Cần Thơ gạo trắng nước trong
‘Cần Thơ gạo trắng nước trong/ Ai đi đến đó lòng không muốn về…’, chắc rằng ai cũng sẽ có chung một cảm xúc đầy lưu luyến.
Thương nhớ vùng miệt vườn, sông nước Cần Thơ nếu một lần dừng chân, được khám phá các nhà vườn xanh mướt, ghé thăm làng nghề truyền thống, chợ nổi tấp nập thuyền ghe khắp dọc con sông Ba Láng đỏ ngầu phù sa mùa nước nổi.
Khác với nhiều địa phương trong vùng, Cần Thơ là đô thị lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên vùng đất bằng phẳng, được khai thác lâu đời; là địa phương có nguồn tài nguyên du lịch gắn liền với tự nhiên, tài nguyên mang tính nhân văn, tài nguyên gắn liền với lịch sử, làng nghề truyền thống. Đây chính là những lợi thế, tiềm năng giúp Cần Thơ thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước, văn hóa, làng nghề truyền thống trong suốt chiều dài phát triển kinh tế, xã hội.
Tài nguyên du lịch của Cần Thơ trải rộng, vì vậy, dù có đến Cái Răng, hay về Phong Điền, đến Thốt Nốt, Bình Thủy du khách đều được thỏa thích đắm chìm vào không gian xứ miệt vườn, sông nước với nhiều ngỡ ngàng và thích thú.
Tham gia chương trình tour sinh thái với các điểm đến đặc sắc tại Phong Điền, Cái Răng dọc con sông Ba Láng mùa nước nổi chính là một hành trình đáng nhớ, được khơi dậy rất nhiều cảm xúc đặc biệt dành cho Cần Thơ bởi được ngắm nhìn, được hòa mình vào không gian bình dị mà sống động của người dân gắn với ruộng vườn trên các cù lao và vùng đất ven sông.
Chợ nổi là một nét văn hóa đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ mà bạn ít tìm thấy ở những địa phương khác. Đặc biệt chợ nổi Cái Răng là một trong những chợ nổi lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Chợ nổi chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thuở xưa, chợ nổi hình thành là vì đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, với nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe…. Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nơi nhưng chợ nổi vẫn tồn tại như một nét văn hóa truyền thống của người dân và phục vụ nhu cầu tham quan mua sắm của khách du lịch. Bạn nên đi vào lúc tờ mờ sáng bởi vì đây là thời điểm chợ hoạt động sôi nổi và đông vui nhất. Những sinh hoạt mua bán hay ăn uống đều diễn ra trên sông, bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị ở nơi đây.
Đến Cần Thơ cũng không thể không ghé qua ngôi nhà cổ Bình Thủy. Ngôi nhà được gia tộc họ Dương xây dựng vào năm 1870, ban đầu là kiến trúc gỗ, lợp ngói, sau đó được xây dựng lại với quy mô lớn hơn vào đầu thế kỷ 20. Ngôi nhà có năm gian được thiết kế theo phong cách Pháp nhìn từ bên ngoài nhưng bên trong lại được xây dựng theo kiểu truyền thống với cách bài trí mang đậm bản sắc gia đình Việt. Đặc biệt, khi xây dựng bên dưới nền nhà được trải một lớp muối khoảng 10cm để giữ cho ngôi nhà ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.
Các vật dụng trong ngôi nhà được làm từ nhiều loại gỗ quý hiếm và được chạm khắc tinh xảo, gắn liền với các sinh hoạt nơi miệt vườn sông nước Tây Nam Bộ. Đồng thời, nơi đây còn lưu giữ rất nhiều đồ cổ quý giá suốt hơn 140 năm qua.
Một điểm đến cũng rất hấp dẫn du khách là vườn trái cây Mỹ Khánh. Miệt vườn nổi tiếng ở Nam Bộ này tọa lạc ở 335 Lộ Vòng Cung, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, cách TP. Cần Thơ khoảng 10km.
Với tổng diện tích hơn 4ha, vườn trái cây Mỹ Khánh thuộc hàng những vườn trái cây lớn và nổi tiếng bậc nhất ở Cần Thơ. Điểm du lịch này là một làng quê bình yên, mộc mạc, mang đậm những nét văn hóa đặc sắc của vùng sông nước miệt vườn miền Tây.
Đến với vườn trái cây Mỹ Khánh, du khách không chỉ tham quan, ngắm nhìn những chùm trái cây trĩu quả mà còn có thể hái và thưởng thức những quả chín cây ngay tại vườn hoăc mua về làm quà biếu gia đình, người thân. Khi tự tay mình chọn lựa những quả mình thích, thưởng thức ngay tại chỗ lúc nào cũng cảm thấy ngon hơn nhiều so với những quả mua ngoài chợ.
Video đang HOT
Chợ nổi miền Tây Nam Bộ: Nét văn hóa độc đáo nhất
Không chỉ nổi tiếng trong nước, chợ nổi miền Tây Nam Bộ còn thu hút lượng lớn du khách quốc tế tìm đến để khám phá cuộc sống của những người dân miền sông nước.
Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ
Nằm trên dòng sông Cái Răng, cách thành phố Cần Thơ 6km, chợ nổi Cái Răng là một trong những chợ nổi nổi tiếp nhất trong các chợ nổi miền Tây Nam Bộ.
Là một trong ba chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ, du khách có thể đi thuyền từ bến Ninh Kiều chỉ khoảng 30 phút là đến chợ nổi Cái Răng. Được cho là một trong ba chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ, bạn có thể bắt gặp những chiếc ghe đầy ắp hoa quả từ nhiều vùng khác nhau như ........ hội tụ về đây. Chẳng những theo, xuôi theo mái chèo, du khách còn có thể vừa thưởng thức những món ăn, đồ uống đậm chất Tây Đô như: hủ tiếu, cà phê, ... vừa ngắm nhìn quang cảnh tấp nập người mua kẻ bán chòng trành trên những chiếc ghe đầy ắp đồ, thậm chí là cả những chiếc bè nhậu nổi. Đến chợ nổi Cái Răng bạn sẽ bị hút hồn bởi vẻ bình dị, nét thân thiện của người dân miền Tây, lắng nghe tiếng mời hủ tiếu trên sông của những bà, những cô đầy ngọt ngào để rồi khi rời chợ rồi, tiếng ca vẫn còn văng vẳng bên tai.
Đây là khu chợ nổi lớn nhất ở miền Tây, được họp ở trên sông Cái Răng - Cần Thơ và chỉ cách trung tâm thành phố 6km. Du khách có thể di chuyển đến bến Ninh Kiều cách chợ tầm 4km và hành trình mất khoảng 30 phút đi bằng thuyền hoặc ghe.
Ngày thường chợ họp từ 3 giờ đến 9 giờ, nhưng những ngày giáp Tết, chợ dường như họp cả ngày, luôn sôi động và sầm uất. Nét nổi bật của khu chợ này chính là buôn bán các loại nông sản nổi tiếng như bưởi năm roi Vĩnh Long , quýt hồng Lai Vung hay sầu riêng Cái Mơn hay dừa sáp Trà Vinh ...
Chợ nổi Cái Răng là một khu chợ lớn, nổi tiếng ở Cần Thơ từ xưa đến tận bây giờ. Trước kia khi giao thông đường bộ chưa được phát triển thì nơi đây được xem là nơi tập trung buôn bán, trao đổi hàng hóa chính của các thương gia.
Ngoài trao đổi, mua bán thì du khách thập phương còn có thể thưởng thức những đặc sản ngay trên các ghe thuyền bán rong. Ngồi uống café hay vào các quán nhậu trên chợ nổi cũng sẽ là những trải nghiệm thú vị.
Chợ nổi Cái Bè - Tiền Giang
Chợ được hình thành từ thế kỉ thứ 18, chợ nổi Cái Bè có lịch sử hình thành lâu đời nhất trong những chợ nổi miền Tây Nam Bộ, cho đến nay, chợ vẫn tấp nập thuyền bè đi lại như mắc cửi trên sông. Cảnh sắc của chợ nổi Cái Bè thực sự khiến người ta mê mẩn với những thuyền bè đầy ắp trái cây, cho đến gia cầm, thủy sản, thậm chí là các đồ dùng gia dụng, vải vóc cũng được buôn bán tại đây. Chợ cũng là nơi giáp ranh của 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, do vậy lượng thương lái đổ về đây rất lớn.
Khu chợ này có thể coi là chợ nổi lớn thứ 2 sau Cái Răng. Chợ nổi Cái Bè nằm trên sông Tiền thuộc huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, giáp ranh giữa 3 tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre.
Chợ này có một điểm riêng là hợp từ đêm muộn 2 giờ sáng đến tầm 8 giờ sáng là vãn chợ. Chủ yếu khu chợ này là nơi trung chuyển trái cây đi khắp mọi miền và ngoài ra còn bán các vật dụng gia đình: vải vóc, đồ gia dụng...
Chợ nổi Cái Bè nổi tiếng với nhiều đặc sản trái cây như nhãn Thạch Kiệt, quýt đường, cam sành, bưởi lông Cổ Cò, ổi xá lị....
Và bạn có thể bắt gặp những ghe hàng rong bán hủ tiếu , phở , bún... Ăn sáng trên sông và ngắm nhìn không khí nhộn nhịp của khu chợ buổi sáng cũng là một cách mới lạ.
Chợ nổi Long Xuyên - An Giang
Chỉ khi đến chợ nổi Long Xuyên, người ta mới có thấy thấy được hết cái vẻ hào sảng, hiếu khách đầy đáng yêu của người dân miệt vườn miền Tây Nam Bộ. Đa phần chợ buôn bán rau cỏ như rau, cải, bí khoai,... hay hoa quả: chuối, cam, quýt,... thơm, ngon nức tiếng. Không chỉ ngắm cảnh buôn bán nhộn nhịp của người dân hay chụp những bức ảnh siêu đẹp mà bạn còn có thể được tận mắt chứng kiến cảnh sinh hoạt của người dân nơi miền sông nước.
Khu chợ này được lập ra bởi nhu cầu của người dân vùng An Giang, chính vì vậy mà nó không sầm uất như những khu chợ nổi khác. Nơi đây cũng bán đầy đủ các mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Chợ sông nước An Giang
Nhưng không vì vậy mà chợ nổi này kém thu hút khách du lịch. Nếu bạn muốn tận hưởng một khu chợ yên bình, hoang sơ và đậm chất Tây Bộ thì đây chính là lựa chọn thích hợp. Vì khu chợ vẫn giữ được nét nguyên sơ và đậm chất người miền Tây. Ở đây người dân rất thân thiện và không phải trả giá.
Chợ nổi Trà Ôn - Vĩnh Long
Không chỉ thu hút du khách bởi sự nhộn nhịp của chợ, với vô vàn các loại hoa quả tươi ngon từ nhiều vùng nổi tiếng như cam sành Tân Thành, vú sữa Hòa Bình, sầu riêng Lục Sĩ Thành mà còn bởi những ghe bán hoa được trang trí lạ mắt, độc đáo. Đến với Trà Ôn, du khách tuyệt đối không thể bỏ qua món "Cá cháy" đặc sản nơi đây. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể mua về làm quà cho người thân, một chút đặc sản chợ nổi miền Tây thì đâu ai lỡ chối từ đâu nhỉ.
Trà Ôn là chợ nổi nằm ở hạ lưu sông Hậu có chiều dài trên 300m , chỉ cách vàm Trà Ôn 250m và là một trong những khu chợ nổi tồn tại lâu nhất ở miền Tây.
Chợ này có thể coi là chợ đầu mối, buôn bán với số lượng lớn những mặt hàng như là khoai mỡ, khoai ngọt, dưa chuột, khổ quả, cam sành Tân Thanh, sầu riêng Lục Sĩ Thành...
Đặc điểm của chợ này là nhóm họp theo con nước. Và ở đây, du khách đừng bỏ lỡ những món ăn đặc sản có thể thưởng thức ngay trên chợ : cá cháy , bún bò viên và nghe những làn điệu sâu lắng của Tình anh bán chiếu, Dạ cổ hoài lang.
Chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp) - Hậu Giang
Chợ nổi ngã bảy là một trong những địa điểm nổi tiếng mỗi khi nhắc đến chợ nổi miền Tây Nam Bộ. Sở dĩ nơi đây được gọi là chợ nổi ngã bảy bởi đây chính là nơi 7 tuyết sống gặp nhau. Cũng như nhiều những chợ nổi khác, nơi đây buôn bán vô số những mặt hàng độc đáo trên những con ghe nổi chồng chềnh trên sóng. Từ những đặc sản miền Tây, đến hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng Hậu Giang, cho đến chợ rắn, rượu rắn thu hút nhiều người đến đây vừa ngắm cảnh vừa mua rượu rắn về cho các cha các chú thưởng thức làm quà đem về. Ngoài rắn ra, còn có rùa, ba ba, tắc kè,... cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt.
Chợ nổi Ngã Năm - Sóc Trăng
Chợ hoạt động hầu như xuyên suốt cả ngày
Đây cũng là một trong những chợ nổi lâu đời nổi tiếng của miền Tây, thuộc thị trấn Ngã Năm huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng và nằm ở vị trí giao nhau của 5 con sông : Cà Mau, Vĩnh Quới, Thạnh Trị, Long Mỹ và Phụng Hiệp.
Chợ hoạt động hầu như xuyên suốt cả ngày, góp phần vào việc trao đổi và giao lưu hàng hóa cho 3 tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang và Bạc Liêu.
Vì giao thông chưa thuận tiện nên chợ vẫn còn giữ được nét nguyên bản và cái hồn của con người nơi đây. Du khách có thể thấy được nổi bật những ghe thuyền bán cháo, hủ tiếu hay phở rong. Nhận thấy nơi đây bán từ những loại gạo nổi tiếng miền Tây đến những hải sản như tôm, cua, cá.
Chợ nổi miền Tây Nam Bộ đã trở thành một trong những địa điểm nhất định phải đến mỗi khi du khách có nhu cầu du lịch các tỉnh miền Tây. Không chỉ bởi vẻ độc đáo, tấp nập, nhộn nhịp của chợ sớm, mà còn bởi cảnh sinh hoạt đầy bình dị, nét văn hóa đầy độc đáo của người dân miền sông nước.
Cần Thơ dừng tổ chức ngày hội du lịch 'Văn hóa chợ nổi Cái Răng' vì dịch COVID-19 Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, TP Cần Thơ quyết định dừng tổ chức ngày hội du lịch "Văn hóa chợ nổi Cái Răng" lần thứ V năm 2020, dự kiến diễn ra trong tháng 8. Khách tham quan, trải nghiệm tại chợ nổi Cái Răng - Ảnh: LÊ DÂN Ngày 29-7, ông Nguyễn Khánh Tùng, giám đốc Sở Văn hóa...