Cần thiết thành lập Quỹ phòng, chống thiên tai ở Trung ương để tiếp nhận các nguồn hỗ trợ
Sáng 9-9, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khai mạc Phiên họp thứ 37.
Ngay sau phần phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Video đang HOT
Cho ý kiến tại phiên họp, các ý kiến về cơ bản đều nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; đánh giá cao các báo cáo, tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của cơ quan thẩm tra dự án luật.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại thật kỹ dự án luật và các luật có liên quan trong hệ thống pháp luật, nhất là Luật Dân quân tự vệ, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công… để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, không chồng chéo. Các quy định liên quan tới chính sách đưa ra trong dự luật cũng cần cụ thể, rõ ràng hơn. Ví dụ như quy định về chính sách đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng tham gia phòng, chống thiên tai. Sự cần thiết thành lập Quỹ phòng, chống thiên tai ở Trung ương để tiếp nhận các nguồn hỗ trợ từ quốc tế, nhưng phải nghiên cứu cho phù hợp với thực tiễn.
Tại phiên họp, giải thích về đề xuất xây dựng Quỹ phòng, chống thiên tai ở Trung ương, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, Việt Nam là một trong số các quốc gia chịu tổn thương lớn nhất về biến đổi khí hậu. Vì thế, quốc tế rất muốn ủng hộ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Tuy nhiên, do chưa có quỹ ở Trung ương nên phải tiếp nhận theo kiểu vốn viện trợ ODA với thủ tục giải ngân rất chậm. Việc thành lập quỹ ở Trung ương là để tiếp nhận các nguồn ủng hộ từ quốc tế để phân bổ trực tiếp cho các tỉnh; bộ máy kiêm nhiệm nên không làm phát sinh thêm biên chế.
Kết luận nội dung làm việc này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên, UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. UBTVQH yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến bước đầu của UBTVQH, cơ quan thẩm tra, hoàn chỉnh hồ sơ dự án luật để cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra chính thức, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 khi đủ điều kiện.
Theo ANTD
Tiến độ xây dựng nông thôn mới có dấu hiệu chững lại
Sáng 7-9, tại tỉnh Quảng Nam, Ban Chỉ đạo trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm (2010-2020) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, định hướng thực hiện giai đoạn sau năm 2020.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo, cho biết còn 27 huyện trên địa bàn 9 tỉnh chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới; vùng Tây Nguyên còn có tỉnh tỉ lệ số xã đạt chuẩn dưới 20%; tiến độ xây dựng nông thôn mới có dấu hiệu chững lại. Nhiều đại biểu cho rằng một số nơi phát sinh tư duy nhiệm kỳ và thành tích trong xây dựng nông thôn mới khiến kết quả còn hình thức. Do đó, các đại biểu kiến nghị cần điều chỉnh bộ tiêu chí theo hướng mở, trong đó có một số tiêu chí mềm mang đặc trưng của vùng.
Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ đạo - cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tham quan gian hàng
Tin-ảnh: T.Thường
Theo Nguoilaodong
10 năm xây dựng nông thôn mới: Những vùng quê giàu, đẹp hơn Phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" đã thực sự trở thành một phong trào ý nghĩa, có tính nhân văn, đi vào cuộc sống và có sức lan tỏa sâu rộng ở các địa phương trong vùng, thu hút được người dân và cộng đồng ở nhiều nơi hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới. Ngày...