Cần Thơ chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết
Ngành y tế Cần Thơ đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng tại một số huyện.
Cô Lâm Thị Nhàn, nhà ở khu vực 6, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều cho biết, từ đầu mùa mưa đến nay ngành y tế cùng với các hội, đoàn thể địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền đến từng hộ gia đình về công tác phòng ngừa dịch bệnh sốt xuất huyết.
Cán bộ y tế phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ đến từng nhà người dân phát tờ rơi tuyên truyền bệnh sốt xuất huyết.
Trực tiếp cán bộ y tế đến dọn vệ sinh, phun thuốc tiêu độc sát trùng môi trường xung quanh, khu dân phố, đặc biệt không để vật dụng chứa nước trong nhà tạo điều kiện cho muỗi phát triển truyền bệnh sốt xuất huyết.
Theo kế hoạch, từ đầu năm đến nay, ngành y tế các cấp thành phố Cần Thơ đã tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại các địa phương; tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh cho cán bộ y tế cơ sở nhằm đẩy lùi dịch bệnh.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ (CDC), từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận hơn 530 ca mắc sốt xuất huyết, giảm khoảng 240 ca so với cùng kỳ năm ngoái và chưa ghi nhận ca tử vong nào.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong 9 quận, huyện của thành phố Cần Thơ có 2 quận, số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái; đó là quận Thốt Nốt 117 ca và quận Ô Môn là 79 ca.
Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết tăng cao, ngành y tế 2 quận Thốt Nốt và Ô Môn hiện đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân vệ sinh môi trường, xử lý các ổ dịch nhỏ, không để dịch bệnh phát triển ra diện rộng.
Ông Trần Văn Tuấn – Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ cho biết, hiện nay đang mùa mưa, là điều kiện muỗi vằn phát triển truyền bệnh sốt xuất huyết.
Do đó, cùng với việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, ngành y tế luôn giám sát chặt chẽ các ca bệnh xảy ra trên địa bàn để kịp thời xử lý triệt để các ổ dịch không để lây lan ra ngoài cộng đồng.
Ông Trần Văn Tuấn cho biết thêm: “Hiện nay, chúng ta không được chủ quan lơ là mà phải theo dõi chặt chẽ diễn biến các ca bệnh từng ngày. Tới mùa mưa, người dân thường sử dụng các vật dụng chứa nước nhiều, do đó các vật dụng này cần phải đậy kín lại.
Riêng với các dụng cụ sử dụng thường xuyên trong gia đình nên thả cá để không cho muỗi bay vào sinh sản. Còn về hiểu biết của người dân về công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết tốt, tuy nhiên thực hành vẫn chưa đạt khả quan. Do đó, làm sao để người dân từ hiểu biết qua hành động để cùng nhau thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả tốt hơn”.
Bác sĩ Chuyên Khoa 1 Nguyễn Thành Lập – Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế thành phố Cần Thơ cho biết, ngay từ đầu năm, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, đặc biệt chú ý công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh để đảm bảo sức khỏe cho những đối tượng như người già và trẻ em.
Đồng thời, Sở y tế yêu cầu Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, tập huấn công tác chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm; trong đó tập trung cho công tác phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết, nhất là cập nhật tình hình và phác đồ điều trị cho nhân viên y tế tại bệnh viện và tuyến y tế cơ sở.
“Sở y tế phát hành văn bản và phối hợp với Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang để xây dựng những thông điệp bằng hình thức Pano, tờ rơi đặt những điểm có dân cư đông đúc và tiếp tục thay đổi những biện pháp tuyên truyền. Riêng đối với ngành giáo dục, học sinh thì trong dịp hè hằng năm có những chủ đề sinh hoạt cho giáo viên.
Năm nay, Sở y tế cũng nhắc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ (CDC) cũng không được lơ là mà phải tiếp tục cập nhật lại những kiến thức về phòng, chống Sốt xuất huyết cho các giáo viên”, Bác sĩ Lập nói.
Theo Sở y tế Cần Thơ, ngoài bệnh sốt xuất huyết, bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm cũng là mùa cao điểm của bệnh tay chân miệng và hiện ngành y tế cũng đang căng mình phòng, chống dịch Covid-19. Do đó, để tránh nguy cơ dịch chồng dịch, mỗi người dân không được chủ quan lơ là với các dịch bệnh, nhất là bệnh sốt xuất huyết./.
Người đàn ông bị bệnh mũi sư tử hiếm gặp
Các bác sĩ khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ cho biết đã tiếp nhận điều trị bệnh nhân mắc bệnh mũi sư tử hiếm gặp Rhinophyma.
Hình ảnh mũi sư tử của bệnh nhân trước và sau phẫu thuật - Ảnh: BV cung cấp
Bệnh nhân là ông P. V.T (75 tuổi, ở quận Thốt Nốt, Cần Thơ) đến khám do thường xuyên bị nghẹt mũi, khó thở, hình dạng mũi có sự bất thường.
Theo lời kể, ông T. đã thấy những triệu chứng bất thường ở mũi từ hơn 20 năm trước, đã từng điều trị nội khoa bằng thuốc nhiều lần nhưng không thuyên giảm.
Da vùng mũi cứ đỏ dần, tăng tiết nhiều bã nhờn, mũi gồ ghề tạo thành từng múi thòng xuống hai bên cửa mũi làm ông mặc cảm khi tiếp xúc.
Tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh mũi sư tử Rhinophyma. Đây là tình trạng biến dạng vùng mũi do sự tăng sinh, phì đại tuyến bã nhờn, mô liên kết và mạch máu ở mũi, từ biến dạng này hình thành "cơ chế" gia tăng dòng máu chảy ở mô dưới da của mũi.
Vùng lỗ tuyến bã và lỗ chân lông nở to, làm da mũi gồ ghề tạo thành nhiều múi. Đây được xem là bệnh lạ, hiếm gặp ở người Việt Nam, bệnh thường xảy ra ở nam giới tuổi 40-60.
Bác sĩ Nguyễn Thành Văn - Phó trưởng khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ - cho biết nguyên nhân gây bệnh mũi sư tử được cho là do nhiều yếu tố tác động gồm: nhiễm trùng mạn tính gây ra do một loại côn trùng chân khớp Dermodex folliculorum, rối loạn nội tiết tố, người nghiện rượu, cà phê hoặc sử dụng nhiều gia vị cay...
Ông T. đã được phẫu thuật tạo hình lại đầu mũi và cánh mũi. Theo các bác sĩ, đa số trường hợp bệnh mũi sư tử là lành tính nhưng ở một số người, bệnh tiến triển nhanh có thể gây loét, tiết dịch. Khi đó, bệnh có thể đi kèm với dạng ung thư biểu mô tế bào đáy.
Vì vậy khi có triệu chứng bất thường ở mũi, người bệnh nên đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để điều trị sớm.
Cứu sống cụ ông 86 tuổi bị ngưng tim Ông Võ Văn Nê ở quận Thốt Nốt, bị nhồi máu cơ tim cấp, được đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu, chuyển tiếp đến bệnh viện Cần Thơ. Khoảng 30 phút sau, hôm 8/5, cụ bất ngờ ngưng tim, ngưng thở, được các bác sĩ cấp cứu xoa bóp tim ngoài lồng ngực, sốc điện, đặt nội khí quản, bóp bóng...