Cần Thơ công bố danh mục các hồ, kênh, rạch cấm san lấp để phòng, chống ngập úng
UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành quyết định phê duyệt, công bố danh mục hồ, kênh, rạch không được san lấp trên địa bàn.
Hồ Búng Xáng được Cần Thơ xác định có vai trò điều hòa khí hậu, chống ngập úng cho thành phố.
Theo Quyết định số 3771/QĐ-UBND, danh mục hồ, kênh rạch không được san lấp trên địa bàn gồm có 63 hồ, kênh rạch (có tên cụ thể) cùng với các hồ, kênh rạch còn lại có chức năng điều hòa vi khí hậu, tiêu thoát nước, phòng, chống ngập úng, bảo vệ nguồn nước.
Quận Ninh Kiều có hai hồ nhân tạo là hồ Xáng Thổi (rộng 65.000 m2; có chức năng tạo cảnh quan môi trường, điều hòa vi khí hậu) và hồ Búng Xáng (rộng 180.000 m2; có chức năng tạo cảnh quan môi trường, trữ nước, chống ngập đô thị, điều hòa vi khí hậu). Đa phần các hồ, kênh, rạch khác tại các quận, huyện đều là tự nhiên.
UBND thành phố Cần Thơ giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố danh mục hồ, kênh, rạch không được san lấp theo đúng quy định; thông báo đến các sở, ban, ngành và quận, huyện về danh mục này; hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trên địa bàn thực hiện, quản lý các hồ, kênh rạch không được san lấp theo đúng quy định. Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên phối hợp với UBND quận, huyện rà soát, thống kê, đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục hồ, kênh rạch không được san lấp trên cơ sở phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và tình hình thực tiễn của địa phương; định kỳ báo cáo công tác quản lý hồ, kênh, rạch không được san lấp về UBND thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
Các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện liên quan có trách nhiệm phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ hồ, kênh, rạch không được san lấp nhằm đảm bảo an toàn trong phòng, chống ngập, úng và bảo vệ nguồn nước; góp phần quan trọng trong việc tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn trong việc cấp, thoát nước; định kỳ rà soát, thống kê, đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục hồ, kênh, rạch không được san lấp trong trường hợp cần thiết. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hồ, kênh, rạch tại danh mục có trách nhiệm xây dựng kế hoạch quản lý, thực hiện các biện pháp bảo vệ hồ, kênh, rạch không được san lấp theo đúng quy định.
Những năm gần đây, mỗi khi triều cường dâng cao, nhiều tuyến đường ở khu vực nội ô thành phố Cần Thơ thường xuyên bị ngập nặng. Theo thống kê, trong kỳ triều cường rằm tháng 9 âm lịch (tính từ ngày 9/10 đến ngày 14/10), địa bàn quận Ninh Kiều đã có 83 tuyến đường bị ngập (đỉnh triều cường năm 2019 chỉ có 61 tuyến đường bị ngập). Nhiều tuyến đường ngập sâu từ 0,45 – 0,7 m như: một số đoạn trên đường Mậu Thân, đoạn tại trung tâm thương mại Vincom Xuân Khánh, đoạn từ cầu Cồn Khương đến giao với đường Cách Mạng Tháng Tám. Ngoài ra, nhiều tuyến đường bị ngập toàn bộ với độ sâu từ 0,25 – 0,65 m như Đại lộ Hòa Bình; các tuyến đường Võ Văn Kiệt, Huỳnh Cương, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Văn Thụ, Trần Việt Châu, Phạm Ngũ Lão, Đoàn Thị Điểm, Võ Trường Toản… Nguyên nhân là do Cần Thơ được bao bọc bởi mạng lưới sông ngòi chằng chịt với ba con sông lớn là sông Hậu, sông Cần Thơ và kênh Cái Sắn nên chịu tác động của triều cường gây ngập lụt.
Theo các chuyên gia, ở khu vực đô thị, tình trạng bê tông hóa, xây dựng lấn chiếm hoặc san lấp luôn các ao hồ, kênh, rạch khiến nước không còn không gian thoát cũng là một trong những nguyên nhân khiến trình trạng ngập lụt đô thị ngày càng tồi tệ.
Từ dán quảng cáo bậy đến lừa hút hầm cầu - Kỳ cuối: Hút từ nhà này xả qua nhà khác
Kỳ lạ thay, một ngày các xe hút hầm cầu hút ở hàng chục địa điểm với lượng chất thải rất lớn nhưng bồn xe không bao giờ đầy, cũng không chở đi xử lý.
Vậy chất thải từ hầm cầu đi về đâu?
Video đang HOT
Sau khi hút hầm cầu, ông Nguyễn Văn Thành cho xe vào khu đất trống trên đường Kha Vạn Cân (phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức) để xả thải - Ảnh: cắt từ clip điều tra
Suốt thời gian dài đeo bám và xác minh cuối cùng các giả thiết về việc chất thải hầm cầu được xả thải ra sông ngòi, kênh rạch đều bị loại bỏ. Bây giờ, thủ đoạn "hô biến" chất thải đã được các đối tượng nâng cấp một cách tinh vi hơn rất nhiều.
Bồn... không đáy
Giữa tháng 10, chúng tôi bắt đầu chú ý đến chiếc xe bồn hút hầm cầu 50H-05771 có ghi: "Công ty TNHH vệ sinh môi trường số 1 Sài Gòn". Xe này đang đậu cùng chành với xe của Nguyễn Bá Đạt (Công ty Nam Bắc), được tay này nhiều lần khẳng định "gà chung một mẹ".
Ngày 12-10 chúng tôi ghi nhận xe này chạy hút hầm cầu nhiều nơi từ TP.HCM đến Bình Dương với quãng đường trên 126km.
Tiếp đó, ngày 13-10, xe này di chuyển quãng đường gần 164km, hút hầm cầu ở nhiều điểm từ TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai. Thế nhưng cũng như các lần trước đó, dù hút nhiều nhưng bồn xe không bao giờ đầy và xe này cũng không vào công ty môi trường để xử lý chất thải. Không chỉ xe 50H-05771, xe 29H-83149 của Nguyễn Bá Đạt các ngày từ 7, 8, 9, 10 tháng 10 đều không vào bất kỳ công ty xử lý chất thải nào ở TP.HCM hoặc Bình Dương để xử lý.
Ngay cả Nguyễn Văn Thành - giám đốc Công ty TNHH công nghệ Sài Gòn Group - từng khẳng định có hợp đồng xử lý chất thải tại bốn công ty ở Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM (tài liệu chúng tôi có được xác định công ty này có đăng ký xử lý ở Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Hòa Bình - TP.HCM cho xe 29C-80483), nhưng cả hai xe 51E-20432 và 51D-81921 từ ngày 7 đến 21-10 đều không ghi nhận đi xử lý dù lịch trình đi hút hầm cầu dày đặc.
Ngoài các xe bồn trần nêu trên, chúng tôi còn đặt nhiều nghi vấn về hành tung bí ẩn của chiếc xe thùng (xe tải chứa bồn giấu kín bên trong) biển số 61C-02093 của Công ty vệ sinh môi trường Tiến Đạt (TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Cũng giống như các loại xe bồn trần khác, ngày 10-10, chiếc xe này sau khi hút hầm cầu cho bốn khách ở TP Thủ Đức chạy một mạch về nằm gọn trong sân nhà tại hẻm số 5 đường Trần Hưng Đạo (phường Đông Hòa, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Tiếp tục giám sát đến ngày hôm sau xe này vẫn đi hút mà không hề đi xử lý chất thải.
Ông Nguyễn Văn Thành cùng "lính" đang thực hiện hành vi xả bậy chất thải hầm cầu xuống khu đất - Ảnh: Cắt từ clip điều tra
Vậy đổ đi đâu?
Chất thải không đưa đi xử lý, vậy chất thải về đâu? Quá trình đeo bám các xe hút hầm cầu, chúng tôi phát hiện nhiều điểm bất thường khi các đối tượng nhiều lần dùng vòi xả... để hút.
Theo Nguyễn Bá Đạt, tùy vào thực tế sẽ tính toán việc xả ngay xuống hầm nhà dân hoặc công ty. "Chủ yếu là hút lên đổ xuống. Cuối cùng lúc nghiệm thu xong chỉ còn xe không ra về thôi", Đạt tiết lộ mánh khóe "hô biến" chất thải khi hút cho các công ty.
Đạt tiết lộ: "Chuyến đầu hút khoảng ba xô, mình báo xe đầy rồi cho xe đi ra hợp thức việc đi xử lý. Hoặc mình hút khoảng nửa xe thì chạy ra rồi quay lại đổ xuống bể. Như vậy xe mình còn gì trong bồn đâu mà phải đi xử lý".
Bằng thủ đoạn này, ngày 4-10, nhóm Đạt đã "phù phép" xử lý chất thải tại Công ty THHH quốc tế G.L.J. Đồng Nai (thuộc Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, Đồng Nai). Tại đây, Đạt không chỉ nâng khống thể tích chất thải lên 33m 3 (thực tế không hút mét khối nào) thu lợi gần 14 triệu đồng, mà toàn bộ nước thải sau khi được thu gom đều được "trả lại" bằng cách đổ thẳng xuống hầm xử lý của công ty này.
Đạt khẳng định để làm được điều này phải "ăn rơ" với nhân viên công ty. "Cũng phải chạy ra chạy vào ba lần, mỗi lần báo xe 11m 3 cho khớp 33m 3 hợp thức hóa rồi xả xuống khu xử lý chất thải của công ty", Đạt nói.
Còn với nhà dân thì sao? Đạt nói thẳng: "Hút từ nhà này chở qua thổi thẳng xuống cống của nhà khác". Đơn cử như Cơ sở bán trú tiểu học tại quận Gò Vấp, Trường mầm non Việt Anh (Bình Dương) và hộ dân trên đường Thới Sơn 31 (huyện Hóc Môn) vừa bị nhóm của Đạt ăn tiền, vừa bị thổi chất thải trên xe xuống cống thoát hầm cầu mà không hề hay biết. "Xe chỉ 7,5m 3 nếu không đổ vậy chỉ cần hút ba nhà là đầy bồn, không thổi xuống thì hút kiểu gì. Đã không đổ thì thôi, mỗi lần đổ là phải đổ bằng hết", Đạt phân tích và cho biết thêm đôi khi cũng xảy ra tình trạng bất khả kháng phải "cõng" hàng đi đổ ở nhà máy xử lý chất thải.
Với chiêu thức nâng khống và "hô biến" chất thải này, có ngày xe của Đạt chạy được 15 - 20 chuyến. Với số chuyến nêu trên thì mội ngày phải hút khoảng 100m3 chất thải và nếu đi xử lý đúng quy định phải mất ba ngày.
Ông Nguyễn Văn Thành cùng "lính" đang thực hiện hành vi xả bậy chất thải hầm cầu xuống khu đất - Ảnh: Cắt từ clip điều tra
Xả thẳng xuống đất trống
Theo điều tra, ngoài nhẫn tâm xả thẳng chất thải xuống cống nhà dân hoặc công ty, các đối tượng này còn ngang nhiên "giải quyết sự cố" bằng việc xả thẳng chất thải ra môi trường.
Giám sát dàn xe hút hầm cầu của ông Nguyễn Văn Thành suốt thời gian dài, chúng tôi ghi nhận dàn xe này thường lui tới một khu đất trống rộng 4.000m 3 trên đường Kha Vạn Cân (phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức). Khu đất này do Công ty cổ phần nông hải sản súc sản Sài Gòn quản lý, được bao bọc ba mặt xung quanh bằng tường cao kiên cố, mặt còn lại giáp với rạch Gò Dưa. Khu đất này hiện đang được công ty giao cho ông Hùng (ngoài 60 tuổi) trông nom. Dù cỏ mọc um tùm nhưng dễ dàng nhận thấy nhiều vệt bánh xe in hằn...
Vị trí căn nhà hoang nằm giữa khu đất chính là địa điểm mà ông Nguyễn Văn Thành thường cho xe đến đổ chất thải hầm cầu vào mỗi buổi sáng. Cứ cách một ngày ông Thành lại cho xe đến đổ bậy chất thải. Bình thường cửa khu đất luôn khóa im ỉm nhưng khi xe chở chất thải của ông Thành sắp đến là cánh cổng này lập tức mở sẵn.
Khoảng 9h30 ngày 21-10, chúng tôi thấy xe 51E-20432 của ông Thành lao vào khu đất. Xe vừa vào, cánh cửa nhanh chóng được khép lại. Như quá quen thuộc với việc xả bậy, ông Thành bình thản lùi xe vào căn nhà hoang rồi nhanh chóng nâng bồn, mở van "xả". Nước thải đen, đặc quánh phun ồ ạt từ xe xuống khu đất, mùi hôi thối bốc ra ngộp thở. Chỉ trong vòng chưa đầy bảy phút toàn bộ chất thải hầm cầu (loại 8m 3) được thải lênh láng khắp khu đất này. Tại đây, nước thải lâu ngày tạo thành vũng sình bốc mùi ô nhiễm.
Không chỉ lần này, tài liệu của Tuổi Trẻ ghi nhận vào khuya 7-10 xe 51D-81921 vào khu đất này xả bậy. Đặc biệt xe 51E-20432 là phương tiện được ông Thành "tin dùng" liên tục vào khu đất các ngày 13-10, 17-10, 19-10, 21-10, 25-10... xả bậy.
Đi đêm có ngày gặp ma
Tuy rất tự tin về khả năng "hô biến" chất thải, nhưng Nguyễn Bá Đạt nói cũng từng gặp tai nạn. Có lần khi đang ra sức thổi chất thải xuống hầm nhà dân, tấm đan bất ngờ bị bung khiến chất thải tung tóe khắp trần nhà. Ngoài ra, Đạt còn bị người dân quay video "bóc phốt" trên mạng. Đặc biệt từng có "đồng nghiệp" của Đạt đổ bậy chất thải xuống cống bị người dân quay phim, sau đó công an đi theo lần về tận bãi tịch thu luôn xe.
Cần Thơ: Đầu tư hơn 270 tỷ đồng xây kè chống sạt lở sông Trà Nóc UBND thành phố Cần Thơ vừa có quyết định giao số vốn 100 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương cho Chi cục Thủy lợi thành phố để đầu tư xây dựng tuyến kè chống sạt lở trên sông Trà Nóc, quận Bình Thủy. Sạt lở bờ sông Trà Nóc đang diễn biến nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, tài sản của...