Cần Thơ: Cứu sống sản phụ bị thuyên tắc phổi hiếm gặp
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ phối hợp với Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ vừa kịp thời hồi sức cấp cứu thành công, cứu sống sản phụ bị thuyên tắc phổi hiếm gặp, tỷ lệ 0,25 – 0,1%.
Sức khỏe bệnh nhân ổn định sau can thiệp. Ảnh: TTXVN phát
Sản phụ P. D.Tr (30 tuổi, ở quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ) nhập viện mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ ngày 21/3. Tuy nhiên, khi chuyển ra hậu phẫu thì sức khỏe bệnh nhân đột ngột chuyển biến xấu. Bệnh nhân khó thở dữ dội, tím tái, hôn mê, tụt huyết áp rồi choáng nặng, ngưng tim, ngưng thở. Trước khi mổ, sức khỏe chị Tr bình thường, không có bệnh lý về máu, tim mạch.
Ngay khi nhận được thông tin, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ đã được tăng cường đến hỗ trợ hội chẩn và hồi sức khẩn cấp. Sau30 phút ấn tim và dùng vận mạch liều cao, bệnh nhân đã có nhịp tim và tri giác. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.
Xác định đây là trường hợp bệnh nhân bị thuyên tắc mạch phổi hiếm gặp, diễn biến tình trạng bệnh lý rất nghiêm trọng, phức tạp, các bác sĩ đã nhanh chóng cho bệnh nhân thở máy, vận mạch và hồi sức chống đông máu, giữ được tính mạng của sản phụ. Sau 6 ngày nằm viện, ngày 27/3, bệnh nhân đã bình phục sức khỏe, các chỉ số sinh hiệu ổn định và được xuất viện.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Phan Thị Phụng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, nguy cơ tỷ lệ mắc thuyên tắc phổi ở các thai phụ rất thấp, khoảng 0,25 – 0,1%, nhưng có thể tác động tới thai phụ cả trong giai đoạn mang thai lẫn sau khi sinh. Các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra như: Phụ nữ bị tình trạng giãn tĩnh mạch nặng ở chân hay âm hộ, dùng thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp estrogen, tiểu đường thai kỳ, thai bị nhiễm trùng, cơ thể bị mất nước dẫn đến tình trạng không đủ lưu lượng máu hoặc mắc chứng tiền sản giật, có vấn đề về huyết áp. Nguy cơ mắc thuyên tắc phổi ở phụ nữ mang thai sẽ cao gấp 5 lần phụ nữ bình thường và sau khi sinh là 2 lần…
Ngoài ra, tại thời điểm sinh nở, sự co thắt mạnh trong quá trình chuyển dạ cũng có sự tác động mạnh lên tĩnh mạch ở khung chậu và gây ra các tổn thương nhỏ đối với tĩnh mạch, làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông và thuyên tắc phổi sau sinh…Khi bị thuyên tắc phổi sau sinh, phụ nữ thường bị khó thở với mức độ thay đổi từ nhẹ đến rất nặng. Triệu chứng thuyên tắc phổi sau sinh sẽ phụ thuộc vào vị trí ảnh hưởng của cục máu đông là lớn hay nhỏ và khả năng đối phó với cục máu đông của cơ thể…
Video đang HOT
Những sản phụ sau sinh hoặc người có sức khỏe yếu thì triệu chứng sẽ nặng hơn, bao gồm: Khó thở sau sinh với mức độ thay đổi từ nhẹ đến rất nặng; đau ngực kiểu màng phổi, đau nhói khi hít vào; người bệnh không thể hít thở sâu, vì cơn đau làm cho người bệnh phải nín thở…. Bệnh nhân bị thuyên tắc phổi lớn có thể bị ngừng tim và dẫn đến tử vong nhanh chóng…
Để tránh nguy cơ huyết khối tĩnh mạch trong quá trình mang thai, thai phụ cần tuân thủ các chỉ định y khoa nhằm đảm bảo sức khỏe thai nhi; thường xuyên vận động, đi lại để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, nên uống nhiều nước và thực hiện các động tác căng cơ chân đơn giản.
Những trường hợp thai phụ cao huyết áp, tiền sản giật, có di truyền về bệnh huyết khối, có một người thân hay gia đình có bệnh huyết khối tĩnh mạch hoặc rối loạn đông máu, trên 35 tuổi, hút thuốc lá, bị giãn tĩnh mạch… càng cần tuân thủ nghiêm lịch khám thai định kỳ và các khuyến cáo của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Không phải Whitmore, vi khuẩn này cũng được mệnh danh là "vi khuẩn ăn thịt người"
Trong lúc đánh cá trên biển một ngư dân va phải cạnh sắt của thuyền thúng đã bị hoạt tử vết thương, tụt huyết áp, đau đầu chóng mặt.
Bác sĩ cho biết bệnh nhân bị nhiễm một loại vi khuẩn hiếm gặp cũng được mệnh danh là "vi khuẩn ăn thịt người", nhưng đây không phải là vi khuẩn Whitmore như mọi người vẫn biết.
Theo đó, Bệnh viện Phong - Da liễu TW Quy Hòa cho biết, các bác sĩ vừa điều trị thành công và cho xuất viện ca bệnh nhiễm vi khuẩn Vibrio Vulnificus hiếm gặp gây bệnh cảnh nặng nề.
Bệnh nhân L.C. trong lúc đánh cá trên biển thì va phải cạnh sắt của chiếc thuyền thúng bi chảy máu chân trái. Về nhà 2 ngày sau, bệnh nhân xuất hiện vùng hoại tử màu đen ở vùng vết thương, kèm theo nhiều bọng nước màu nâu đen phân bố quanh vùng vết thương. Người nhà đưa bệnh nhân C. nhập viện trong tình trạng tụt huyết áp, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, sốt cao kèm thương tổn ở chân lan rộng, hoại tử nhiều.
Qua các xét nghiệm, bác sĩ xác định ông C. bị sốc nhiễm trùng da nặng do nhiễm vi khuẩn Vibrio Vulnificus. Ngay lập tức, bệnh nhân được cho điều trị bằng cách dùng kháng sinh mạnh, cắt lọc mảng mô bị hoại tử... Sau 6 ngày điều trị, thương tổn bầm máu lặn dần, thương tổn hoại tử khô, không xuất hiện bọng nước mới hay thương tổn thứ phát.
Từ ca bệnh trên, có không ít người muốn biết rõ về vi khuẩn Vibrio Vulnificus (còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người") rất nguy hiểm này.
Vi khuân Vibrio Vulnificus lây qua vêt thương hơ.
Vi khuẩn Vibrio Vulnificus nguy hiểm thế nào?
Trên thực tế không có một loại vi khuẩn nào có thể ăn thịt người theo đúng nghĩa đen, mà cụm từ "vi khuẩn ăn thịt người" được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông về bản chất là các vi khuẩn gây hiện tượng viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis - NF). Viêm cân mạc hoại tử là một nhiễm khuẩn sâu dưới da không thường gặp, tốc độ tiến triển rất nhanh, có nguyên nhân do độc tố của vi khuẩn gây viêm dẫn tới phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ.
Vi khuẩn hay gây viêm cân mạc hoại tử nhất là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (group A beta hemolytic streptococcal - GABHS). Ngoài ra còn nhiều loại vi khuẩn khác gây viêm cân mạc hoại tử như: Vibrio vulnificus, tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Klebsiella, Clostridium (Clostridium perfringens, Clostridium septicum,...), E. coli, Aeromonas hydrophila,...
Viêm cân mạc hoại tử thường được phân làm 2 loại. Viêm cân mạc hoại tử loại I là do nhiễm khuẩn hỗn hợp (nhiễm nhiều loại vi khuẩn). Viêm cân mạc hoại tử loại II là do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Trên thực tế, viêm cân mạc hoại tử loại II chiếm đa số trường hợp. Tuy nhiên do hiện tượng thay đổi khí hậu, nước biển ấm lên phù hợp với sự sinh trưởng của Vibrio Vulnificus nên người ta thấy sự gia tăng của các ca bệnh viêm cân mạc hoại tử có nguyên nhân do Vibrio Vulnificus.
Đường lây nhiễm của vi khuẩn Vibrio vulnificus
Vibrio Vulnificus là phẩy khuẩn gram âm có khả năng di động. Vibrio Vulnificus thường thấy ở các vùng biển nước ấm và sinh trưởng tốt khi nhiệt độ nước từ 20 độ C trở lên. Vibrio Vulnificus không có mối liên quan với sự ô nhiễm. Vi khuẩn Vibrio Vulnificus thường ký sinh trong các loại hải sản như tôm, ốc, cá biển... Vi khuẩn Vibrio Vulnificus sẽ đi vào cơ thể qua các vết thương hở. Vi khuẩn này có khả năng gây bệnh từ nhẹ đến nặng, từ viêm dạ dày ruột đến sốc nhiễm trùng... Ngoài viêm cân mạc hoại tử, Vibrio Vulnificus còn có thể gây nhiễm khuẩn hệ thống tối cấp rất nghiêm trọng khi ăn các loại hải sản bị nhiễm khuẩn không được chế biến kỹ (bao gồm tôm, cá, nghêu,... và đặc biệt là hàu sống), với tỷ lệ tử vong trung bình có thể lên tới 50%.
Ai dễ nhiễm vi khuẩn Vibrio Vulnificus?
Những người có thói quen ăn sống các loại hải sản và những người có vết thương hở tiếp xúc với vùng nước biển ấm mà Vibrio Vulnificus hiện diện là những người có nguy cơ lây nhiễm cao nhất và những người có bệnh lý nền, đặc biệt là những người có bệnh gan mạn và suy giảm miễn dịch thậm chí còn đối mặt với nguy cơ cao hơn.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì những người có bệnh gan mạn tính hoặc có các vấn đề bệnh lý gây suy giảm miễn dịch cũng như đang sử dụng các thuốc điều trị gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cần hết sức cẩn thận trước Vibrio Vulnificus, bởi có thể xảy ra nhiễm khuẩn nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
Triệu chứng và diễn tiến của bệnh:
Một vết thương hở bị vi khuẩn Vibrio Vulnificus xâm nhập có thể tiến triển thành vết loét màu đỏ, chảy mủ, kèm theo những vằn đỏ, kích thước phát triển tăng dần, sau đó là hoại tử. Những người có hệ miễn dịch yếu có thể có các triệu chứng như: sốt, rét run, tụt huyết áp nghiêm trọng đi kèm với sốc và các tổn thương phỏng nước chứa mủ trên da.
Những người ăn hải sản sống bị nhiễm Vibrio Vulnificus có thể xuất hiện đột ngột các dấu hiệu và triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng.
Do đó nếu đang có vết thương hở hoặc tổn thương da thì không nên xuống nước, đồng thời không nên ăn sống các loại hải sản, đặc biệt là món hàu sống.
Nếu gặp phải những dấu hiệu như trên, hãy đi cấp cứu ngay lập tức.
Sau khi ăn trứng cá sấu hỏa tiễn, cả gia đình nhập viện cấp cứu Được gia đình người quen chiêu đãi món cá sấu hỏa tiễn vào bữa trưa, buổi chiều gia đình bà H, 62 tuổi tiếp tục mang món trứng cá về chế biến. Sau khi ăn xong khoảng 90 phút, cả mấy bà cháu đều xuất hiện nôn, đau bụng, đi ngoài liên tục. Lo lắng, bà H, lên mạng Internet tìm hiểu thông...