Cần Thơ: Điều trị đột quỵ thành công cho cụ bà 88 tuổi
Sáng ngày 17.8, thông tin từ bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ Khoa đột quỵ của bệnh viện đã xử trí thành công trường hợp bệnh nhân đột quỵ 88 tuổi bằng thuốc tiêu sợi huyết.
Bệnh nhân tên Lê Thị Tám, 88 tuổi ở xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng không tiếp xúc, liệt nửa người phải.
Theo người nhà, bà cụ khởi phát triệu chứng cách nhập viện khoảng 3 giờ. Nhận định đây là trường hợp đột quỵ cấp, các bác sĩ tại Khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đã nhanh chóng làm các xét nghiệm cần thiết, chụp CT não và báo động cấp cứu đột quỵ. Ngoài đột quỵ, cụ bà còn có tiền sử bị mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim.
Bác sĩ đến thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Video đang HOT
Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não. Ê-kíp cấp cứu đột quỵ đã sử dụng thuốc tiêu sợi huyết với mục đích tái thông mạch máu não bị tắc. Sau khi tiêm thuốc, kiểm tra các mạch máu lớn trong não không thấy tắc. Bệnh nhân hồi phục hoàn toàn về tri giác và vận động sau đó 12 giờ, tính từ lúc vào bệnh viện cho đến khi được tiêm thuốc khoảng 45 phút.
Sáng ngày 17.8, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, vận động tứ chi bình thường.
Đây là một trong rất nhiều trường hợp cấp cứu đột quỵ mà mà Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ đã nhận điều trị. Tính trong 12 tháng qua, đội cấp cứu đột quỵ của bệnh viện đã điều trị 460 trường hợp. Tuy nhiên, số lượng này chỉ chiếm 15% bệnh nhân đột quỵ nhập viện. Các bệnh nhân nhồi máu não đến bệnh viện sau 6 giờ kể từ khi khởi phát thì cơ hội điều trị hầu như còn rất ít. Do đó, khi bị đột quỵ người bệnh cần được đưa đến bệnh viện nơi có đơn vị can thiệp mạch não càng sớm càng tốt.
Cứu sống bệnh nhân bị đột quỵ não nguy kịch
Các bác sĩ (BS) ở Cần Thơ vừa cứu sống một bệnh nhân đột quỵ não nguy kịch. Người này được đưa đến cấp cứu rất trễ, trễ hơn nhiều so với "thời gian vàng" để hy vọng có thể thành công trong điều trị đột quỵ.
Sức khỏe của bệnh nhân N.Q.D (61 tuổi, ngụ Cần Thơ) đang cải thiện nhanh chóng sau khi được can thiệp kịp thời - Ảnh: Đình Tuyển
Chiều 7.4, BS chuyên khoa 2 (BS.CK2) Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết các BS của bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhân đột quỵ rất nặng nguy cơ tử vong cao vì đã quá "thời gian vàng" để điều trị.
Bệnh nhân là ông N.Q.D (61 tuổi, ngụ Quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) vào viện sáng 6.4 trong tình trạng nguy kịch. Trước đó, vào rạng sáng cùng ngày, ông D. đột ngột cảm thấy tê yếu nửa người bên phải, nói đớ dù trước đó vẫn sinh hoạt bình thường. Tới sáng, bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu.
Sau khi chụp kiểm tra CT-Scan não, bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não giờ thứ 9 (vào viện đã 9 giờ kể từ khi phát bệnh), tăng huyết áp.
Bệnh nhân được kiểm soát huyết áp tích cực bằng thuốc hạ áp đường tĩnh mạch cùng lúc thực hiện quy trình báo động đỏ của đơn vị can thiệp đột quỵ. Qua chụp cộng hưởng từ sọ não, ê-kíp can thiệp do tiến sĩ - BS (TS.BS) Hà Tấn Đức, Trưởng đơn vị Can thiệp đột quỵ, thực hiện đã tiến hành can thiệp bơm thuốc tiêu sợi huyết cho bệnh nhân.
Tới sáng 7.4, bệnh nhân đã tỉnh, tiếp xúc tốt, thực hiện các động tác chính xác, huyết áp ổn định, tình trạng yếu nửa người phải đã cải thiện, sức cơ tay phải, chân phải đã tốt hơn nhiều, bệnh nhân cũng đã giảm nói đớ. Kết quả chụp CT-Scan sọ não kiểm tra sau 24 giờ không ghi nhận xuất huyết não.
Nói về trường hợp cấp cứu khá đặc biệt trên, TS.BS Hà Tấn Đức, cho biết, ở ca bệnh này, nếu tính từ lúc khởi phát triệu chứng đến khi dùng tiêu sợi huyết là 10 giờ. Ê kíp đã quyết định sử dụng tiêu sợi huyết mặc dù bệnh nhân đã quá thời gian vàng khi nhận thấy sự không tương thích giữa thời gian khởi phát (trên 6 giờ) và hình ảnh học trên cộng hưởng từ sọ não.
"Mặc dù thời gian vàng cho bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não là trong vòng 6 giờ đầu. Tuy nhiên, đối với các trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện trễ, tùy vào từng trường hợp cụ thể, khả năng đáp ứng điều trị có thể mở rộng đến 24 giờ. Vì vậy, một khi có dấu hiệu của đột quỵ người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được tái thông mạch não trong thời gian ngắn nhất", TS.BS Hà Tấn Đức khuyến cáo.
Đình Tuyển
Cứu sống bệnh nhân đột quỵ liệt nửa người Ngày 13-8, BS Nguyễn Thị Lạc, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng cho biết, bệnh nhân Phạm Hải Thọ (44 tuổi) bị đột quỵ liệt nửa người đã được cấp cứu thành công bằng phương pháp can thiệp nội mạch thần kinh. Bệnh nhân Thọ bên người thân tại bệnh viện. Trước đó, sáng 7-8, Khoa Cấp cứu Bệnh viện...