Cần Thơ: Hành trình một tháng cứu thai phụ mắc Covid-19 bằng kỹ thuật ECMO
Thông tin từ BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện này vừa điều trị thành công thai phụ mắc Covid-19 nguy kịch bằng kỹ thuật ECMO.
Bệnh nhân đã cai ECMO và ngưng thở máy thành công và đã âm tính lần 3 với SARS-CoV-2.
Trước đó sản phụ V. T. A. T (33 tuổi) quê ở Đồng Tháp được tuyến trước chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ) Cần Thơ ngày 22/7/2021 với chẩn đoán, nhiễm SARS-CoV2 mức độ nặng/sốc nhiễm khuẩn/viêm phổi nặng/thai 22 tuần. Bệnh nhân mang thai lần 3.
Sau 6 ngày điều trị tại bệnh viện tuyến trước, bệnh nhân có diễn tiến suy hô hấp ngày càng nặng, huyết áp tụt phải can thiệp đặt nội khí quản, thở máy, sử dụng vận mạch sau đó chuyển Trung tâm Hồi sức tích cực quốc gia BVĐKTƯ Cần Thơ điều trị.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, tụt huyết áp, thở máy thông số cao, sốt cao liên tục. Chẩn đoán, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan, viêm phổi nặng do SARS-CoV-2. Bệnh nhân được hồi sức tích cực, sử dụng thuốc an thần liều cao, lọc máu …tuy nhiên tình trạng suy hô hấp vẫn tiến triển rất nặng.
Ê-kíp tiến hành hội chẩn trực tuyến với chuyên gia Hồi sức tích cực Bệnh viện Chợ Rẫy và tiến hành can thiệp ECMO cho bệnh nhân. Với mong muốn có thể cứu sống 2 mẹ con sản phụ, tuy nhiên sản phụ mắc Covid-19 thể nặng ảnh hưởng nặng đến chức năng hô hấp nên sau khi hội chẩn nhiều chuyên khoa và chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy các bác sĩ quyết định chấm dứt thai kỳ với sự đồng thuận từ phía gia đình bệnh nhân.
Bác sĩ Phạm Thanh Phong- Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn BVĐKTƯ Cần Thơ cho biết, trong cả quá trình điều trị, bệnh nhân được theo dõi, đánh giá liên tục và sử dụng phối hợp các biện pháp hồi sức tích cực với kỹ thuật ECMO, thở máy bảo vệ phổi, lọc máu hấp phụ , chống đông phòng huyết khối, kháng sinh chống nhiễm khuẩn, dinh dưỡng và tập vật lý trị liệu .
Video đang HOT
Sau gần một tháng điều trị tích cực, sáng ngày 20/8 chức năng phổi và toàn trạng bệnh nhân dần hồi phục, bệnh nhân cai được ECMO và máy thở, bệnh tỉnh táo, tiếp xúc được với các bác sĩ trong trung tâm. Xét nghiệm Realtime RT-PCR khẳng định virus SARS-CoV-2 âm tính ba lần.
Trước đó vào ngày 24/7 một thai phụ 22 tuổi mang thai 34 tuần, nhiễm Covid-19, suy hô hấp nguy kịch đã được các bác sĩ Trung tâm hồi sức tích cực BVĐKTƯ Cần Thơ cứu sống kỳ diệu nhờ mổ lấy thai kịp thời và kỹ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
Ảnh: Cận cảnh Trung tâm Hồi sức điều trị COVID-19 tại Cần Thơ
Việc đưa vào hoạt Trung tâm hồi sức quốc gia điều trị COVID-19 tại Cần Thơ có ý nghĩa rất quan trọng đối với khu vực ĐBSCL.
Trung tâm Hồi sức tích cực quốc gia điều trị COVID-19 đặt tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa c đi vào hoạt động ngày 16/8.
Đây là 1 trong 12 trung tâm hồi sức tích cực quốc gia được Bộ Y tế thành lập trên cả nước.
Trung tâm có quy mô 200 giường được xây dựng khẩn cấp, nằm biệt lập với các khu vực điều trị khác của bệnh viện.
Theo phân tầng điều trị của Bộ Y tế, Trung tâm có nhiệm vụ điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng, nguy kịch tại TP Cần Thơ và các bệnh viện tuyến dưới trong khu vực ĐBSCL chuyển đến.
Để phục vụ riêng cho công tác điều trị của trung tâm, bệnh viện đã lắp đặt thêm bồn oxy 20m3, đảm bảo nguồn oxy sử dụng trong 1 tháng.
Với gói tài trợ trên 50 tỉ đồng từ ngân hàng Techcombank, trung tâm đã được trang bị đầy đủ máy móc trang thiết bị kỹ thuật chuyên sâu.
Trong đó, có 40 máy thở chức năng cao, 30 máy thở lưu lượng cao qua đường mũi, 150 máy truyền dịch, 200 giường hồi sức...
Giường bệnh với máy móc hiện đại.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã huy động 32 bác sỹ cùng 50 điều dưỡng để phục vụ cho trung tâm. Đây là lực lượng chủ chốt của Khoa Hồi sức tích cực và chống độc cùng lực lượng bổ sung từ các khoa Đột Quỵ, Bệnh Nhiệt đới, Khoa Gây Mê Hồi sức, Phẫu thuật tim, Nội Tim Mạch, Hô hấp, Tiêu hóa...
Bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện được Bộ Y tế giao nhiệm vụ triển khai khu điều trị hồi sức các trường hợp COVID-19 nặng của khu vực ĐBSCL song song với nhiệm vụ đảm bảo điều trị cấp cứu các bệnh lý khác kể cả các trường hợp cấp cứu kỹ thuật cao (mổ tim cấp cứu, can thiệp mạch vành cấp cứu, mạch não... ) từ các tuyến chuyển về.
"Bệnh viện đang điều trị cho nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng cần phải can thiệp các kỹ thuật hồi sức chuyên sâu. Đặc biệt là đã thực hiện thành công 2 trường hợp ECMO cho bệnh nhân COVID-19 nặng", bác sĩ Phạm Thanh Phong thông tin.
Biến thể Delta lây lan nhanh, chuyên gia nhấn mạnh: "Ai ở đâu ở yên đó" Tình hình dịch Covid-19 ở các tỉnh phía Nam còn phức tạp, đặc biệt biến thể mới Delta lây nhiễm rất nhanh, vòng lây nhiễm ngắn. Chuyên gia nhấn mạnh người dân cần thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16. Mới đây, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ do Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Tổ...