Cần Thơ xử lý 3.000 tấn rác để phát điện
Ngày 7/8, Văn phòng UBND thành phố Cần Thơ vừa có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đào Anh Dũng về việc xử lý rác tại bãi rác thuộc khu xử lý chất thải rắn huyện Cờ Đỏ.
Rác thải sinh hoạt. Ảnh: Danh Lam – TTXVN
Trước đó, Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB Cần Thơ, chủ đầu tư Nhà máy đốt rác sinh hoạt phát điện Cần Thơ, có đề nghị đốt thử nghiệm miễn phí khoảng 3.000 tấn rác thải đang được chôn lấp ở các bãi rác do thành phố quản lý.
Qua làm việc với Công ty EB và các sở, ngành, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ Đào Anh Dũng thống nhất triển khai thực hiện thí điểm việc xử lý rác cũ chôn lấp tại bãi rác Cờ Đỏ theo phương án đề xuất của Công ty EB. Chi phí bốc dỡ, xử lý đốt rác cũ do Công ty EB phụ trách. Chi phí vận chuyển rác cũ do thành phố chi trả.
UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương lập dự toán kinh phí vận chuyển rác từ bãi rác Cờ Đỏ về Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ, gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND thành phố thực hiện theo đúng quy định; tổ chức khảo sát thực trạng rác cũ chôn lấp tại bãi rác Cờ Đỏ, trên cơ sở đó xác định mức độ bốc dỡ rác cũ vận chuyển về nhà máy xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.
Video đang HOT
Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, giám sát chặt chẽ khối lượng tro bay phát sinh khi Công ty EB xử lý đốt rác cũ, đảm bảo trong giới hạn cam kết của công ty với thành phố; tham mưu cho thành phố soạn văn bản xin ý kiến Tổng cục Môi trường điều chỉnh vị trí chôn lấp tro bay của Nhà máy xử lý chất thải rắn từ khu xử lý chất thải rắn huyện Thới Lai sang khu xử lý chất thải rắn huyện Cờ Đỏ.
Cùng với đó, UBND thành phố yêu cầu UBND các quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy và huyện Cờ Đỏ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn; kiểm tra, giám sát chặt chẽ, vận động người dân, các đơn vị thu gom, vận chuyển hạn chế lượng nước trong rác thải cung cấp về Nhà máy xử lý chất thải rắn. Các UBND quận, huyện triển khai thực hiện việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Chí Kiên, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ, cho biết, khi Nhà máy đốt rác sinh hoạt phát điện Cần Thơ đi vào hoạt động (tháng 12/2018), Sở đã tiến hành lấy mẫu phân tích xem nhà máy có thực hiện theo đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt hay không. Kết quả phân tích cho thấy, các chỉ tiêu đều đạt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam; không phát hiện chất thải nguy hại, cụ thể là dioxin.
Từ khi nhà máy hoạt động, các bãi rác lộ thiên của thành phố Cần Thơ như bãi rác Ô Môn, bãi rác Đông Thắng (huyện Cờ Đỏ) không còn tiếp nhận rác mới để chôn lấp. Hiện tại các bãi rác chỉ còn nhận rác từ các huyện vùng ven để đốt tại chỗ với số lượng vài chục tấn mỗi ngày./.
Theo Thanh Liêm/TTXVN
Cần Thơ: Lần đầu cán bộ mất việc, luân chuyển vì khu dân cư tự phát
Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cho biết có nhiều cán bộ bị kỷ luật, cho thôi việc hoặc luân chuyển vì để xuất hiện nhiều khu dân cư tự phát.
Chiều nay (28.3), tại cuộc họp giao ban báo chí quý I năm 2019, ông Võ Thành Thống - Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ đã nói về vấn đề "nóng" đang xảy ra trên địa bàn thành phố, đó là để xảy ra 113 khu dân cư tự phát ở 3 quận Bình Thủy, Cái Răng và Ninh Kiều.
Một khu dân cư tự phát thuộc quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. (Ảnh: internet)
Theo đó, ở quận Bình Thuỷ đã có nhiều cán bộ từ cấp quận, phòng và phường bị kỷ luật bằng các hình thức như hạ ngạch, bậc, cảnh cáo, khiển trách, kiểm điểm... Khác với Ninh Kiều và Cái Răng, quận Bình Thủy có những khu dân cư tự phát do quản lý không tốt, cho chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy định, cấp phép xây dựng một số trường hợp không đúng, nên có tình tiết tăng nặng.
Đối với quận Ninh Kiều, ông Thống cho biết, quận đã xử lý trách nhiệm cán bộ ở 2 phường An Bình và An Khánh. Theo đó, phường An Bình xử lý kỷ luật 3 cán bộ (1 cảnh cáo, 2 khiển trách). Trong đó, cán bộ bị cảnh cáo buộc cho thôi việc, còn 1 trong 2 cán bộ bị khiển trách buộc chuyển công tác.
Đối với phường An Khánh, 3 cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ phát biểu tại buổi họp báo.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ còn cho biết: "Có nhiều cán bộ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) bị xử lý kỷ luật liên quan đến tình trạng khu dân cư tự phát".
"Trong quá trình xử lý, chúng tôi đã đối chiếu, áp sát những quy định đối với những trường hợp vi phạm cụ thể để nhằm mục đích răn đe, giáo dục cán bộ", ông Thống giải thích.
Ông Thống nói: "Việc xử lý các khu dân cư tự phát, thành phố mới xử lý một phần đó là trách nhiệm quản lý của cán bộ cơ quan nhà nước. Việc này phải tiến tới xem xét cụ thể từng khu dân cư để có hướng giải quyết hợp lý. Việc này, UBND TP.Cần Thơ đã giao cho Sở TN&MT có trách nhiệm cùng với UBND các quận có liên quan rà soát từng dự án một, sau đó có báo cáo, đề xuất cho UBND thành phố".
"Tôi xin khẳng định, dù nhu cầu nhà ở có tăng thế nào, biện pháp xử lý, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân không phải bằng con đường khu dân cư tự phát. Điều đó sẽ phá quy hoạch của thành phố, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và nhiều vấn đề khác", ông Thống khẳng định.
Theo Danviet
Môi trường và an toàn thực phẩm - tiêu chí "khó nhằn" nhất Theo đại diện nhiều địa phương, đến nay, tiêu chí số 17 (về môi trường và an toàn thực phẩm) vẫn là tiêu chí khó thực hiện nhất, còn nhiều tồn tại, hạn chế và đang đối mặt với những thách thức lớn. Đó là nhận định của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo "Lý luận và thực tiễn trong xây dựng...