Cần Thơ đề xuất điều chỉnh quy định trong Luật Hôn nhân gia đình phù hợp với luật chung Bộ luật Dân sự
Ngày 30/7, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình (HNGĐ) của ngành Tư pháp, ông Nguyễn Thanh Đình, Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên TP Cần Thơ đã đề xuất với Bộ Tư pháp 3 nội dung quan trọng nhằm đánh giá lại quy định của Luật HNGĐ năm 2014 qua thực tiễn hành nghề của Tổ chức Công chứng.
Trong đó, đáng quan tâm nhất là đề xuất điều chỉnh các quy định về người giám hộ do có sự mâu thuẫn với quy định trong Bộ luật Dân sự (BLDS).
Tại Điều 48 Bộ luật Dân sự có nêu “Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở trong tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực”.
Ông Nguyễn Thanh Đình, Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên TP Cần Thơ phát biểu đề xuất cần điều chỉnh quy định trong Luật HNGĐ sao cho phù hợp với luật chung BLDS
Trong khi Luật HNGĐ quy định tại khoản 3 Điều 24 “Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan”.
Video đang HOT
Như vậy, việc xác lập đại diện giữa vợ – chồng cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự có sự mâu thuẫn giữa Luật HNGĐ và BLDS. Trong trường hợp này thì Luật HNGĐ đang có nội dung trái với nguyên tắc về giám hộ của BLDS. Trong khi BLDS cho phép vợ/chồng quyền lựa chọn người giám hộ, thì Luật HNGĐ lại “tước quyền” lựa chọn người giám hộ đối với đối tượng khác ngoài vợ/chồng. Do vậy, ông Đình đề xuất cần điều chỉnh quy định trong Luật HNGĐ sao cho phù hợp với luật chung BLDS.
Hải Âu
Theo PLVN
Chủ tịch tỉnh Hà Giang báo cáo kết quả kỳ thi trước Chính phủ
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ và các địa phương đánh giá tình hình 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn đã báo cáo Chính phủ về kết quả tổ chức kỳ thi THPT quốc gia vừa qua trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị trực tuyến Chính phủ và các địa phương (ảnh VGP).
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cho biết, việc thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu về kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng tỉnh Hà Giang đều đảm bảo hoàn thành.
Nói về việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia 2019, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã khẳng định tỉnh đã tổ chức tốt kỳ thi và khắc phục tồn tại của kỳ thi năm trước.
"Năm nay thực sự an toàn và đảm bảo đúng quy chế thi", Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn nói rõ trước Chính phủ.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang (Ảnh TTXVN).
Cũng đề cập tới kỳ thi THPT quốc gia 2019, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Đinh Văn Điến cho biết, kỳ thi vừa qua diễn ra trên địa bàn tỉnh diễn ra an toàn, không có gì vướng mắc xảy ra.
Trước đó, phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nhìn lại 6 tháng qua chúng ta có thể vui mừng đánh giá kinh tế, thương mại, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt kết quả quan trọng, toàn diện.
Thủ tướng đã nêu ra một số sự kiện đối ngoại nổi bật thời gian qua có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như: Chính thức ký Hiệp định EVFTA, IPA với EU; trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với số phiếu rất cao; chuẩn bị phục vụ tốt Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc... qua đó, thể hiện hình ảnh đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển và có trách nhiệm.
"Như đồng chí Tổng Bí thư đã nói, từ khi đổi mới đến nay, chưa bao giờ chúng ta có cơ đồ như ngày hôm nay. Uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam được khẳng định, ngày càng củng cố" Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Theo Thủ tướng, qua báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và trực tiếp theo dõi nắm bắt tình hình, thấy có nổi lên một số vấn đề cần tập trung thảo luận.
Trước hết về nông nghiệp, tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, có 60/63 tỉnh, thành phố có dịch, tiêu hủy trên 2,82 triệu con lợn, chiếm 10% tổng đàn. Nắng nóng kéo dài trên diện rộng làm giảm năng suất lúa, cây trồng, vật nuôi; nguy cơ hạn hán, thiếu nước trầm trọng ở một số khu vực có thể diễn ra. Diện tích trồng rừng tập trung giảm 5%, diện tích rừng bị cháy tăng, nhất là vụ cháy rừng tại Hà Tĩnh là lời cảnh tỉnh sâu sắc đối với các vùng trên cả nước.
Tỷ lệ tồn kho ngành chế biến, chế tạo tăng 16,1%. Nhiều dự án trọng điểm về năng lượng, giao thông, hạ tầng chậm tiến độ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh năng lượng. Nguy cơ thiếu điện hiện hữu mặc dù đã vận hành thêm điện diesel và nhập khẩu điện.
Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản giảm, do giá giảm. "Chúng ta đã ký EVFTA, vấn đề đặt ra là phải triển khai hiệu quả, có sản phẩm xuất khẩu, bảo đảm chất lượng. Trước tình hình thương mại quốc tế diễn biến phức tạp, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải nỗ lực hơn để đáp ứng hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay", Thủ tướng nói và cho rằng đây là câu hỏi mà hội nghị lần này phải quán triệt, phải thảo luận để từ hội trường đi vào cuộc sống, sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, người dân.
Theo Danviet
Theo dõi sát sao, đôn đốc tiến độ thu BHXH, BHYT Đó là một trong những chỉ đạo của lãnh đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tại Hội nghị trực tuyến về công tác thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) tháng 4/2019 vừa được tổ chức. Ông Trần Đình Liệu - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Tổng thu quý 1/2019 đạt 79,3...