Cần Thơ đưa xe lưu động đến tiêm vắc xin cho người dân hẻm phong tỏa
Ngày 12-8, bác sĩ Nguyễn Minh Thắng – giám đốc Trung tâm Y tế quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) – cho biết, đã sử dụng xe tiêm vắc xin lưu động để triển khai tiêm phòng COVID-19 cho người dân các hẻm phong tỏa.
Trung tâm Y tế quận Ninh Kiều đưa xe tiêm vắc xin lưu động đến với người dân hẻm phong tỏa trên đường Lý Tự Trọng (phường An Phú) – Ảnh: T. LŨY
Điểm đầu tiên xe lưu động đến tiêm là các hẻm phong tỏa thuộc khu vực phường An Phú (quận Ninh Kiều), thời gian tiêm bắt đầu từ ngày 11-8 cho đến khi hết vắc xin đã nhận đợt này.
Trên xe có đầy đủ dụng cụ để thực hiện tiêm vắc xin và dụng cụ cấp cứu: bình oxy, hộp chống sốc, các loại thuốc cấp cứu…
Chị Thanh, một người dân ở khu vực phong tỏa thuộc phường An Phú, kể: “Hôm trước khu vực phát phiếu kêu đi test sàng lọc trước tiêm vắc xin phòng COVID-19, tôi mừng quá, nhưng cứ nghĩ còn phải chờ lâu lắm. Ai ngờ, mấy ngày sau có xe tiêm tới tận nơi tiêm vắc xin cho bà con rồi, tôi thấy vui và thuận tiện quá. Đợt này gia đình tôi có 4 người đều được tiêm hết trên xe lưu động”.
Nhân viên y tế khám sàng lọc cho người dân trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên xe tiêm lưu động – Ảnh: T. LŨY
Theo bác sĩ Thắng, trong đợt phân bổ vắc xin đợt 5 này, ngoài đã tiêm cho đối tượng ưu tiên như giáo viên, công chức các ngành nghề đặc thù, nhân viên bán hàng, giao hàng, còn vắc xin hiện đang để tiêm cho người già trên 65 tuổi, người có bệnh nền, khu vực phong tỏa…
“Để tiêm cho khu vực phong tỏa, chúng tôi đã mượn xe tiêm lưu động của CDC TP Cần Thơ (được tài trợ) để thuận tiện cho bà con ra tiêm, không phải di chuyển xa…”, ông Thắng nói.
Xóm trọ nghèo cố trụ mùa Covid-19: Nghĩa tình Tây Đô 'tiếp sức' bệnh nhân chạy thận
Hơn 40 người chạy thận quê miền Tây thuê trọ tại Q.Cái Răng, Cần Thơ để tiện việc điều trị.
Mùa dịch Covid-19 dù muôn vàn khó khăn, họ vẫn bám trụ được bởi chủ trọ giảm tiền phòng và được tiếp tế lương thực không ngừng.
Video đang HOT
Nhà trọ Thành Đạt có 40 người bệnh thận cùng thân nhân ở để điều trị trong mùa dịch Covid-19. ẢNH: DUY TÂN
Nhà trọ chạy thận
Nhiều người chạy thận tá túc trong căn nhà tình thương tại khóm 5, P.Thành Phước, TX.Bình Minh, Vĩnh Long. Đây là nơi được nhà hảo tâm xây dựng cho người bệnh và người thân ở miễn phí trong suốt quãng đời chạy thận. Tuy nhiên, khi dịch bùng phát, những bệnh nhân này gặp khó khăn đi lại giữa các tỉnh và được Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ cho lưu trú miễn phí để điều trị bệnh. Đến khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội chống dịch Covid-19, buộc phải tránh tập trung ở bệnh viện, không còn chỗ lưu trú miễn phí, họ đành phải tìm nơi ở trọ.
Họ tìm đến nhà trọ Thành Đạt tại Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ để tá túc. Hiện khu trọ này có khoảng 40 người bệnh thận và thân nhân thuê ở. Mỗi người một hoàn cảnh, một quê hương nhưng căn bệnh hiểm nghèo này đã kéo họ lại gần nhau, dìu nhau qua những ngày khó khăn vì dịch Covid-19.
Nhiều người bệnh thận ở các tỉnh miền Tây phải ở lại Cần Thơ trong đợt giãn cách xã hội chống dịch Covid-19 để duy trì sự sống. ẢNH: DUY TÂN
Mẹ con Duyên ở trong phòng trọ nhỏ để tiện cho việc chạy thận ở Cần Thơ. ẢNH: DUY TÂN
Anh Phạm Văn Hòa (30 tuổi, ngụ H.Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ), anh đã chạy thận được 5 năm. "Lúc trước còn sức khỏe, hai cha con tôi đi làm thuê kiếm sống. Đến khi phát bệnh, cuộc sống phải duy trì hoàn toàn bằng máy lọc, giống như một con robot không sạc pin thì không hoạt động được. Suốt thời gian qua, cha tôi đã luôn theo sát để cùng tôi duy trì sự sống. Tôi mắc nợ cha cả đời này rồi, chẳng còn cơ hội nào để trả hiếu cho ông được nữa, bởi tôi biết mắc căn bệnh này sự sống chỉ tính bằng ngày", anh Hòa chia sẻ.
Anh Hòa tiếp lời, suốt khoảng thời gian chạy thận, may mắn anh được nhà hảo tâm nhận vào tá túc tại căn nhà chung ở Vĩnh Long dành cho người chạy thận. Đến khi dịch Covid-19 bùng phát không về được nhà chung và thuê trọ ở Cần Thơ, bà con chung cảnh ngộ cũng sẵn lòng san sẻ thực phẩm, nhu yếu phẩm và cùng động viên nhau cố gắng vượt qua mùa dịch Covid-19 này.
Bà Lê Thị Loan (45 tuổi, mẹ Duyên) rưng rưng khóc vì thương con, vì khốn khó trăm bề trong mùa dịch. ẢNH: DUY TÂN
Cao Hữu Duyên (20 tuổi, ngụ H.Trà Ôn, Vĩnh Long) bị suy thận hơn 4 năm qua bùi ngùi cho biết: "Em phát bệnh từ năm 16 tuổi. Ba thì bị bệnh tim nên mất khả năng lao động; chỉ có mẹ và anh trai đi hái cam thuê để kiếm tiền lo cho gia đình. Khoảng 2 năm nay, mẹ đồng hành cùng em đi qua lại giữa Vĩnh Long và Cần Thơ để chạy thận", Duyên nói.
Thời gian thành phố thực hiện giãn cách xã hội chống dịch Covid-19, không thể về quê nên phải ở lại Cần Thơ. Hai mẹ con em Duyên phải thuê trọ, rồi tốn chi phí xét nghiệm Covid-19 một tuần 2 lần để vào chạy thận ở bệnh viện nên tiền dành dụm trong mùa dịch Covid-19 gần cạn sạch. Đang nói chuyện, Duyên vì quá mệt nên trở vào trong để mẹ vỗ lưng cho dễ thở.
Còn cụ Hồ Văn Sang (41 tuổi, ngụ H.Trà Ôn, Vĩnh Long) cho biết: "Tiền bạc chi tiêu đủ thứ nên cạn kiệt. Giờ ở dãy trọ này ai cũng khổ như ai, nhưng cái tình, cái nghĩa khi bà con sẵn sàng san sẻ thực phẩm để không ai phải đói khiến tôi xúc động và thấy ấm lòng lắm".
Chủ trọ giảm giá thuê, nhà hảo tâm tiếp lương thực
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga (chủ nhà trọ Thành Đạt) cho biết, hiện 2 dãy phòng trọ hàng chục phòng đều cho người bệnh suy thận thuê để tiện việc chạy thận hằng tuần. Hầu hết bà con đều phải ở lại Cần Thơ để chạy chữa nên chị tạo điều kiện cho họ ở, mặc dù đã ngưng nhận khách từ giữa tháng 7.
Bởi phòng trọ nóng ẩm, bản thân em Duyên thường mệt do bệnh suy thận nên mẹ phải luôn túc trực để xoa bóp tay chân và vỗ về lưng cho em dễ ngủ. ẢNH: DUY TÂN
Cụ ông chăm sóc vợ bị bệnh thận trong căn phòng trọ nhỏ. ẢNH: DUY TÂN
Ngoài việc nhận người bệnh thận ở trọ. Vợ chồng chị Nga còn quyết định giảm ít nhất 50% giá thuê phòng, mỗi phòng giảm còn 50.000 đồng/ngày, thay vì 100.000 - 120.000 đồng/ngày. Chủ trọ bao tiền điện nước. Mặc dù tiền thuê mặt bằng kinh doanh nhà trọ mùa Covid-19 vẫn ở mức giá như ngày thường cũng khiến chị khó khăn xoay xở, nhưng chị vẫn sẵn lòng hỗ trợ.
"Sáng hôm nay tôi được báo tin cụ bà chạy thận ở phòng trọ đi nhà tắm bị trượt té trật khớp háng. Vợ chồng tôi lập tức lấy xe chở cụ vào bệnh viện và làm giấy tờ cho cụ nhập viện. Giờ hỗ trợ bà con được khoảng nào thì tôi hỗ trợ hết mình, bởi thấy bà con đã quá khổ rồi", chị Nga nói.
Tương tự, ông Trần Văn Hiền (46 tuổi, ngụ TX.Bình Minh, Vĩnh Long) cũng ngày ngày vận chuyển nhu yếu phẩm như: bánh mì, khoai lang, cơm... từ Vĩnh Long sang Cần Thơ để giúp đỡ bà con cùng một số người chạy thận ở nhà trọ Thành Đạt.
Tay người bệnh thận chi chít nốt chai sần do nhiều năm chạy thận. ẢNH: DUY TÂN
Chị Thanh Nga không chỉ giảm tiền trọ, còn thường xuyên đến thăm hỏi từng phòng. ẢNH: DUY TÂN
"Tại nhà chung dành cho người chạy thận do tôi lập ra có hơn 20 người hiện đang ở trọ Thành Đạt. Bởi được Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ cấp giấy đi đường nên mỗi ngày hai buổi, tôi vận chuyển nhu yếu phẩm sang cho bà con từ vật dụng sinh hoạt, nấu ăn đến thực phẩm để bà con có thể duy trì cuộc sống qua mùa dịch", ông Hiền cho biết.
Ông Phạm Đỗ Minh Trung (43 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều, Cần Thơ) suốt những ngày qua đảm trách việc kết nối nhà hảo tâm và vận chuyển quà, thực phẩm, bánh... đến bà con xóm trọ nghèo chạy thận trong mùa Covid-19.
"Biết được bà con nơi đây khó khăn nên tôi cũng kết nối nhà hảo tâm, người thì cho nhu yếu phẩm, người kéo cá nhà nuôi hàng chục kg để nhờ đem cho... Bởi thế mới thấy tấm lòng hào sảng của bà con miền Tây hỗ trợ, san sẻ nhau trong mùa dịch Covid-19 khắc nghiệt này ấm áp đến nhường nào", ông Trung chia sẻ.
Nhiều nhà hảo tâm tìm đến dãy trọ trao quà cho người bệnh thận. ẢNH: DUY TÂN
Có người còn kéo hàng chục kg cá nuôi trong mương nhà để gửi tặng. ẢNH: DUY TÂN
Giảm khai thác chặng TP.HCM - Hà Nội xuống dưới 2 chuyến/ngày Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không chủ động điều phối, có thể giảm xuống dưới mức 2 chuyến/ngày đối với bay chặng TP.HCM - Hà Nội. Ngày 10/8, Bộ GTVT có văn bản hồi đáp lại đề xuất dừng toàn bộ đường bay chặng TP.HCM - Hà Nội của Cục Hàng không Việt Nam. Bộ GTVT cho biết ngày 21/7, bộ đã...