Cần Thơ xác minh thông tin công khai rao bán thuốc kháng virus
Thanh tra Sở Y tế TP Cần Thơ ngày 23-12 cho biết đang nhờ cơ quan chức năng làm rõ việc đăng tải rao bán thuốc kháng virus Molnupiravir trên trang Facebook cá nhân của một người sống tại TP Cần Thơ.
Trang cá nhân của một người tại Cần Thơ rao bán thuốc Molnupiravir – Ảnh chụp màn hình
Theo đó, một tài khoản cá nhân tại Cần Thơ đã đăng công khai thông tin rao bán thuốc Molnupiravir. Thông tin viết: “Chắc ai đó sẽ cần, 9.xxx (giá thị trường 10-15tr) Mua từ 2 hộp fix giá yêu thương. Ib zalo số điện thoại…” kèm hình ảnh chai và hộp thuốc. Bài đăng ngày 4-12 và khi có người liên hệ thì người này cho rằng mình đăng ký mua sử dụng ở TP.HCM, chia sẻ lại địa chỉ mua cho người có nhu cầu, chứ không bán.
Điều đáng nói, dư luận tại TP Cần Thơ xôn xao khi cho rằng người rao bán này là con dâu của một cán bộ y tế đang công tác tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ.
Nhiều người đặt câu hỏi, liệu có tình trạng “không trong sáng”, hoặc “chân trong chân ngoài” hay không? Vì thuốc Molnupiravir đang thiếu hụt trong hệ thống y tế công để điều trị bệnh nhân COVID-19 trong chương trình điều trị có kiểm soát; trong khi bên ngoài rao bán tràn lan với giá “cắt cổ”.
Trả lời câu hỏi có hay không việc cán bộ “chân trong chân ngoài”, ông Huỳnh Minh Trúc – giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ – cho biết chuyện rao bán thuốc điều trị COVID-19 trên mạng không liên quan đến cán bộ của CDC Cần Thơ.
Theo ông Trúc, CDC Cần Thơ không hề được cấp thuốc Molnupiravir, thuốc này nằm trong chương trình thử nghiệm điều trị COVID-19 và do Sở Y tế TP Cần Thơ trực tiếp quản lý, sở phân phối thuốc trực tiếp cho các trung tâm y tế quận, huyện để cấp phát cho người bệnh. Còn việc quan hệ cá nhân giữa người đăng bài rao bán và cán bộ trung tâm ông không nắm.
Video đang HOT
Theo ông Phan Khắc Hoàng – chánh thanh tra Sở Y tế TP Cần Thơ, thuốc này nằm trong chương trình thử nghiệm có kiểm soát, chưa được cấp phép sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Việc rao bán thuốc công khai trên mạng như vậy là vi phạm, thuốc này là từ nguồn trôi nổi hay từ đâu tuồn ra là vấn đề cần làm rõ. Thanh tra cũng đã xác minh bước đầu và đang nhờ cơ quan chức năng điều tra thêm.
Tại sao phải 'đổi màu' cấp độ vùng dịch?
Các chuyên gia cho rằng thay đổi cấp độ dịch là địa phương đánh giá được mức độ nguy cơ ở mỗi thời điểm, từ đó đưa ra biện pháp chống dịch phù hợp, không thái quá nhưng cũng không buông lỏng.
Những ngày qua, nhiều tỉnh thành ghi nhận số mắc Covid-19 tăng đột biến kèm theo tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt phải nâng cấp độ dịch, từ vùng xanh tăng lên vùng vàng, vàng lên đỏ. Như Cần Thơ từ cấp độ 1 lên cấp độ 2, Bạc Liêu từ cấp độ 2 lên cấp độ 4, Sóc Trăng từ cấp độ 1 lên cấp độ 2... Ngày 1/1, Hà Nội cập nhật cấp độ dịch mới ở quy mô toàn thành phố, chuyển từ vùng xanh thành vùng vàng, nhiều hoạt động phải dừng hoặc hạn chế như sự kiện trong nhà, ngoài trời; vận tải hành khách công cộng; bán hàng rong, vé số dạo...
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ngày 13/10 có ba tiêu chí để đánh giá cấp độ nguy cơ dịch bệnh là tỷ lệ ca nhiễm mới tại cộng đống/số dân/thời gian; độ bao phủ vaccine (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao, tỷ lệ tiêm mũi một, tiêm đủ liều); khả năng thu dung, điều trị của các tuyến. Từ đó, các địa phương phân thành bốn cấp độ nguy cơ gồm: Cấp 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới), màu xanh; cấp 2 (nguy cơ trung bình), màu vàng; cấp 3 (nguy cơ cao), màu cam; cấp 4 (nguy cơ rất cao), màu đỏ.
Trả lời VnExpress ngày 4/11, Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, (nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam), cho rằng nhiều tỉnh thành "đổi màu" thật sự đáng lo ngại, nếu các tỉnh buông lỏng thời điểm này thì nguy cơ bùng dịch rất cao. Tuy nhiên, việc thay đổi cấp độ dịch là để các tỉnh, thành phố đánh giá được mức độ nguy cơ ở mỗi thời điểm, từ đó đưa ra biện pháp đáp ứng phù hợp, chống dịch đúng hướng, không thái quá nhưng cũng không buông lỏng. Việc làm này cũng giúp các địa phương phát triển được kinh tế song song với công tác phòng, chống dịch.
Ông lấy ví dụ Hà Nội gần đây đã ghi nhận nhiều ổ dịch trong cộng đồng, song điều đó là tất yếu bởi thủ đô là nơi có sự giao thương lớn và đông người, một khi đã nới lỏng các biện pháp giãn cách thì sẽ rất dễ lây lan mầm bệnh. "Chúng ta cần chấp nhận việc ghi nhận ca nhiễm, vấn đề là phải phát hiện sớm để truy vết các ổ dịch", ông nói.
Các ca nhiễm mới đa phần là người về từ vùng dịch từ TP HCM và các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Long An... Những người này hoàn toàn có thể đã nhiễm nCoV và lây cho gia đình, người xung quanh nếu không được quản lý tốt.
Từ ngày 11/10 đến nay, số ca nhiễm trung bình trong ngày tại Hà Nội tăng mạnh (từ ngày 11/10 đến 1/11, bình quân 21 ca/ngày so với 5,7 ca/ngày giai đoạn trước). Đặc biệt từ ngày 28/10 đến nay, số ca nhiễm bình quân 33-57 ca/ngày. Hôm 4/11, số ca nhiễm tại Hà Nội lên 104 ca, cao nhất trong 66 ngày qua. Dịch xâm nhập từ các địa phương có dịch diễn biến phức tạp và việc tập trung đông người do áp dụng nới lỏng.
"Hà Nội chuyển từ vùng xanh sang vùng vàng là bước cần thiết để thành phố nhìn nhận, đánh giá lại các tiêu chí về cấp độ dịch của Chính phủ", PGS.TS Nguyễn Việt Hùng (Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội) đánh giá.
Theo ông Hùng, thành phố cần rà soát lại việc tiêm phòng cho người trên 50 tuổi, hiện tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 là 48%, chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân do giai đoạn đầu triển khai tiêm chủng, Hà Nội hạn chế tiêm vaccine cho người trên 65 dẫn đến tỷ lệ nhóm này chưa đạt, còn tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19 là 98%.
"Còn số ca nhiễm ở Hà Nội chưa đến mức độ phải chuyển sang vùng vàng", chuyên gia nói. Tính đến ngày 1/1, thành phố ghi nhận 84 ca mắc cộng đồng trong 14 ngày, tỷ lệ 1/100.000 dân/tuần.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam hôm 2/11 cũng đánh giá Hà Nội đã chống dịch tốt, nhưng trong bối cảnh dịch còn phức tạp, cần chuẩn bị các tình huống xấu hơn để không bị động.
Xét nghiệm nhanh Covid-19 cho hành khách đi TP.HCM tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Giang Huy
Số ca nhiễm tăng chỉ là một tiêu chí
Theo phó giáo sư Hùng, khi thay đổi màu vùng dịch, các địa phương cần nắm chắc quy định bởi số ca mắc tăng chỉ là một tiêu chí, không nên quá hoang mang vì "xác định sống chung an toàn".
Vấn đề này được nhiều chuyên gia bàn luận khi số ca mắc liên tục tăng ở nơi có tỷ lệ tiêm thấp, lượng người từ vùng dịch về. Như khuyến cáo từ bác sĩ Trương Hữu Khanh (cố vấn Khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1), ngày 1/1, khi F0 là người đã tiêm vaccine Covid-19 thì không quá lo ngại. Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà (Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam) cho rằng sống chung với Covid-19 là không thể nào làm sạch Covid-19 được mà phải sống chung an toàn, giảm lây lan, không để bùng phát, tức là vẫn phải kiểm soát dịch chứ không thể "mặc kệ".
Cùng quan điểm, phó giáo sư Phu cho rằng khi quyết định mở cửa, nới lỏng chính sách để sống chung an toàn với Covid "chúng ta cũng phải chấp nhận việc các F0 sẽ xuất hiện trong cộng đồng. Chưa kể, nguồn lây từ các ca bệnh sẵn có trong cộng đồng vẫn đang âm thầm lây lan. Các ca bệnh âm thầm này chính là "tảng băng chìm", nếu không phát hiện, ngăn chặn được sớm, sẽ bùng dịch. Ví dụ như nguồn lây từ khu công nghiệp, từ vùng dân cư đông người,...
Bên cạnh đó, miền Bắc cũng đang dần bước vào mùa đông. "Nhiệt độ thấp luôn được đánh giá là một trong những điều kiện thuận lợi để các loại virus phát triển, từ đó tăng nguy cơ lây nhiễm", ông Phu nói.
Do đó, "việc chuyển cấp độ dịch này nên giải quyết sớm, làm quyết liệt chứ không nên kéo dài cấp độ dịch", bác sĩ Hùng nói. Các cơ sở thu dung điều trị, bệnh nhân nặng hồi sức tích cực ở các cơ sở khám bệnh chữa bệnh cũng cần rà soát lại một cách chi tiết về nhân lực, phương án tổ chức, trang thiết bị, phương tiện phòng hộ... tất cả phải sẵn sàng để đối phó trong tình huống dịch bùng phát.
Trong bối cảnh hiện nay, các địa phương cần có những giải pháp, quản lý chặn chẽ người từ vùng dịch về, cách ly phù hợp. Tổ chức xét nghiệm tất cả các trường hợp ho sốt để đánh giá nguy cơ, từ đó truy vết và phong toả hẹp nhất có thể theo phương châm "nguy cơ đến đâu phong toả đến đó".
Giải pháp quan trọng là cần đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine. Đặc biệt phủ mạnh vaccine cho người già và người có bệnh nền. Khi người dân quay trở lại các thành phố lớn làm việc, cũng cần phải rà soát và tiêm vaccine cho họ. Nghiêm túc thực hiện quy tắc 5K, nhất ở nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Địa phương phải nắm được người dân ở đâu, đi đâu và yêu cầu xét nghiệm khi trở về từ vùng dịch. Có thể không cách ly tập trung mà cách ly tại nhà, song phải tuân thủ quy định, không thả lỏng mà phải quản lý để họ không đi lung tung, dẫn đến phát tán nguồn lây. Tuyệt đối không thiếu cảnh giác trước nguy cơ bùng phát dịch.
Tình hình dịch bệnh trong nước vẫn diễn biến khó lường, các chuyên gia đề nghị các tỉnh/thành phố căn cứ vào cấp độ dịch được công bố và áp dụng ngay các biện pháp tương ứng để kiểm soát dịch trên địa bàn.
"Mỗi người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ mình, người thân và cộng đồng để thực sự thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19", ông Hùng nói.
Sáng 5/11, miền Tây báo cáo ghi nhận gần 1.000 F0 cộng đồng Cần Thơ ghi nhận 314 F0 trong đó có 144 ca cộng đồng, Bạc Liêu 250 ca nhưng có đến 153 ca cộng đồng, Kiên Giang 477 F0 trong đó 94 ca cộng đồng, Sóc Trăng 238 F0, trong đó 121 ca cộng đồng. Hà Nội: Sự cố y khoa tiêm nhầm vaccine Covid-19 cho trẻ 1-6 tháng tuổi Các ca mắc Covid-19...