu hiệu sai phạm ở đây đã rõ ràng theo nội dung văn bản xử lý đơn kiến nghị, tố cáo của ông Trần Thuân và 37 hộ gia đình ở Hà Nội của Văn phòng ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng khẳng định Công ty cổ phần 118 và 37 hộ dân là hai chủ thể độc lập và việc bồi thường "lô đất" của người dân cho Công ty cổ phần 118 là không đúng đối tượng.
Đây là một vụ việc rõ ràng những vẫn kéo dài bất thường. Theo tôi, quy trình giải quyết sự việc để khắc phục hậu quả, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của 37 hộ gia đình này, trước hết UBND TP Hà Nội cần có trách nhiệm bồi thường lại ngay cho 37 hộ gia đình này, sau đó tiến hành lập tức thu hồi khoản tiền 78 tỷ đồng đã chuyển "nhầm" cho Công ty 118 trả về Ngân sách Nhà Nước".
Luật sư Vi Văn Diện: "Công ty CP 118 phải trả ngay 78 tỷ để TP Hà Nội bồi thường lại cho dân".
Theo luật sư Diện, để đòi số tiền 78 tỷ đồng đã được phê duyệt đền bù, 37 hộ dân không có trách nhiệm phải kiện Công ty Công ty CP đầu tư và xây dựng hạ tầng Alphanam ra tòa vì 37 hộ dân và công ty này vốn là 2 chủ thể độc lập, không hề liên quan đến quyền sử hữu khu đất bị thu hồi.
"Khu đất 37 hộ dân bị UBND TP Hà Nội thu hồi được chính Công ty CP 118 xác nhận là thuộc quyền sở hữu của các hộ dân. Vì vậy, trách nhiệm giải quyết sự việc phải thuộc về UBND TP Hà Nội. Việc UBND thành phố Hà Nội đã bồi thường nhầm đối tượng phải tự chịu trách nhiệm thu hồi khoản tiền hơn 78 tỷ đồng về ngân sách mà người dân không có trách nhiệm cũng như không có quyền yêu cầu Công ty 118 phải hoàn trả khoản tiền bồi thường đó về cho mình. Trong trường hợp các hộ dân nếu có khởi kiện ra tòa là phải khởi kiện những quyết định bất thường của UBND TP Hà Nội", luật sư Diện nói.
Cùng với việc chỉ rõ trách nhiệm bồi thường số tiền 78 tỷ cho 37 hộ dân thuộc về UBND TP Hà Nội, luật sư Diện cũng cho rằng các cơ quan chức năng cần đồng thời tiến hành xác minh, điều tra làm rõ động cơ, mục đích đối với hành vi cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật hình sự, nếu có dấu hiệu tội phạm Cơ quan cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội phải Quyết định khởi tố vụ án qua đó có hình thức kiểm điểm, kỷ luật, buộc tội đối với các cá nhân, tổ chức đã gây ra hậu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 37 hộ gia đình đã bị hành vi phạm tội đó gây ra trong suốt những năm qua.
Như Dân trí đã đăng tải loạt bài điều tra về việc gần 40 hộ dân "chết mòn" vì một công văn kỳ lạ của UBND TP Hà Nội khi số tiền 78 tỷ đồng bồi thường diện tích đất bị thu hồi của các hộ dân này "bỗng dưng" được chi trả "nhầm" vào tài khoản một công ty khác, sau nhiều năm, số tiền này đã "bốc hơi" mặc cho cuộc sống của cả trăm con người bị đẩy xuống bờ tuyệt vọng.
Văn bản bất thường của Sở TN&MT TP Hà Nội do ông Nguyễn Trọng Đông - Phó giám đốc Sở ký đề xuất: "Không bồi thường, hỗ trợ tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình mà bồi thường cho Công ty CP 118".
Sau khi bàn giao nhà đất cho UBND TP Hà Nội làm dự án, suốt nhiều năm trời, 37 hộ dân trước đây là cán bộ, nhân viên Công ty Công trình giao thông 118 tại xã Cổ Nhuế - Từ Liêm (Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng bởi số tiền đền bù 78 tỷ đồng để họ ổn định cuộc sống bỗng dưng bị chiếm đoạt trắng trợn. Sau nhiều năm "đội đơn" đi tìm chưa thấy công lý thì nhiều người trong số những hộ dân khốn khổ ấy đã qua đời vì tuổi già, bạo bệnh. Những người ở lại cũng đang "chết mòn" vì cuộc sống quá khốn đốn, cơ cực.
Tấn bi kịch "rơi" xuống đầu 37 hộ dân bắt đầu từ ngày 22/3/2010 khi ông Nguyễn Trọng Đông - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội bất ngờ ký văn bản số 787/TN&MT-KHTH đưa ra đề xuất với UBND TP Hà Nội: "Không bồi thường, hỗ trợ tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình mà bồi thường cho Công ty CP 118 một khu đất nằm ở vị trí khác có diện tích khoảng 4000m2 trên địa bàn huyện Từ Liêm để công ty tiếp tục thực hiện dự án đầu tư...".
Từ đề xuất bất thường của Sở TN&MT TP Hà Nội, ngày 7/4/2010, UBND TP Hà Nội đã ban hành Văn bản số 2333/UBND-XD do ông Phí Thái Bình - Phó Chủ tịch UBND thành phố ký ban hành chấp nhận với đề nghị của liên ngành, yêu cầu: "Không bồi thường, hỗ trợ tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình mà bồi thường cho Công ty CP 118".
Và hội đồng Giải phóng mặt bằng huyện Từ Liêm đã kiên quyết không lập riêng phương án đền bù đối với 37 hộ là CBCNV Công ty Công trình giao thông 118; mà chuyển toàn bộ số tiền hơn 78 tỷ đồng được phê duyệt đáng lẽ 37 hộ dân được hưởng vào tài khoản của Công ty Cổ phần 118.
Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng đã có công văn số 169/VPBCĐ-VIV ngày 22/4/2011 gửi trực tiếp Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Trưởng ban chỉ đạo TP Hà Nội về Phòng chống tham nhũng nêu rõ: "Việc chỉ đạo giải quyết theo đề xuất của Sở TN&MT không bồi thường, hỗ trợ tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình mà bồi thường cho Công ty 118 là không phù hợp vì nguồn gốc số tiền bồi thường hỗ trợ tiền sử dụng đất là tiền của các hộ gia đình đóng. Công ty CP 118 là một pháp nhân mới, hoàn toàn không phải là đối tượng thụ hưởng, không có trách nhiệm đại diện cho các hộ gia đình. Thêm nữa, sau khi chuyển số tiền bồi thường hỗ trợ hơn 78 tỷ đồng vào tài khoản, Công ty CP 118 có văn bản số 352/VP xác định rõ: Số tiềnbồi thường, hỗ trợ trên có nguồn gốc từ tiền nộp thuế sử dụng đất của cán bộ, công nhân viên đóng góp, không phải tiền của doanh nghiệp, khi cổ phần hóa không đưa giá trị lô đất vào doanh nghiệp".
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế
Theo Dantri
Hà Nội: Phát hiện thi thể người đàn ông trong phòng trọ Nơi phát hiện xác người đàn ông là một căn nhà tạm được cho cánh thợ xây thuê ở. Trưa ngày 23/3, một số người dân khu vực phố Đỗ Đức Dục (huyện Từ Liêm, Hà Nội) tá hóa khi phát hiện xác một người đàn ông trong căn nhà bạt được cánh thợ xây thuê để ở. Người dân hiếu kỳ tập...