Cần Thơ: Xây dựng đội ngũ người làm báo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới
Đại hội bầu Ban Chấp hành Hội Nhà báo thành phố Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 15 thành viên; nhà báo Trương Văn Chuyển, Tổng Biên tập Báo Cần Thơ được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội.
Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. (Ảnh: Ngọc Thiện/TTXVN)
Trong 2 ngày 11 và 12/9, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra Đại hội Hội Nhà báo thành phố Cần Thơ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025, với sự tham gia của trên 330 đại biểu chính thức đến từ 5 Chi hội Hội Nhà báo trên địa bàn.
Phát biểu tại Đại hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đánh giá cao kết quả hoạt động của Hội Nhà báo thành phố nhiệm kỳ qua; đồng thời lưu ý: Người làm báo phải vì lợi ích của đất nước, của nhân dân; làm nghề theo phương châm khách quan, công tâm, tôn trọng sự thật, bảo vệ công lý và lẽ phải.
Báo chí không thể thắng mạng xã hội về tốc độ đưa tin nhưng sẽ vượt trội mạng xã hội về sự chuẩn mực, tinh thần trách nhiệm, đạo đức làm nghề của người làm báo cách mạng Việt Nam.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam yêu cầu các cấp Hội Nhà báo thành phố Cần Thơ quán triệt, thực hiện tốt Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới; tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với việc thực hiện tốt Luật Báo chí và 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.
Việc xây dựng tòa soạn hội tụ, cơ quan báo chí đa phương tiện với đội ngũ phóng viên đa năng, có trình độ chuyên môn cao, có tính chuyên nghiệp là xu thế tất yếu. Vì vậy, vai trò của tổ chức Hội trong bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người làm báo là hết sức cần thiết và quan trọng.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh đến việc nêu cao đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo.
Hội Nhà báo thành phố cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò của Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp; tăng cường cơ chế phối hợp giữa Hội Nhà báo với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông để chỉ đạo, quản lý báo chí, quản lý đội ngũ người làm báo, thực hiện tốt hướng dẫn việc sinh hoạt của hội viên là phóng viên thường trú tại các địa phương.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển, Hội Nhà báo thành phố cần tiếp tục làm tốt nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết chăm lo cho hội viên, nhà báo; tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn cho hội viên, góp phần xây dựng đội ngũ người làm báo thành phố có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao.
Nhiệm kỳ 2020-2025, Hội Nhà báo thành phố Cần Thơ đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm: tiếp tục củng cố, nêu cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội, cán bộ lãnh đạo Hội, hội viên, đặc biệt là cán bộ chuyên trách tại Văn phòng Hội; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí; duy trì và nâng tầm ảnh hưởng Giải báo chí Phan Ngọc Hiển thành phố Cần Thơ; tăng cường công tác kiểm tra; xuất bản Tạp chí “Người làm báo Cần Thơ;” xây dựng Trang thông tin điện tử của Hội Nhà báo thành phố; duy trì và phát triển câu lạc bộ Nhà báo nữ; tổ chức lại Giải thể thao báo chí thành phố…
Nhiệm kỳ qua, Hội Nhà báo thành phố Cần Thơ đã làm tốt công tác đoàn kết, tập hợp hội viên, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao.
Video đang HOT
Hàng năm, Hội tổ chức 3-4 lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí, đáp ứng sát với nhu cầu hội viên; tổ chức từ 1-2 chuyến đi thực tế ngoài thành phố.
Giải báo chí Phan Ngọc Hiển thành phố Cần Thơ với uy tín, chất lượng từng bước được nâng cao, có ảnh hưởng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy hoạt động trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm lãnh đạo của lãnh đạo thành phố, cùng với sự năng động, sáng tạo và quyết tâm vượt khó của các cơ quan báo chí, báo chí Cần Thơ đã có bước phát triển vững chắc, đúng định hướng.
Báo Cần Thơ cùng Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố phát triển phù hợp với môi trường truyền thông số, từng bước xây dựng cơ quan báo chí theo hướng đa phương tiện.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Nhà báo thành phố Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 15 thành viên. Nhà báo Trương Văn Chuyển, Tổng Biên tập Báo Cần Thơ, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội./.
Quy hoạch nhằm phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ, có đức, có tài, có triển vọng
Ngày 21/8, Ban cán sự đảng VKSND tối cao ban hành Kế hoạch số 48-KH/BCSĐ thực hiện quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch chức danh Phó Viện trưởng VKSND tối cao giai đoạn 2021-2026.
Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 42-KH/BCSĐ, ngày 6/8/2020 của Ban cán sự đảng VKSND tối cao.
Quy hoạch cán bộ lên chức vụ cao hơn, không quy hoạch tái bổ nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm
Theo Ban cán sự đảng VKSND tối cao, việc thực hiện quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch nhằm phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ, có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào bổ sung quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực quản lý, điều hành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của ngành Kiểm sát.
Quy hoạch là tạo nguồn để chủ động việc điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bố trí cán bộ.
Yêu cầu của việc rà soát, bổ sung quy hoạch phải căn cứ vào các quy định, hướng dẫn của Trung ương; căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, tổ chức, bộ máy, tiêu chuẩn cán bộ và thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có của Ngành.
Đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan; bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ. Thống nhất quy hoạch cán bộ lên chức vụ cao hơn, không quy hoạch tái bổ nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm.
Quy hoạch cán bộ phải đảm bảo phương châm "mở" và "động".
Công tác quy hoạch cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của tập thể Ban cán sự đảng VKSND tối cao; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu đơn vị trong công tác quy hoạch; gắn kết giữa quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý với quy hoạch cấp uỷ.
Cụ thể các tiêu chuẩn cán bộ đưa vào bổ sung quy hoạch
Về tiêu chuẩn chung, việc lựa chọn cán bộ đưa vào bổ sung quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và tiêu chuẩn cụ thể chức danh cán bộ, theo các nội dung cơ bản.
Cụ thể, về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Có bản lĩnh chính trị vững vàng; tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; có đạo đức, lối sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; có tinh thần tự học tập nâng cao trình độ.
Có ý thức tổ chức kỷ luật; bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng.
Năng lực thực tiễn: Có năng lực cụ thể hóa và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, phương pháp làm việc khoa học, chủ động, sáng tạo, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm và khả năng dự báo, tham mưu hoạch định chính sách về lĩnh vực thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; có khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ và năng lực tổ chức, điều hành; khả năng dự báo tình hình, xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong Ngành.
Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao trao quyết định và tặng hoa chúc mừng các cá nhân được bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng.
Uy tín: Thể hiện thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm và kết quả đánh giá cán bộ, đảng viên.
Sức khỏe: Bảo đảm sức khỏe để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh quy hoạch.
Chiều hướng, triển vọng phát triển: Khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi được bố trí vào chức vụ cao hơn.
Về bằng cấp, độ tuổi: Có trình độ từ đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.
Cán bộ đưa vào quy hoạch phải còn đủ tuổi bổ nhiệm từ hai nhiệm kỳ trở lên, hoặc ít nhất cũng trọn 1 nhiệm kỳ (ít nhất nam sinh từ tháng 1/1966, nữ sinh từ tháng 1/1971 trở lại đây). Cán bộ quy hoạch phải bảo đảm cơ cấu 3 độ tuổi trong từng cấp lãnh đạo (dãn cách giữa các độ tuổi là 5 năm), tăng tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ.
Thẩm quyền và các bước tiến hành
Về thẩm quyền bổ sung quy hoạch, Ban cán sự đảng, lãnh đạo VKSND tối cao và Bí thư Đảng uỷ VKSND tối cao xây dựng đề xuất, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương) phê duyệt bổ sung quy hoạch các chức danh cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý tại VKSND tối cao.
Chức danh bổ sung quy hoạch: Đối với cấp trưởng: sẽ được thực hiện vào thời điểm thích hợp.
Đối với Phó Viện trưởng VKSND tối cao, đưa vào bổ sung quy hoạch phải đảm bảo số lượng được quy hoạch không quá 16 người, bổ sung 3 người. Nguồn là các đồng chí lãnh đạo cấp vụ, cấp cao, cấp tỉnh trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Quy trình đề nghị bổ sung quy hoạch chức danh Phó Viện trưởng VKSND tối cao, gồm: Bước chuẩn bị: Trước khi thực hiện quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch, Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao có trách nhiệm tham mưu tập thể Ban cán sự đảng, lãnh đạo VKSND tối cao.
Rà soát danh sách cán bộ quy hoạch giai đoạn 2021 - 2026 đã được phê duyệt còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện; đề xuất danh sách nhân sự có triển vọng dự kiến bổ sung quy hoạch chức danh Phó Viện trưởng VKSND tối cao, báo cáo tập thể Ban cán sự đảng, lãnh đạo VKSND tối cao cho ý kiến thống nhất trước khi đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị cán bộ giới thiệu nguồn.
Chuẩn bị thông tin cơ bản về nhân sự đề xuất bổ sung quy hoạch gồm: Họ tên, năm sinh, năm vào Đảng, chức vụ, ngạch công chức, đơn vị công tác, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận, ngoại ngữ, tin học.
Các bước tiến hành. Bước 1: Ban cán sự đảng, lãnh đạo VKSND tối cao xem xét, cho ý kiến vào phương án bổ sung quy hoạch và đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch.
Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến tại hội nghị cán bộ chủ chốt về danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch. Trên cơ sở kết quả lấy ý kiến của Hội nghị cán bộ chủ chốt, tập thể Ban cán sự đảng, lãnh đạo VKSND tối cao xem xét, thống nhất danh sách nhân sự trước khi đưa ra lấy ý kiến tại hội nghị tiếp theo.
Bước 3: Hội nghị lãnh đạo mở rộng. Thành phần: Tập thể Ban cán sự Đảng, lãnh đạo VKSND tối cao; Đảng ủy, Vụ trưởng và tương đương.
Bước 4: Tập thể Ban cán sự đảng, lãnh đạo VKSND tối cao xem xét, quyết định đề xuất bổ sung quy hoạch cán bộ.
Thành phần: Tập thể cán bộ đưa vào bổ sung quy hoạch. Mời đại diện Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Trung ương dự Hội nghị.
Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025 Hội Nhà báo tỉnh Bình Định vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ VII nhiệm kỳ 2020-2025. Ông Đỗ Nguyên Hùng tái đắc cử Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh nhiệm kỳ mới. Ông Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định phát biểu tại đại hội. Ảnh: Đình Thung Nhiệm kỳ 2015-2020, hoạt động của Hội...