Cần Thơ nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Sau ba năm thực hiện Chỉ thị số 06 của Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ về tăng cường phòng, chống tham nhũng, lãng phí, các cơ quan chức năng trên địa bàn đã thực hiện hơn 900 cuộc thanh tra, kiểm tra; qua đó phát hiện sai phạm hơn 94 tỷ đồng, kiểm điểm trách nhiệm 72 tập thể và 79 cá nhân.
Thành phố cũng kiên quyết xử lý kỷ luật 18 đảng viên vi phạm, trong đó có hai đảng viên bị cách chức và 14 đảng viên bị khai trừ.
Thời gian tới, TP Cần Thơ chủ trương tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là việc thực hiện kê khai và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; tăng cường thanh tra các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Chính quyền thành phố tích cực cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; sắp xếp, kiện toàn bộ máy hành chính từ thành phố đến cơ sở theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả… Cấp ủy, chính quyền các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật của nhân dân và phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Mô hình trồng cây ăn trái giúp người dân xã Tân Cảnh (huyện Đác Tô, tỉnh Kon Tum) có thu nhập ổn định. Ảnh: VĂN PHƯƠNG
Video đang HOT
* Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới thay đổi rõ rệt, chủ động đóng góp và tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt gần 20 triệu đồng/người/năm, tăng 1,8 lần so với năm 2010. Đến nay, toàn tỉnh có 18 trong tổng số 86 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Thời gian tới, tỉnh Kon Tum yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt phong trào xây dựng nông thôn mới, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục nhằm thúc đẩy hoạt động này đạt hiệu quả và thiết thực hơn. Các địa phương cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng từng bước hiện đại; phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, lựa chọn các sản phẩm có lợi thế để tổ chức thực hiện, đặc biệt là trồng và phát triển các loại cây dược liệu; đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ, phát triển nhanh việc ứng dụng quy trình sản xuất VietGAP, nông nghiệp hữu cơ; thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Bên cạnh đó, các xã đã đạt nông thôn mới cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu, bảo đảm các hoạt động này có chất lượng và chiều sâu, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu; quan tâm các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Theo PV VÀ TTXVN
Bộ trưởng Tô Lâm: Quản lý tốt dòng tiền 'bẩn', có tham nhũng cũng không tiêu tiền được
Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh chú trọng quản lý các dòng tiền, nhất là tiền 'bẩn' do tham nhũng mà có. Nếu quản lý tốt dòng tiền này thì các đối tượng dù có tham nhũng cũng không tiêu tiền được.
Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc . Ảnh: Ngọc Hạ
Chiều 24.9, đoàn công tác của Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng do đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã làm việc với Tỉnh ủy Đắk Lắk về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019.
"Tiền bẩn vào ngân hàng là chuyển sang đất đai, tài sản; chuyển từ cá nhân này sang cá nhân kia, doanh nghiệp này sang doanh nghiệp kia. Nếu quản lý tốt dòng tiền này thì các đối tượng dù có tham nhũng cũng không tiêu tiền được",
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Tỉnh ủy Đắk Lắk đã báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng tại địa phương từ đầu năm 2018 đến tháng 6.2019. Theo Tỉnh ủy Đắk Lắk, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng. Nguyên nhân được xác định do người đứng đầu một số đơn vị chưa thật sự quan tâm thực hiện đầy đủ các quy định về pháp luật về công khai, minh bạch, cung cấp thông tin trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Công tác phát hiện, xử lý vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp; hành vi tham nhũng vặt chưa được ngăn chặn hiệu quả; công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ còn hạn chế...
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị Tỉnh ủy Đắk Lắk chú trọng, tăng cường chỉ đạo kiểm tra, thanh tra vụ việc, khởi tố những vụ án phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý các vụ tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử những vụ án tham nhũng kinh tế nghiêm trọng...
Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng đối với địa bàn Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, việc quản lý sử dụng đất đai luôn là vấn đề quan trọng vì ẩn chứa nguy cơ tham nhũng cao. Đó cũng là vấn đề gây bức xúc, khiếu kiện, người dân chưa đồng tình nếu quản lý, giải quyết không tốt. Chính vì vậy, cần phải tập trung vào việc quản lý sử dụng đất đai hiệu quả. Bộ trưởng khẳng định việc phòng ngừa tham nhũng phải gắn liền việc tuyên truyền, nâng cao giáo dục, phản biện, giám sát của nhân dân và xử lý của cơ quan chức năng.
Bộ trưởng nhấn mạnh chú trọng quản lý tài chính của các cơ quan chức năng, đặc biệt quản lý các dòng tiền, nhất là tiền "bẩn" do tham nhũng mà có. "Tiền bẩn vào ngân hàng là chuyển sang đất đai, tài sản; chuyển từ cá nhân này sang cá nhân kia, doanh nghiệp này sang doanh nghiệp kia. Nếu quản lý tốt dòng tiền này thì các đối tượng dù có tham nhũng cũng không tiêu tiền được", Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Theo Thanhnien
Người Việt chi 500 tỷ đồng mỗi năm cho thực phẩm hữu cơ nội địa Trong đó, riêng mức tiêu thụ của Hà Nội và TP HCM là 400 triệu đồng, chiếm 80% lượng tiêu thụ của cả nước. Theo Bộ NNPTNT, tổng mức tiêu thụ sản phẩm hữu cơ hàng năm của nước ta đạt khoảng 500 tỷ đồng, trong đó TP.HCM và Hà Nội đạt khoảng 400 tỷ đồng/năm. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tiêu...