Can thiệp quá đà vào chuyện hàng xóm, cựu tiếp viên hàng không bị phạt tù
Thấy hàng xóm xử sự thô bạo với người vợ đang chờ ly hôn, Sơn “ nóng mắt” can thiệp. Thế nhưng do can thiệp quá sâu vào chuyện vợ chồng người khác nên cựu tiếp viên hàng không đã phạm vào tội “Cố ý gây thương tích”.
Sau 1 ngày xét xử vào 17-4, nhận thấy kháng cáo của bị cáo và kháng nghị của VKSND quận Long Biên cần phải được chấp nhận một phần nên HĐXX phúc thẩm TAND TP Hà Nội đã quyết định giảm hình phạt cho Đỗ Giang Sơn. Theo đó, bị cáo chỉ phải chấp hành hình phạt 6 năm 3 tháng tù giam về tội “Cố ý gây thương tích”.
Diễn biến phiên tòa phúc thẩm thể hiện, anh Phạm Thành Đang (SN 1971, trú ở phường Bồ Đề, quận Long Biên) kết hôn với chị Nguyễn Thị Kim Loan (trú cùng địa chỉ) không lâu thì xảy ra mâu thuẫn. Do không còn tình cảm với chồng nên giữa năm 2013, chị Loan đệ đơn ra tòa đề nghị được ly hôn, đồng thời sống ly thân trong thời gian chờ cơ quan pháp luật giải quyết.
Can thiệp quá đà vào chuyện vợ chồng hàng xóm, Đỗ Giang Sơn phải lĩnh án tù giam
Sáng 14-8-2013, chị Loan về ngôi nhà chung của 2 vợ chồng thì anh Đang đòi giữ chìa khóa xe máy, đồng thời yêu cầu vợ phải ở nhà chờ đến khi nào tòa án định đoạt xong tài sản chung. Do đó, vợ chồng anh Đang xảy ra to tiếng và xô xát nhau, nhiều người hàng xóm thấy vậy chạy sang can ngăn.
Đúng lúc ấy, Đỗ Giang Sơn (SN 1973, hàng xóm của anh Đang) đi ăn sáng về ngang qua chỗ vợ chồng chị Loan xô xát nên đứng lại chứng kiến. Thấy vợ chồng người hàng xóm vẫn còn đôi co với nhau, Sơn lập tức khuyên can chị Loan: “Thôi mày đi về đi. Ở đây làm gì nó đánh cho”.
Cho rằng Sơn “nhúng mũi” vào chuyện của mình, anh Đang đứng ở trong sân nói vọng ra: “Mày về lo việc nhà mày. Việc nhà tao, mày đừng chõ vào”. Vì thế, xích mích giữa Sơn và anh Đang lập tức nổ ra, hai bên lao vào đánh chửi nhau. Trong quá trình này, Sơn nhặt một viên gạch ném trúng đầu anh Đang, rồi bỏ đi. Về phần mình, nạn nhân rồi tự gọi taxi ra CAP Bồ Đề trình báo sự việc và đến viện điều trị thương tích.
Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định, anh Đang bị chấn thương sọ não với tỉ lệ tổn hại sức khỏe là 46%… Với hành vi gây ra với đối với người hàng xóm, ngày 22-12-2014, TAND quận Long Biên đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt Đỗ Giang Sơn 7 năm tù giam về tội “Cố ý gây thương tích”, theo khoản 3, Điều 104-BLHS.
Video đang HOT
Cho rằng hình phạt tại bản án sơ thẩm là quá nặng, Đỗ Giang Sơn nhanh chóng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và giảm nhẹ nghĩa vụ bồi thường dân sư. Đồng quan điểm với bị cáo, VKSND quận Long Biên cũng ra kháng nghị bản án sơ thẩm của TAND cùng cấp với lý do hình phạt áp dụng đối với bị cáo là quá nghiêm khắc.
Về phía bị hại thì ngược lại, ang Đang có đơn kháng cáo đề nghị Tòa án Hà Nội tăng nặng hình phạt đối với Đỗ Giang Sơn và tăng mức bồi thường bị thiệt hại về sức khỏe cũng như tinh thần.
Tại phiên tòa phúc thẩm, các bên vẫn giữ nguyên nội dung yêu cầu của mình. Vậy nhưng sau 1 ngày mở tòa, HĐXX phúc thẩm khẳng định không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của bị hại. Trong khi ấy, các quyết định tại bản án sơ thẩm có phần quá nghiêm khắc đối với bị cáo.
Từ các nhận định trên, TAND TP Hà Nội đã chấp thuận một phần kháng cáo của bị cáo và kháng nghị của VKSND quận Long Biên để giảm một phần hình phạt cho Đỗ Giang Sơn, từ 7 năm tù xuống còn 6 năm 3 tháng tù giam về tội “Cố ý gây thương tích”. Về dân sự, tòa án cũng giảm trách nhiệm bồi thường cho cựu tiếp viên hàng không từ hơn 300 triệu đồng xuống còn 228 triệu đồng.
Theo Minh Long
An ninh thủ đô
Những vụ "buôn lậu" tai tiếng của phi công, tiếp viên Vietnam Airlines
Phi công và tiếp viên Vietnam Airlines giấu 6kg vàng trong đế giày để tuồn sang Hàn Quốc là vụ việc mới nhưng không lạ. Hành vi "buôn lậu" của thành viên phi hành đoàn đã từng có tiền lệ với những vụ việc nhiều tai tiếng.
Sức hút của vàng
Những năm 2008 - 2009, khi thị trường vàng trong nước bị đầu cơ, những cơn sốt trên thị trường khiến nhiều người giàu và đổi đời nhờ vàng. Nắm lấy cơ hội nay, tiếp viên hàng không cũng "hội nhập" nhanh chóng với thời cuộc và bận rộn với các yêu cầu "xách" vàng thuê, cũng từ đó nhiều vụ việc liên tục được phát hiện.
Với đặc trưng nghề nghiệp của mình, các phi công, tiếp viên dễ bị "dính" vào các vụ buôn lậu hàng trái phép (ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Cuối năm 2009, trong chuyến bay VN791 từ Hồng Kông về Hà Nội, nhân viên mặt đất phát hiện có 6,4 kg vàng đựng trong túi giấy đặt dưới ghế của lái phụ. Sau khi chuyến bay kết thúc, 11 thành viên phi hành đoàn đang trên đường về nhà bị gọi lại để làm rõ nguồn gốc số vàng nói trên nhưng không ai nhận của mình.
Trong năm 2009, một tiếp viên của Vietnam Airlines cũng bị hải quan Hàn Quốc "cấm" xuất cảnh vì trên cổ đeo nhiều dây chuyền vàng to bất thường.
Khoảng giữa tháng 11/2011, khi chuyến bay VN937 của Vietnam Airlines hành trình Seoul (Hàn Quốc) - Hà Nội chuẩn bị cất cánh, lực lượng hải quan sân bay Incheon phát hiện trong hành lý xách tay của 3 tiếp viên có 20 lượng vàng. Vụ việc bị nhà chức trách Hàn Quốc lập biên bản, 3 tiếp viên hàng không bị tạm giữ để điều tra làm rõ nguồn gốc số vàng có trong hành lý và áp dụng mức phạt theo quy định nước này.
Vụ việc mới đây nhất là ngày 10/3/2015, sau khi thực hiện chuyến bay VN426 từ Hà Nội đến Busan (Hàn Quốc), qua hệ thống dò kim loại tại sân bay quốc tế Gimhae, cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng và nam tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong bị cơ quan chức năng nước này tạm giữ vì đã giấu 6kg vàng dưới đế giày. Điều đáng nói tại sao số vàng lớn này có thể dễ dàng "lọt" qua cửa soi chiếu an ninh từ sân bay quốc tế Nội Bài để theo máy bay sang tới Busan mới bị phát hiện? Hiện nhà chức trách hàng không Việt Nam đang phối hợp với cơ quan chức năng Hàn Quốc tiếp tục điều tra làm rõ sự việc.
Buôn lậu, xách tay hàng trái phép
Ngoài những vụ buôn lậu vàng trên các đường bay khu vực Đông Bắc Á, tiếp viên và phi công Vietnam Airlines từng bị bắt giữ khá nhiều lần tại Úc và Nhật Bản do vận chuyển "tiền đen" và hàng trộm cắp, các đường bay châu Âu "nóng" với tình trạng buôn lậu điện thoại của thành viên phi hành đoàn.
Cách đây đúng 1 năm, nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc mang mã tiếp viên 35 của Vietnam Airlines bị Cơ quan cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) bắt giữ vì nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá khoảng 125.000 Yen Nhật (tương đương 25,7 triệu VNĐ) khi đi trên xe dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến sân bay Quốc tế Kansai từ tháng 9/2013.
Liên quan đến vụ việc, một cơ phó và 4 nữ tiếp viên khác của Vietnam Airlines cũng đã bị cảnh sát thẩm vấn và có yêu cầu Vietnam Airlines dẫn độ sang Nhật Bản để phục vụ cho công tác điều tra. Hãng hàng không này đã lập tức đình chỉ bay đối với các phi công và tiếp viên mà cảnh sát có nghi vấn, đồng thời khẳng định không bao che, dung túng cho những vi phạm nhằm làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm những cá nhân liên quan, tuy nhiên kết quả điều tra cuối cùng của vụ việc đến nay vẫn chưa được công bố.
Cửa soi chiếu an ninh tại ga đi quốc tế, nhà ga T2 - Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài
Năm 2009, phi công Đặng Xuân Hợp của Vietnam Airlines bị tạm giữ tại Nhật Bản vài tháng do có liên quan đến tội mua hàng ăn cắp của các nhóm người Việt rồi tuồn về Việt Nam theo đường hàng không. Vụ việc bị đưa ra tòa xét xử nhưng sau đó được đình chỉ đặc cách, tuy nhiên viên phi công này vẫn bị Vietnam Airlines đình bay 1 năm.
Tháng 4/2012, nam tiếp viên Thái Anh Tiến (31 tuổi) tham gia đường dây vận chuyển hàng lậu là đồ điện tử từ Australia về Việt Nam tiêu thụ, khi qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất - TPHCM thì số hàng vận chuyển trái phép này bị phát hiện và bắt giữ. Tiếp viên Thái Anh Tiến sau đó bị Tòa án Nhân dân TPHCM tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù treo. Ngoài ra, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã lần theo các dấu vết từ tháng 10/2008 và xác định có khoảng 400 kiện hàng đã được hơn 30 tiếp viên hàng không tham gia vận chuyển trái phép từ Australia về Việt Nam.
Cuối tháng 9/2013, lực lượng an ninh Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài phát hiện và tạm giữ 50 chiếc điện thoại iPhone 5S còn nguyên đai nguyên kiện do tiếp viên phó của Vietnam Airlines là Bùi Ngọc Tuấn (SN 1977) vận chuyển trái phép qua đường hàng không trên chuyến bay VN1106 từ Paris (Pháp) về Hà Nội. Theo đó, trong quá trình kiểm tra và soi chiếu hành lý xách tay, lực lượng an ninh sân bay Nội Bài nhận thấy nam tiếp viên này có biểu hiện lạ khi muốn "né" cửa soi chiếu hành lý của hải quan cửa khẩu. Vì vậy, tiếp viên Bùi Ngọc Tuấn bị yêu cầu mở hành lý ra để kiểm tra và 50 chiếc iPhone 5S mới bị phát hiện.
Mới đây, Vietnam Airlines đã siết chặt hơn công tác quản lý thành viên tổ bay bằng việc tăng cường trách nhiệm giám sát cho cơ trưởng, tiếp viên trưởng, họ chịu trách nhiệm kiểm soát các thành viên trong phi hành đoàn mang hàng ngoài quy định và có quyền ra quyết định không cho thành viên vi phạm tham gia tổ bay. Tuy nhiên, vụ giấu 6kg vàng trong đế giày lần này lại liên quan tới chính cơ trưởng - người có quyền cao nhất trên máy bay, vậy nên những quy định được Vietnam Airlines đặt ra dường như vô tác dụng?!
Hàng không là hình ảnh của quốc gia, những hành vi buôn lậu nói trên rõ ràng đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia. Trong khi đó, nhà chức trách hàng không các nước sẽ không chỉ có ấn tượng xấu với riêng hãng có nhân viên vi phạm sẽ mà áp dụng chung đối với tất cả các hãng hàng không của quốc gia đó, các chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam sẽ bị "soi" kỹ hơn tại sân bay các nước để ngăn ngừa buôn lậu.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Những vụ phi công, tiếp viên hàng không bị bắt Trong quá khứ, một số phi công, tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines (VNA) đã bị bắt do vận chuyển quần áo ăn cắp, buôn lậu mỹ phẩm, hàng điện tử. Tháng 3/2014, nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc của Vietnam Airlines bị cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) tạm giữ để phục vụ điều tra do nghi ngờ vận chuyển 21 món...