Cần Thơ: Bộ Y tế tổ chức hội thảo về khoảng trống miễn dịch ở trẻ em
Trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi, kháng thể từ mẹ truyền sang không còn, trong khi đó cơ thể trẻ chưa tự sinh ra đủ kháng thể nên hệ miễn dịch rất yếu. Giải đoạn nhạy cảm này được chuyên gia y tế gọi là “ khoảng trống miễn dịch”.
Công ty VitaDairy tặng 10.000 ly sữa cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ
Chiều 20/4, tại Cần Thơ, Bộ Y tế phối hợp với Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo miễn dịch với chuyên đề: Khoảng trống miễn dịch ở trẻ và vai trò của kháng thể IgG trong phòng ngừa nhiễm khuẩn tiêu hóa – hô hấp.
IgG là kháng thể phổ biến nhất, chiếm đến 75% tổng lượng kháng thể trong huyết thanh. Ngoài ra, kháng thể IgG còn có trong sữa non và các dịch mô của cơ thể (đường hô hấp, đường tiêu hóa).
Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế cho biết, hội thảo được tổ chức nhằm cập nhật kiến thức khoa học cho các cán bộ công tác trong lĩnh vực sản nhi và dinh dưỡng về tầm quan trọng của việc bổ sung kháng thể IgG cho trẻ em, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ. Thông qua các báo cáo khoa học của các chuyên gia trong nước và quốc tế, người dân cũng như cán bộ y tế sẽ hiểu rõ hơn về khoảng trống miễn dịch và vai trò của kháng thể IgG tự nhiên từ sữa non trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp ở trẻ.
Hội thảo thu hút rất nhiều chuyên gia đến tham dự
Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ ghi nhận, trong quý I/2019 đã có gần 100.000 lượt trẻ đến khám các bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hóa, tương đương gần 1.300 ca/ngày. Trong số đó, chủ yếu là các bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp.
Ths.BS Ông Huy Thanh – Phó Giám đốc bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, cho biết: “Kháng thể là những thành phần chính tham gia vào hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể loại bỏ yếu tố gây bệnh. Hệ miễn dịch có sự phát triển theo hướng: Trước 6 tháng, trẻ nhận kháng thể từ mẹ truyền sang nên có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Từ 6 – 36 tháng, kháng thể từ mẹ truyền sang không còn, trong khi cơ thể chưa tự sinh ra được đủ kháng thể nên hệ miễn dịch của trẻ rất yếu và luôn có nguy cơ nhiễm bệnh. Các chuyên gia y tế thường nhắc đến giai đoạn 6 – 36 tháng tuổi là giai đoạn “Khoảng trống miễn dịch”".
Theo báo cáo của GS.TS Lê Thị Hợp – Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam – Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ: “Dinh dưỡng miễn dịch rất tiềm năng trong mục tiêu tăng cường và cải thiện miễn dịch cho nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Trong đó, kháng thể IgG từ sữa non là thành phần dinh dưỡng miễn dịch có tác dụng trực tiếp giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn Khoảng trống miễn dịch”.
Video đang HOT
GS.TS Hợp thông tin thêm, kháng thể IgG tự nhiên từ sữa non có tác dụng kháng khuẩn trực tiếp, trung hòa nội độc tố vi khuẩn tại toàn bộ đường tiêu hóa, cũng như có các hoạt tính sinh học khác giúp ức chế tình trạng viêm tại ruột, thúc đẩy tái tạo lớp màng nhầy, phục hồi tổn thương mô, có vai trò đặc biệt trong việc phòng chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp ở trẻ em. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, kháng thể IgG từ sữa non có tác dụng dự phòng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp ở trẻ, giúp giảm số lần mắc bệnh trong giai đoạn Khoảng trống miễn dịch.
Nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn Khoảng trống miễn dịch, Công ty Cổ phần sữa VitaDairy Việt Nam đã thành công trong việc bổ sung kháng thể tự nhiên IgG từ sữa non nhập khẩu từ Mỹ vào sản phẩm dinh dưỡng miễn dịch ColosBaby, nhằm giúp trẻ vừa được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, vừa tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.
Cũng tại Hội thảo, đại diện VitaDairy đã trao tặng 10.000 ly sữa ColosBaby để hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ.
NGUYỄN HỒNG – THANH NGUYÊN
Theo tuoitrethudo
Đừng quá 'xoắn' về sán heo
Chuyên gia khẳng định người dân không nên hoang mang về sán dải heo, việc điều trị nó rất dễ dàng theo phác đồ của Bộ Y tế.
Xung quanh việc nhiều trẻ ở Bắc Ninh có kết quả dương tính khi thực hiện xét nghiệm máu Elisa để chẩn đoán sán dải heo, Pháp Luật TP.HCM đã có trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Hồ Ngọc Quý, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, về vấn đề này.
Kết quả dương tính không hẳn đã bệnh
. Phóng viên: Thưa bác sĩ, tại sao khi xét nghiệm Elisa dương tính thì chưa cần phải điều trị?
Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Ngọc Quý
Bác sĩ Hồ Ngọc Quý: Xét nghiệm huyết thanh là một phương pháp xét nghiệm miễn dịch nhằm xác định sự hiện diện của kháng thể có trong máu (kháng thể được sản sinh để chống lại dị nguyên, ở đây là ấu trùng giun sán từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể) chỉ mang tính gợi ý. Do đó khi huyết thanh có kết quả dương tính với một loại giun sán nào đó cũng chưa thể xem đó là ca bệnh.
Để chẩn đoán xác định thường phải xem xét đến các triệu chứng lâm sàng kết hợp kết quả một số xét nghiệm khác như xét nghiệm phân, chức năng gan thận, siêu âm, chụp cắt lớp điện toán... để đưa ra chỉ định điều trị thích hợp với từng trường hợp. Mặt khác, kết quả xét nghiệm Elisa có thể dương tính chéo với một số loại giun khác. Vì vậy, các trường hợp dương tính mà không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng kèm theo như ngứa, nổi mề đay, đau bụng, đau đầu, giảm thị lực, đốt sán rơi ra ngoài qua đường hậu môn... thì chưa cần điều trị.
. Khi nào thì cần điều trị bệnh sán dây, thưa bác sĩ?
Sán dây gồm sán dải heo, sán dải bò, sán cá..., dân gian còn gọi là sán xơ mít. Khi có đầy đủ các triệu chứng lâm sàng cũng như cận lâm sàng như đã nói ở trên, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tùy từng trường hợp cụ thể như diệt ấu trùng trong máu, nội tạng hoặc tiến hành tẩy xổ đối với sán dây trưởng thành.
Xét nghiệm giun sán với thiết bị hiện đại tại BV đa khoa quận Ô Môn, TP Cần Thơ. Ảnh: BV
Người dân không nên hoang mang
. Khi nào thì cần xét nghiệm phân và khi nào thì cần xét nghiệm máu?
Xét nghiệm máu hoặc phân chủ động hàng loạt nhằm khảo sát tỉ lệ nhiễm giun sán trong cộng đồng. Đối với các trường hợp dương tính cần được thông báo cho y tế sở tại tiếp tục theo dõi, tổ chức can thiệp khi hội đủ các điều kiện ca bệnh xác định.
Đối với các trường hợp người bệnh đến khám tại cơ sở y tế, bác sĩ phải thăm khám kết hợp với khai thác tiền sử, yếu tố dịch tễ để chỉ định thực hiện các xét nghiệm có liên quan.
Thông thường, xét nghiệm miễn dịch huyết thanh mang tính gợi ý sự hiện diện ấu trùng trong máu. Xét nghiệm phân có giá trị chẩn đoán đối với các loại giun sán trưởng thành ký sinh ở đường ruột. Với môi trường ăn uống, thực phẩm như hiện nay, tỉ lệ người nhiễm giun sán cao là bình thường. Người bình thường không có triệu chứng gì vẫn có thể xét nghiệm phân để tầm soát giun sán.
Xét nghiệm phân là phương pháp dễ thực hiện, không đòi hỏi phải trang bị máy móc, vật tư, hóa chất và sinh phẩm như xét nghiệm máu. Tuy nhiên, khâu lấy mẫu, xử lý, bảo quản mẫu... phải tuân thủ theo quy trình chặt chẽ nhằm ngăn ngừa phát tán ra môi trường đối với các mẫu dương tính.
. Theo bác sĩ, việc sổ giun định kỳ có tác dụng không?
Thuốc sổ giun định kỳ có tác dụng trên một số loại giun ký sinh ở ruột non của vật chủ là con người như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim..., ít hoặc không có tác dụng đối với các loại ký sinh trùng ký sinh lạc chỗ như giun đũa chó mèo, sán chó, sán xơ mít...
Việc điều trị một số loại giun sán thường không khó khăn do đã có phác đồ của Bộ Y tế ban hành, người dân không nên hoang mang. Đối với sán dây trưởng thành, bác sĩ sẽ cho người bệnh tẩy xổ (thường chỉ trong ngày). Đối với ấu trùng, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn tùy từng loại giun sán...
Đưa trẻ đi xét nghiệm là không cần thiết!
Liên quan đến sự việc nhiều trẻ ở Bắc Ninh có kết quả dương tính khi thực hiện xét nghiệm máu Elisa, ngày 21-3, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo Sở Y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn dừng việc lấy mẫu máu xét nghiệm Elisa để chẩn đoán sán dải heo. Bộ Y tế nêu xét nghiệm này không thể khẳng định hiện tại cơ thể có mắc bệnh sán dải heo hay không mà nó chỉ mang tính chất hỗ trợ khi có dấu hiệu lâm sàng và cần một số kết quả xét nghiệm xác định khác.
Những người có kết quả dương tính khi tiến hành xét nghiệm Elisa không cần phải xét nghiệm lại và không phải điều trị, trừ trường hợp có triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán xác định đang mắc bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ quy định tại các cơ sở y tế địa phương. Trường hợp kết quả xét nghiệm Elisa âm tính thì không cần phải xét nghiệm lại.
Trước đó, do quá lo lắng vì sợ con em mình nhiễm sán nghi do ăn thực phẩm bẩn tại Trường Mầm non Thanh Khương, hàng nghìn phụ huynh ở Bắc Ninh đã ồ ạt đưa con đến hai bệnh viện ở Hà Nội để xét nghiệm sán heo. Kết quả hơn 200 bé dương tính với kháng thể sán heo.
Mặc dù các chuyên gia đầu ngành và Bộ Y tế cho rằng tỉ lệ nhiễm sán heo ở Bắc Ninh không bất thường và việc đưa trẻ đi xét nghiệm là không cần thiết nhưng kết quả trên vẫn khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Họ tiếp tục đưa con đến bệnh viện xét nghiệm khiến bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải.
GIA NGHI
Theo plo.vn
Nắng nóng gay gắt, BV Nhi đồng Cần Thơ tiếp nhận 1.300 trẻ mỗi ngày Nắng nóng gay gắt, mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ tiếp nhận điều trị bệnh hô hấp và tiêu hoá cho 1.300 trẻ. Ngày 20.4, tại TP.Cần Thơ, Bộ Y tế tổ chức hội thảo với chuyên đề: "Khoảng trống miễn dịch ở trẻ em và vai trò của kháng thể IgG trong phòng ngừa nhiễm khuẩn tiêu hóa - hô...