Cần Thơ – điểm du lịch Tết đậm chất miền Tây Nam Bộ
Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2024, các điểm du lịch tại Cần Thơ càng rộn ràng với không gian Tết xưa được du khách yêu thích.
Tại địa chỉ số 99, đường Chí Sinh, phường Tân Phú, quận Cái Răng có căn nhà màu tím đang là điểm đến thu hút nhiều khách trong những ngày cận Tết. Nơi đây có không gian đầy hoài niệm về Nam Bộ xưa. ó là nhà tranh đơn sơ nép mình bên bờ ao, sàn nước, cầu khỉ, vó sông; phía trước là những ụ rơm, nồi bánh tét, hoa mai rực sắc… Bên trong có tủ thờ, chái bếp với các vật dụng đậm chất ngày xưa.
căn nhà màu tím – điểm check-in hút khách ở Cần Thơ
ể chuẩn bị chu đáo đón du khách dịp Tết, Căn nhà màu tím được chăm chút tỉ mỉ từ vật dụng cho đến không gian. Hiện nay, lượng khách đến Căn nhà màu tím bình quân vài trăm khách mỗi ngày, đông nhất là cuối tuần từ 1.000-2.000 khách.
Trong khi đó, vào những ngày này, du khách đến cồn Sơn (Cần Thơ) cũng có thể trải nghiệm không gian Tết xưa với hành trình Ký ức Tết xưa. ây là chương trình tái hiện là những hoạt động thường có mỗi khi Tết đến xuân về ở làng quê miền Tây Nam Bộ. iểm đặc biệt là du khách có thể cùng người dân tại đây tham gia nhiều hoạt động chuẩn bị đón Tết, như: sên mứt, gói bánh tét, tát đìa ăn Tết…
Video đang HOT
Không gian Tết xưa đang được các điểm du lịch tại Cần Thơ chú trọng đầu tư và xem đó như là hoạt động điểm nhấn để thu hút du khách. Ví như tại khu làng nghề trong Làng du lịch Mỹ Khánh (335 Lộ vòng cung, xã Mỹ Khánh, huyện Phong iền), du khách có thể trải nghiệm làm hủ tiếu, kẹo dừa, mứt Tết.
Có thể thấy các điểm đến ở Cần Thơ đang rất chú trọng đầu tư không gian Tết xưa. Không dừng lại ở tạo tiểu cảnh để du khách chụp ảnh, check-in; mà qua đó các điểm du lịch còn lồng ghép trải nghiệm, quảng bá những nét đặc trưng văn hóa trong phong tục tập quán đón Tết truyền thống, tạo điểm nhấn rất hấp dẫn du khách.
Chợ nổi Cái Răng - Điểm du lịch nổi tiếng nhất Cần Thơ
Chợ nổi Cái Răng là "đặc sản" vô giá của người dân Cần Thơ nói riêng và người miền Tây nói chung.
Tiếng máy nổ, chèo khua nước, sóng vỗ oàm oạp vào mạn thuyền cùng tiếng cười nói của người mua kẻ bán đã tạo nên cảnh sầm uất của chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ. Từ bến Ninh Kiều đến chợ nổi Cái Răng khoảng 4 km, nếu đi đường thủy mất khoảng 30 phút. Chợ Cái Răng họp khá sớm, từ mờ sáng và đến khoảng 8, 9h thì vãn. Khoảng 6h, hàng trăm ghe thuyền lớn bé đã đậu san sát nhau để mua bán.
Khác với chợ ở Cần Thơ trên đất liền, chợ nổi Cái Răng ở miền Tây thường họp từ rất sớm. Ngày xưa, chợ họp buôn bán từ giữa đêm về sáng. Tuy nhiên, ngày nay chợ họp trễ hơn rất nhiều. Khoảng thời gian họp chợ bắt đầu từ khoảng 5h sáng cho đến hết ngày.
Khung giờ nhộn nhịp nhất ở chợ nổi Cần Thơ là từ 5:30 đến 8:00 sáng. Thời gian lý tưởng để xuất phát đi chợ nổi Cái Răng là khoảng 5h30 sáng từ bến Ninh Kiều. Thời tiết lúc đó không quá nóng. Bạn có thể ngắm cảnh bình minh tuyệt đẹp vào sáng sớm. Bạn có thể thỏa sức chụp hình check-in sống ảo tại chợ nổi Cái Răng lúc đông đúc nhất.
Điểm độc đáo của chợ nổi miền Tây này là treo bẹo. Thông thường, ghe thuyền bán cái gì thì treo cái đó. Họ thường sử dụng cây sào dài (tre hoặc sắt) dựng trước ghe để chào hàng gọi là "treo bẹo". Từ "bẹo" là phương ngữ Nam bộ, xuất phát từ câu nói "bẹo hình bẹo dạng" nhằm có ý gọi mời, phô diễn hình dạng. Do không gian chợ nổi Cần Thơ rộng, kèm theo đó là tiếng sóng vỗ, tiếng máy nổ lớn nên không thể dùng tiếng rao như trên đất liền. Khách hàng khi tìm kiếm sản phẩm họ mua thì vô cùng dễ dàng.
"Treo gì bán nấy". Thương hồ muốn bán cái gì thì treo cái đó lên cây bẹo. Ví dụ, họ muốn bán dưa hấu thì họ sẽ treo trái dưa hấu lên.
"Treo mà không bán". Đó chính là quần áo của nhiều hộ gia đình sống trên ghe. Họ sinh hoạt hàng ngày ở đây. Chiếc ghe như là ngôi nhà thứ 2 của họ.
"Không treo mà bán". Những chiếc ghe nhỏ len lỏi phục vụ các mặt hàng cho khách đi chợ như: cà phê, bún, hủ tiếu, bún riêu, bánh mì thịt...
"Treo cái này nhưng bán cái khác". Khi bạn thấy họ treo một tấm lá lợp nhà thì có thể hiểu ngầm là họ bán chiếc ghe của họ. Ngụ ý chiếc ghe như căn nhà của họ.
Nông sản miền Tây Nam Bộ Giờ này cũng là lúc chợ nổi sôi động nhất, cả khu chợ như phình to ra, lấn gần hết cả lòng sông. Mọi thứ âm thanh bắt đầu rối loạn với tiếng máy nổ, tiếng chèo khua nước, sóng vỗ oàm oạp vào mạn thuyền cùng tiếng cười nói của người mua kẻ bán. Tất cả tạo nên một sự xô bồ và sầm uất không kém gì những khu chợ trên cạn.
Nhịp sống năng động ở chợ trên sông thể hiện qua những chiếc ghe nhỏ bán thức ăn sáng, cà phê thậm chí cả đồ nhậu len lỏi trong chợ, phục vụ nhu cầu của tất cả mọi người. Ở chợ nổi còn có đầy đủ các loại dịch vụ từ rau củ qủa, thịt, cá đến những cửa hàng bách hoá như mỹ phẩm, mắm muối, thuốc tây, bánh kẹo hay sửa máy, sửa cân, ghe bán xăng dầu...Các xuồng dịch vụ nhỏ gọn, len lỏi rất thiện nghệ áp mạn ghe bán hàng rồi thu tiền, nhưng tất cả đều rất nhường nhịn nhau.
Chợ nổi Cái Răng nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu chảy qua quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Theo truyền thuyết, tên gọi Cái Răng xuất phát từ câu chuyện hồi đầu thời khẩn hoang có con cá sấu rất lớn dạt vào đây, răng của nó cắm vào miệng đất này.
Nhưng trong cuốn Tự vị tiếng nói miền Nam của Vương Hồng Sển cho biết: Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer "karan" nghĩa là "cà ràng" (ông táo). Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn, An Giang) chuyên làm nồi đất và "karan" chất đầy mui ghe lớn rồi thả theo sông cái đến đậu ghe nơi chỗ chợ Cái Răng ngày nay để bán, năm này qua năm nọ. Lâu dần, mọi người phát âm karan thành "Cái Răng", rồi trở nên địa danh thiệt thọ của chỗ này luôn.
7 điểm du lịch tiêu biểu của Cần Thơ hút hàng triệu lượt khách du lịch Cần Thơ có 7 điểm du lịch tiêu biểu được Hiệp Hội du lịch ĐBSCL và các cơ quan quản lý nhà nước xét công nhận, là điểm đến thu hút hàng triệu lượt khách ghé thăm hàng năm. Chợ nổi Cái Răng Chợ nổi Cái Răng là một trong những chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam bộ, chuyên mua...