Cần tiền “chơi” ma túy, người mẫu… bán mình
Họ bán mình vì lười lao động mà thích trưng diện đồ sang hàng hiệu. Và cũng rất có thể, họ bán mình để có thể xài đá, cắn thuốc vô tư…
Người mẫu, người đẹp coi tiệc tùng là nơi kiếm ăn. Ảnh minh họa
Những phiên bản Kate Moss tại Việt Nam
Tính đến thời điểm này, trong lịch sử thời trang của nhân loại, có lẽ Kate Moss là người mẫu từng nghiện ma túy, heroin nổi tiếng và thành đạt nhất thế giới. Scandal của cô bùng nổ từ khi tờ Daily Mirror của Anh (tháng 10/2005) công bố bức hình Kate Moss đang hà hít một chất bột màu trắng được khẳng định là heroin. Theo tiết lộ để có được bức ảnh này, Daily Mirror đã phải chi trả đến 300 ngàn USD.
Bức ảnh đã cắt của Kate Moss hàng loạt hợp đồng quảng cáo béo bở. Một thời gian dài, siêu mẫu cò hương bị trầm cảm và stress nặng do công việc ngừng trệ. Cô bị mất niềm tin với rất nhiều thương hiệu thời trang cũng như các nhiếp ảnh, tạp chí lớn. Sau một thời gian đấu tranh cai nghiện, người đẹp đã trở lại đầy sống động và quyến rũ hơn. Kate Moss là một diễn viên cừ khôi với vai trò là một người mẫu. Trên sân khấu cô ấy có sức hút và tỏa sáng rất diệu kỳ. Hiện nay, dù không còn ở đỉnh cao sự nghiệp những Kate Moss vẫn kiếm hàng triệu đô la cho mỗi hợp đồng đại diện.
Một “bản sao” cũng nổi đình nổi đám không kém Kate Moss là thiên thần nội y Rosie Huntington Whiteley. “Nụ hồng anh” cũng từng bị phanh phui việc nghiện ngập trên khắp các mặt báo. Cô cũng bị hàng loạt các thương hiệu thời trang lớn “cắt cơm”. Tuy nhiên sau khi cai nghiện thành công, Rosie Huntington Whiteley càng thêm xinh đẹp, nổi tiếng và đắt giá hơn. Giờ đây, Rosie không chỉ là siêu mẫu mà còn thu về rất nhiều tiền từ việc làm diễn viên.
Ở làng mẫu Việt, những “phiên bản” của Kate Moss chắc chắn không hề hiếm. Bên cạnh những người mẫu có định hướng nghề nghiệp và môi trường đào tạo bài bản, lành mạnh còn không ít các chân dài với tư tưởng ăn xổi ở thì. Áo quần đẹp đẽ, son phấn hàng hiệu và hơn thế nữa là quá nhiều cám dỗ từ những quán bar, tiệc tùng đã khiến không ít người mẫu trẻ lạc lối.
Quan sát tìm hiểu, tôi nhận ra một quy luật của giới người đẹp đó là “bay đêm”. Sau mỗi show thời trang hoặc các event, các người đẹp bao gồm đa phần người mẫu sẽ tham dự các bữa tiệc hậu sự kiện. Bữa tiệc này thường diễn ra rất muộn vào khoảng nửa đêm về sáng và kéo dài cho đến khi nào các nhân vật mệt rã rời.
Ban đầu là tiệc rượu, tiếp đến là tiệc khỏa thân và tiệc “trắng”. Một cô bạn chuyên viết về showbiz cho biết, trước tiên là rượu mạnh, khi đã có chất cồn hỗ trợ, các người đẹp và các công tử, thiếu gia đại gia sẽ chơi trò uống rượu thoát y. Từng cặp người đẹp đấu đá, sát phạt nhau bằng những ly rượu đầy ắp. Ai thua một ly phải cởi một món đồ trên người cho đến khi thoát y hoàn toàn mới thôi.
Video đang HOT
Thường thì chỉ còn lại đôi ba nhân vật trụ lại với cái quần xà lỏn. Nhưng sau đó, hòa vào “tiếng gọi của đồng loại”, họ lõa thể hoàn toàn và cùng nhảy nhót, cười đùa bên nhau. Ma túy được chen ngang cuộc vui ở nhiều thời điểm. Có thể dùng đồng loạt hoặc dùng theo nhu cầu từng thành viên. Nhưng theo cô bạn, “Đã một người chơi thì máu trong người đứa khác cũng sôi lên ầm ầm”.
Và khi đã mê man trong khói thuốc, những cô gái chàng trai vốn thường rất xinh đẹp, lộng lẫy trên báo, trên sàn catwalk sẽ sống chỉ với bản năng. Họ có thể giải quyết mọi nhu cầu cá nhân riêng tư mà không hề quan tâm và đúng hơn là không hề biết có ai bên cạnh. Ăn uống, nói cười, khóc lóc, thậm chí là đi vệ sinh luôn tại chỗ mà không hề biết.
Những ngày cuối đời của HH biển Lâm Uyển Nhi tại trại cải tạo
Người đẹp bán mình để chơi thuốc
Như đã nói ở trên, người đẹp nào đã “cắn thuốc, đập đá” đều phải luẩn quẩn, loanh quanh với ma túy như cái vòng kim cô đội trên đầu. Có tiền, có niềm vui, họ tụ tập để hưởng thụ, chia lộc, phát hỉ với nhau. Hết tiền, mất của, bị hốt mất show họ cũng lại tụ tập để giải sầu, đuổi đen.
Ban đầu chỉ là thử đế biết, hoặc kém may mắn hơn là ma túy tổng hợp đã nằm trong những ly rượu được các dân chơi mang tới cho người đẹp tự bao giờ không hay. Hoặc thậm chí ở những ngành công nghiệp thời trang phát triển trên thế giới, ông bầu cũng ngấm ngầm “xích” chân dài bằng ma túy và đôi khi là cả thuốc kích dục.
Sau đó, với những người mẫu, người đẹp thích tiệc tùng, thích hưởng thụ cuộc sống phù hoa sẽ mau chóng thân quen với thuốc lắc, ma túy đá, heroin như một quy luật khó tránh khỏi. Và khi đã khụy lệ vào ma túy, các người đẹp sẽ cần tiền, rất nhiều tiền để thỏa mãn nhu cầu ngày một tăng.
Còn nhớ, vụ bắt đường dây gái bán dâm do hoa hậu Mê Kông Mỹ Xuân cầm đầu đã gây chấn động dư luận vì số tiền thù lao kếch sù của các chân dài, người mẫu. Theo giới thạo tin, đa phần các người đẹp trong số đó đều kết thân với chất gây nghiện. Cô thích bay lắc, cô nghiện ma túy đá. Họ bán dâm không phải chỉ để lấy tiền trang trải chi tiêu, lo lắng cho gia đình như lời tâm sự đầy nước mắt sau khi bị bắt. Họ bán mình chủ yếu vì lười lao động mà thích trưng diện đồ sang hàng hiệu. Và cũng rất có thể, họ bán mình để có thể xài đá cắn thuốc vô tư.
Trong giới nghệ sỹ, hoa hậu biển Lâm Uyển Nhi luôn là “tấm gương tày liếp” cho các người đẹp. Lâm Uyển Nhi đã bị đẩy xuống tận cùng xã hội cũng bởi ma túy. Lâm Uyển Nhi là Hoa hậu trong cuộc thi sắc đẹp thành phố biển Khánh Hoà, nhưng cũng là người có quan hệ với trùm xã hội đen Phạm Chí Tin, tức Tin Palet. Cuộc đời xô đẩy, có những lúc Lâm Uyển Nhi sống trong xa hoa, những cũng có những ngày phải ra đứng đường bên hồ Thiền Quang. Rồi Lâm Uyển Nhi nhiễm HIV, phải lên Trung tâm bảo trợ xã hội.
Lâm Uyển Nhi nghiện thuốc phiện do bị rơi vào bẫy của một ông trùm vũ trường tại Singapore. Khi về nước, với sự giúp đỡ của người chồng ngoại quốc, cô đã cai được tại gia. Nhưng sau đó ít lâu, chồng cô bị bắt vì kinh doanh đồ cổ trái phép. Lâm Uyển Nhi bị hất ra đường do hết tiền, mất tấm bình phong che chở. Người đẹp lê la đến các vũ Queen Bee, New, Appolonic… làm nơi “khởi nghiệp”. Tại đây người đẹp đi khách với giá hàng trăm USD một lần.
Càng bán dâm, Lâm Uyển Nhi càng chơi thuốc nhiều. Càng chơi thuốc nhiều nhan sắc của cô càng sa sút và tàn tã. Một thời gian sau, hoa hậu biển bị dân chơi vũ trường sa thải vì quá gầy gò, xanh xao. Người đẹp đành lấy vườn hoa, vỉa hè, nhà ga làm nơi kiếm cơm. Những người quen trà đá tại vườn hoa Bác Cổ cuối năm 2006, đầu 2007 chắc vẫn còn nhớ như in vóc dáng cao gầy và gương mặt xanh xao, hố mắt quầng thâm được bôi trát lớp phấn son rẻ tiền dầy cộp của Uyển Nhi…
Theo vietbao
Mỹ bất ngờ để lộ kế hoạch gây chiến với Trung Quốc
Sau nhiều thập kỷ âm thầm phát triển kinh tế và quân sự, Bắc Kinh đã khá ngạo mạn. Nếu đợi đến khi kinh tế hồi phục, rất có thể Mỹ sẽ chẳng còn lại gì và đành ngậm ngùi nhìn Trung Quốc "điều khiển" mình.
Kế hoạch của Mỹ là phát động một cuộc chiến tranh trên không và trên biển ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Tờ Báo cáo tình báo hàng ngày (Mỹ) số ra ngày 16/4 vừa qua trích một phần trong tài liệu của Viện chính sách chiến lược Australia (ASPI) cho biết, Mỹ và các nước đồng minh châu Á, đặc biệt là Australia và Nhật Bản đang gấp rút hoàn thiện một bản kế hoạch chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chống Trung Quốc.
Tài liệu của ASPI mang tên Kế hoạch chiến tranh không thể tưởng tượng: Trận chiến Không - Hải và tác động đối với Australia đã được Lầu Năm Góc phát triển từ 3 năm qua và là một thành phần không thể thiếu cho chiến lược "Trở lại châu Á - Thái Bình Dương" của chính quyền Obama nhằm ngăn chặn Trung Quốc trên tất cả các mặt trận ngoại giao, kinh tế, thương mại và quân sự.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Mỹ phải tính đến giải pháp sử dụng biện pháp quân sự với Trung Quốc là do nền kinh tế của nước này cùng như kinh tế thế giới ngày càng xấu đi. Việc sử dụng sức mạnh quân sự sẽ thay thế vai trò của kinh tế và ngăn chặn việc Trung Quốc trở thành kẻ chiếm đoạt sức mạnh của Mỹ ở châu Á và trên toàn thế giới. Nhà phân tích Ben Schreer của ASPI cho biết, Lầu Năm Góc đang toan tính một chiến lược quân sự nhằm phát động và đánh thắng trong cuộc chiến tranh lớn chống Trung Quốc.
Theo Lầu Năm Góc, trận chiến Không - Hải là chiến lược phát động một cuộc chiến tranh chủ yếu sử dụng các loại tàu chiến, máy bay chiến đấu và tên lửa nhằm phá hủy toàn bộ hạ tầng quân sự và bao vây phong tỏa làm tê liệt kinh tế Trung Quốc mà không cần xâm lược.
Tài liệu của ASPI mô tả, trận chiến Không - Hải sẽ được bắt đầu bằng việc Mỹ sẽ tìm cách buộc Trung Quốc phải nổ súng tấn công trước và sau đó Mỹ sẽ tiến hành một chiến dịch đáp trả và thực hiện một chiến dịch kế tiếp đó nhằm làm tê liệt các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của quân đội Trung Quốc (PLA), sử dụng các loại tên lửa phá hủy các hệ thống vũ khí trên bộ và phong tỏa từ xa các tàu thuyền thương mại của Trung Quốc ở eo biển Malacca cũng như các nơi khác.
Tuy nhiên, nhà phân tích Schreer của ASPI cho rằng chiến dịch làm tê liệt các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của PLA có thể dẫn đến nguy cơ Trung Quốc phản ứng quyết liệt, kể cả khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Nói cách khác, nếu Mỹ phá hủy khả năng theo dõi các tên lửa đang trên đường bay tới mục tiêu, Trung Quốc sẽ cho rằng đây là một cuộc tấn công hạt nhân và có thể trả đũa bằng biện pháp tương tự.
Đến nay, các kế hoạch chuẩn bị cho Trận chiến Không - Hải của Lầu Năm Góc không chỉ dừng lại ở trên giấy tờ. Trên khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã âm thầm tổ chức hàng loạt căn cứ quân sự tiền phương để đối phó với các cuộc tấn công tên lửa, bố trí lực lượng dày đặc, di chuyển tới 60% lực lượng Hải quân Mỹ về châu Á và phát triển một thế hệ vũ khí mới nhằm phát động một cuộc chiến tranh trên biển và trên không ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Mỹ đã di chuyển hơn 60% lực lượng hải quân của mình về châu Á nhằm chuẩn bị cho Trận chiến Không - Hải. (Ảnh minh họa)
Trong kế hoạch này, Triều Tiên đang là cái cớ rất hữu ích để Mỹ triển khai thêm lực lượng quân sự. Mỹ cùng với Nhật đang ráo riết xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo để sẵn sàng vô hiệu hóa những đòn đánh trả của Trung Quốc trong trường hợp chiến tranh nổ ra. Lầu Năm Góc xác định Nhật Bản và Australia sẽ là trung tâm trong các kế hoạch chiến tranh. Nhật Bản và các căn cứ Mỹ đặt tại Nhật sẽ là "tiền đồn" để bao vây phong tỏa các tàu chiến, tàu ngầm Trung Quốc, đồng thời quân đội Nhật sẽ là lực lượng bổ sung cho quân đội Mỹ.
Trong trận chiến Không - Hải, Australia sẽ là một "chốt chặn" vô cùng quan trọng giúp Mỹ bao vây phong tỏa kinh tế Trung Quốc bằng cách cắt đứt sự lưu thông của tàu thuyền Trung Quốc đi qua khu vực Đông Nam Á. Để chuẩn bị cho nhiệm vụ này, hồi cuối năm 2011, Mỹ đã được Australia cho phép triển khai Lực lượng Đặc nhiệm Lính thủy đánh bộ ở căn cứ Darwin và mở cửa các căn cứ khác cho tàu chiến và máy bay Mỹ đồn trú. Mỹ cũng hối thúc Australia phải phát triển các loại tàu ngầm có khả năng hoạt động tầm xa để chống lại Hải quân Trung Quốc.
Mặc dù tài liệu của ASPI cũng như Lầu Năm Góc cho rằng chiến lược Không - Hải chỉ nhằm mục đích phòng thủ, nhưng rõ ràng để làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương, chính quyền Obama đang tìm cách thổi bùng những điểm nóng nguy hiểm trong khu vực, kể cả bán đảo Triều Tiên và các điểm nóng khác. Sách Trắng Quốc phòng năm 2009 của Australia đã xác định "có khả năng sẽ cùng Mỹ phát động một cuộc chiến Không - Hải chống Trung Quốc".
Theo vietbao
Đạo diễn Lưu Huỳnh suýt 'bán mình' để kiếm số tiền lớn Quyết liệt trên trường quay và làm đến tận cùng những giấc mơ từ nhỏ, nhưng đạo diễn "Lấy chồng người ta" có lúc cũng không tránh khỏi bị lung lay vì cuộc mưu sinh. Tôi đến gặp đạo diễn Lưu Huỳnh trước rất nhiều lời "cảnh giới" về sự khó tính lẫn khó chịu của anh. Diễn viên Kathy Uyên vừa khen,...