Can thiệp quân sự vào Iraq phải được Liên Hợp Quốc thông qua
Bất kì sự hỗ trợ quân sự nào cho Iraq, bao gồm cả từ Mỹ, cần phải được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua trước, người phát ngôn của bộ ngoại giao Nga Alexander Lukashevich phát biểu hôm 19/6.
“Tôi chắc chắn rằng bất kì hành động quân sự nào, kể cả do chính phủ yêu cầu, cũng cần phải được chấp thuận bởi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và sau đó nó sẽ trở thành chính thống và tuân theo mọi quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc”, người phát ngôn của bộ ngoại giao Nga Alexander Lukashevich nhận định về lời thỉnh cầu của chính phủ Iraq đối với Mỹ cho các biện pháp hỗ trợ quân sự. Tình hình Iraq hiện nay là hậu quả của những hành động phớt lờ đi sự cho phép của các cơ quan quốc tế, đại diện Nga nói thêm.
Người phát ngôn của bộ ngoại giao Nga Alexander Lukashevich
Theo truyền thông ghi nhận, chính phủ Iraq đã chính thức yêu cầu Mỹ không kích vào lực lượng quân nổi loạn của nhà nước Iraq và cận đông sau khi xung đột ngày càng leo thang ở đất nước này.
Video đang HOT
Tình hình Iraq đã xấu đi trông thấy kể từ đầu tháng 6, khi các tay súng ISIS đã chiếm được nhiều thành phố lớn như Mosul hay Tirkit và tuyên bố sẽ đánh chiếm đến Baghdad. Ngoài việc phải chiến đấu không ngừng, binh lính Iraq còn phải đối mặt với việc bị bắt giữ và hành hình bởi quân phiến loạn.
Chính quyền Iraq đã khẳng định rằng quân đội đang hợp tác với những tay súng Kurds và các nhóm vũ trang gồm cả người dân địa phương.
Ngoài ra, họ cũng đã thành công trong việc đánh đuổi được cuộc tấn cộng của ISIS vào thị trấn Baqubah, tạo áp lực lên quân phiến loạn ở Mosul và lấy lại các thành phố Tirkit, Samarra và Taji, cách thủ đô Baghdad khoảng 32 km. Hơn 250 tay súng cực đoan đã bị giết trong chiến dịch chống khủng bố.
Vào năm 2003, lực lượng quân đội từ Mỹ, Anh, Úc, Ba Lan đã tiến vào Iraq và lật đổ tổng thống Saddam Husein, vốn đã cầm quyền 24 năm và từ đó đến nay, Iraq luôn rơi vào tình trạng bất ổn, cùng bạo lực tràn lan khắp đất nước.
Theo ANTD
Ukraine tuyên bố tiêu diệt 300 tay súng ly khai ở miền đông
Chính phủ Ukraine tuyên bố đã tiêu diệt 300 tay súng thuộc lực lượng đòi ly khai ở miền đông trong các cuộc giao tranh hôm 19.6 và cho biết chiến sự vẫn tiếp diễn vào ngày 20.6.
Các tay súng thuộc lực lượng ly khai lái xe hướng đến chiến sự ở thành phố Seversk, gần thị trấn Krasny Liman, hôm 19.6 - Ảnh: Reuters
Reuters cho biết không thể kiểm chứng độc lập thống kê thương vong nói trên, nhưng một chỉ huy phe ly khai ngày 19.6 thừa nhận lực lượng nổi dậy đã hứng chịu "tổn thất nặng nề" do họ bị áp đảo bởi quân đội chính phủ.
Trong khi đó, quân đội Ukraine thông báo có 7 binh sĩ thiệt mạng trong trận chiến hôm 19.6.
Vào đầu ngày 19.6, giao tranh bắt đầu bùng nổ tại khu vực phía đông thị trấn Krasny Liman, gần thành phố Slavyansk, sau khi phe đòi ly khai từ chối buông vũ khí theo một kế hoạch đình chiến do Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đề xuất.
Ông Vladyslav Seleznyov, phát ngôn viên chiến dịch chống khủng bố của chính phủ Ukraine, cho biết có khoảng 300 tay súng thuộc phe ly khai bị tiêu diệt trong khi giao tranh với quân đội chính phủ tại hai ngôi làng Yampil và Zakitne.
Quân đội Ukraine đã sử dụng pháo binh và không quân trong đợt tấn công này, theo ông Seleznyov.
Quân chính phủ cũng cho biết đã tịch thu vũ khí hạng nặng, gồm cả một xe thiết giáp, một xe tải có gắn súng đại liên, một tên lửa vác vai, súng phóng lựu và nhiều vũ khí cỡ nhỏ, ông Seleznyov thông báo trên trang Facebook của mình.
"Có 7 lính Ukraine thiệt mạng và 30 người khác bị thương. Các hoạt động quân sự vẫn đang tiếp diễn", người phát ngôn chính quyền Kiev cho hay.
Theo TNO
Mỹ sẽ gửi 300 cố vấn quân sự đến Iraq Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 19.6 cam kết Mỹ sẽ có hành động can thiệp quân sự "chính xác" nếu cần thiết và đề nghị gửi đến 300 cố vấn quân sự để huấn luyện các lực lượng Iraq chống lại các tay súng tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL). Các binh sĩ Iraq ở...