Cần Thơ truy vết 141 F1 của 5 ca nghi nhiễm nCoV
Trong 5 ca nghi nhiễm nCoV mới ở Cần Thơ, 3 trường hợp được ghi nhận trong ngày 12/7 là các F1 của ca bệnh đã công bố.
Tối 12/7, Sở Y tế TP Cần Thơ cho biết thành phố có 5 ca nghi nhiễm nCoV mới đang chờ Bộ Y tế cấp mã số bệnh nhân. Trong đó, 3 ca là F1 của các ca bệnh đã được công bố.
Đến tối cùng ngày, TP Cần Thơ đã truy vết được 141 F1 và 269 F2 liên quan đến các ca nghi nhiễm mới.
Lối vào khách sạn khách sạn Ninh Kiều Riverside được phong tỏa từ trưa 12/7. Ảnh: Minh Trung.
Cùng ngày, ông Huỳnh Trung Trứ, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, đã ký quyết định phong tỏa khách sạn Ninh Kiều Riverside Cần Thơ cùng một phần khu vực 1 đường Hai Bà Trưng, phường Tân An và khu vực 5, phường An Hòa.
Tại phường An Hòa, khu vực phong tỏa có diện tích khoảng 4.000 m2 bắt đầu từ số nhà 1/13A đường Mậu Thân đến số 1/31A, bờ kè Rạch Ngỗng, với tổng số 26 hộ dân, 108 nhân khẩu. Thời gian phong tỏa bắt đầu từ 13h ngày 12/7 cho đến khi có thông báo mới.
26 hộ dân ở phường An Hòa bị phong tỏa. Ảnh: Minh Trung.
Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều yêu cầu người dân không được ra khỏi khu phong tỏa, trừ trường hợp đi khám bệnh và các trường hợp khác được sự đồng ý của chính quyền địa phương.
Trước đó vào chiều 10/7, UBND quận Ninh Kiều cũng áp dụng biện pháp phong toả một phần phường Tân An với tổng số 266 hộ dân (1.900 nhân khẩu) sau khi phát hiện ca nhiễm nCoV là nữ tiểu tương bán bún ở chợ đầu mối Tân An.
Sau khi xét nghiệm SARS-CoV-2 tầm soát 749 người ở chợ Tân An, cơ quan chức năng phát hiện có 7 mẫu gộp dương tính và 3 ca F1 là người thân của nữ tiểu thương.
Video đang HOT
Từ từ 0h ngày 12/7, hai quận Ninh Kiều và Cái Răng đã giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16. Các quận, huyện còn lại sẽ thực hiện giãn cách theo tinh thần Chỉ thị 15.
Phó thủ tướng: 'Chuẩn bị cho tình huống dịch bùng phát mạnh'
Quán triệt 12 tỉnh, thành ở miền Tây trong công tác chống dịch, Phó thủ tướng yêu cầu tất cả người về từ vùng dịch phải khai báo y tế, điều tra dịch tễ, xét nghiệm, cách ly.
Chiều 12/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, họp trực tuyến với 12 tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm: Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Lãnh đạo 12 tỉnh, thành cho biết các ca mắc trong khu vực ĐBSCL tăng nhanh, tất cả địa phương trong khu vực đã có bệnh nhân Covid-19. Trong đó, một số địa phương có diễn biến dịch phức tạp, đang là "điểm nóng" với hàng trăm ca mắc đã được ghi nhận, buộc phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 với nhiều huyện, thị, thành phố.
Tất cả người về từ vùng dịch phải được xét nghiệm, cách ly
Phát biểu chỉ đạo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận thời gian qua, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã quản lý tốt đường biên giới, ngăn chăn dịch bệnh xâm nhập. Tuy nhiên, với việc xuất hiện nhiều ca nhiễm, chuỗi lây nhiễm phức tạp trong cộng đồng do người đi về từ vùng dịch, các tỉnh cần phải nâng cao cảnh giác, không được chủ quan, lơ là.
"Tất cả người về từ vùng dịch phải khai báo y tế, điều tra dịch tễ, xét nghiệm, cách ly phù hợp", Phó thủ tướng quán triệt.
Những khu vực còn an toàn phải giữ cho bằng được. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
Nhấn mạnh diễn biến dịch bệnh còn rất phức tạp, Phó thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tập trung cao độ trong điều hành trực chiến. Từng địa phương phải rà soát, nắm lại tình hình, số lượng máy móc, sinh phẩm, vật tư y tế, cơ sở cách ly tập trung, cơ sở điều trị, đội ngũ lấy mẫu, xét nghiệm.
Trong thực hiện khoanh vùng, phong tỏa để dập dịch, Phó thủ tướng lưu ý dù khoanh rộng hay khoanh hẹp cũng phải bảo đảm làm thật nghiêm, thật chặt, không được để "ngoài chặt trong lỏng", dẫn đến lây nhiễm chéo, mất kiểm soát.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tất cả người về từ vùng dịch phải xét nghiệm, cách ly. Ảnh: VGP.
"Những khu vực còn an toàn phải giữ cho bằng được. Nếu có ca nhiễm phải khoanh vùng ngay lập tức, gọn nhất có thể, trong trường hợp chưa đủ thông tin thì khoanh rộng, khẩn trương truy vết, điều tra dịch tễ để thu gọn lại nhưng đã khoanh là phải rất chặt, rất nghiêm, tuyệt đối không được lơi lỏng", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Từ kinh nghiệm chống dịch của các địa phương, Phó thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành ở ĐBSCL thiết lập ngay hệ thống thông tin, dữ liệu cập nhật liên tục tình hình dịch bệnh, để phân tích, điều tra dịch tễ, chỉ điểm truy vết, xét nghiệm cũng như phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành chống dịch thống nhất.
Hiện mới có 2 tỉnh ở ĐBSCL thiết lập hệ thống thông tin, Phó thủ tướng yêu cầu các địa phương còn lại phải làm ngay, chuẩn bị cho tình huống dịch bùng phát mạnh.
Nếu có ca nhiễm phải khoanh vùng ngay lập tức, gọn nhất có thể. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
Về cách ly F1 tại nhà, Phó thủ tướng nhấn mạnh "đã làm phải an toàn", Chính phủ đã giao cho Bộ TT&TT làm các sản phẩm giám sát mang tính công nghệ nhưng công nghệ chỉ là công cụ hỗ trợ, căn bản vẫn là phát huy vai trò giám sát của các tổ Covid-19 cộng đồng, lực lượng y tế, công an địa phương.
Phó thủ tướng giao Bộ Y tế tổng hợp nhu cầu của các địa phương vùng ĐBSCL về sinh phẩm, máy móc, thiết bị, vật tư y tế, trang thiết bị bảo hộ... để có phương án hỗ trợ tối đa.
Với thành phố Cần Thơ, Phó thủ tướng nêu rõ "ngoài lo cho mình, thành phố phải chuẩn bị tinh thần để triển khai hỗ trợ các tỉnh trong khu vực chống dịch". Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện tuyến Trung ương phối hợp với Cần Thơ thành lập trung tâm hỗ trợ cho các tỉnh khi cần thiết.
Bên cạnh đó, các tỉnh, thành ở ĐBSCL phải có phương án tổ chức lại hệ thống điều trị bệnh nhân Covid-19 theo 3 cấp (không có triệu chứng hoặc nhẹ, có triệu chứng và bệnh lý nặng) nhằm hạn chế ca bệnh chuyển biến nặng và số trường hợp tử vong.
Xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm
Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cho biết đang gặp khó khăn trong quản lý người về từ các địa phương có dịch (TP.HCM, Bình Dương). Trong khi đó, năng lực truy vết, xét nghiệm của nhiều địa phương còn hạn chế; máy xét nghiệm, sinh phẩm, trang thiết bị y tế còn thiếu, cơ bản mới ở mức tối thiểu nhưng khó khăn trong việc mua sắm.
Các cơ sở phục vụ cách ly tập trung F1, điều trị F0, nhất là các bệnh nhân nặng tại một số địa phương dự báo sẽ gặp khó khăn nếu các ca mắc tăng nhanh trong thời gian tới.
Tuyệt đối tránh tình trạng lấy mẫu về mà không xét nghiệm hết để trả kết quả trong vòng 24 giờ. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên
Các địa phương đề xuất Trung ương hỗ trợ nhân lực điều trị bệnh nhân nặng; nâng cao khả năng truy vết; tăng cường phân bổ vaccine, máy xét nghiệm, sinh phẩm và gỡ vướng thủ tục mua sắm trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch.
Về công tác phòng, chống dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết đến nay, đã có 58/63 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh. Thời gian tới, các tỉnh trong khu vực tiếp tục ghi nhận thêm các ca bệnh mới, nhưng cơ bản tình hình vẫn trong tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá công tác chuẩn bị các điều kiện chống dịch theo tinh thần "4 tại chỗ" của các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL chưa triệt để, "đang chạy theo dịch", tức là dịch bệnh xuất hiện mới bắt đầu quan tâm đến giải pháp về trang thiết bị y tế, nhân lực.
Lãnh đạo 12 tỉnh cho biết các ca mắc trong khu vực ĐBSCL tăng nhanh, tất cả tỉnh trong khu vực đã có bệnh nhân Covid-19. Ảnh: VGP.
Về nâng cao năng lực xét nghiệm, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các tỉnh kết hợp hài hòa xét nghiệm nhanh và xét nghiệm rRT-PCR theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Cụ thể, xét nghiệm nhanh vốn chỉ dùng để điều tra dịch tễ, đánh giá tình hình dịch bệnh ngoài cộng đồng hoặc trong tình huống xuất hiện quá nhiều ca nhiễm cần bóc nhanh các F0 ra khỏi cộng đồng.
Còn đối với các tỉnh, thành phố ĐBSCL, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, cần căn cứ vào kết quả điều tra dịch tễ để triển khai lấy mẫu xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, ưu tiên sử dụng xét nghiệm rRT-PCR kết hợp với xét nghiệm nhanh theo mức độ nguy cơ dịch bệnh ở từng khu vực, bảo đảm chính xác, hiệu quả cũng như nâng cao trình độ của đội ngũ làm xét nghiệm rRT-PCR mẫu đơn, mẫu gộp.
"Tuyệt đối tránh tình trạng lấy mẫu về mà không xét nghiệm hết để trả kết quả trong vòng 24 giờ. Các kết quả xét nghiệm phải có đầy đủ thông tin, kể cả nồng độ virus để phục vụ công tác truy vết, điều tra dịch tễ", ông Tuyên nhấn mạnh.
Trong bản tin tối 12/7, Bộ Y tế công bố thêm 603 ca mắc Covid-19 ghi nhận tại TP.HCM (341), Bình Dương (128), Khánh Hòa (31), Tiền Giang (26), Phú Yên (17), Đà Nẵng (14), Trà Vinh (8), Hậu Giang (8), Quảng Ngãi (7), Sóc Trăng (4), Bắc Ninh (4), An Giang (3), Hà Nội (3), Thanh Hóa (2), Đồng Tháp (2), Nam Định (2), Bình Phước (2), Đắk Nông (1). Trong đó, 520 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc phong tỏa.
Như vậy, với 3 bản tin, ngày 12/7, Bộ Y tế công bố tổng cộng 2.367 bệnh nhân Covid-19 ghi nhận trong nước tại TP.HCM (1.764), Bình Dương (128), Tiền Giang (118), Đồng Nai (82), Khánh Hoà (58), Đồng Tháp (40), Phú Yên (30), Hà Nội (29), Vĩnh Long (26), Đà Nẵng (14), An Giang (11), Bình Phước (8 ), Trà Vinh (8 ), Hậu Giang (8 ), Bắc Giang (7), Hưng Yên (7), Quảng Ngãi (7), Sóc Trăng (5), Bắc Ninh (4), Tây Ninh (3), Bạc Liêu (2), Thanh Hóa (2), Nam Định (2), Huế (1), Nghệ An (1), Vĩnh Phúc (1), Đắk Nông (1). Trong đó 2.096 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc địa điểm đã được phong tỏa.
Đây là số ca mắc trong ngày cao nhất kể từ khi dịch xâm nhập Việt Nam. Tại TP.HCM, con số này cũng cao kỷ lục.
Đến nay, Việt Nam có tổng cộng 30.259 ca ghi nhận trong nước và 1.940 bệnh nhân nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ 27/4 đến nay là 28.689, trong đó có 6.557 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.
Cần Thơ có 3 ca nghi nhiễm mới, phong tỏa khách sạn ở bến Ninh Kiều Chiều 12/7, Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP Cần Thơ có thông báo khẩn về các trường hợp nghi nhiễm Covid-19 trên địa bàn TP. Theo đó, qua truy vết, xét nghiệm ngành y tế TP Cần Thơ ghi nhận thêm 3 trường hợp nghi nhiễm mới. Trường hợp thứ nhất , cô gái L.M ( 26 tuổi, ở đường Hai Bà...