Cần thêm không gian sáng tạo cho trẻ
Những “góc sáng tạo”, các câu lạc bộ năng khiếu ở nhà trường chính là nơi lý tưởng để hun đúc, bồi dưỡng năng khiếu và kích thích khả năng sáng tạo của trẻ. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các trường học đều chưa tạo dựng được không gian này cho học sinh.
Bé Đặng Hồng Giang tự làm đồ chơi tại nhà. Ảnh: Thanh Viên
* “Sân chơi” bổ ích
Sau khi hoàn thành bài vở, thay vì xem tivi, chơi điện thoại như nhiều trẻ khác, em Đặng Hồng Giang, lớp 5/1 Trường tiểu học Phù Đổng (xã Phú Lâm, huyện Tân Phú) lại tranh thủ với “góc sáng tạo” của mình. Đây là khoảng thời gian mà Giang được thỏa sức làm mọi thứ theo ý thích riêng.
Chỉ 2 buổi tối, Giang đã hoàn thành mô hình một ngôi nhà tranh mộc mạc nằm gọn trong khu vườn xanh mát, bên ngoài có hàng rào bao bọc. Lối vào nhà được lát đá, trong sân có cả một bộ bàn ghế và xích đu để búp bê ngồi chơi.
Video đang HOT
Kể từ năm học lớp 2, Giang đã được cha chỉ cho cách tự làm đồ chơi. “Ngôi nhà” đầu tiên hoàn thành một cách khó nhọc, tất nhiên cũng không đẹp như ý muốn. Sau 3 năm say mê với trò chơi này, giờ đây cô bé đã có thể làm được rất nhiều đồ dùng, đồ chơi. Chẳng hạn mô hình nhà ở với đầy đủ phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, nhà vệ sinh; đèn dầu “tự chế” từ chai thủy tinh cũ, thước kẻ, dụng cụ lọc nước cho bể cá…
Năm học 2018-2019, Trường THCS Phú Bình (xã Phú BÌnh, huyện Tân Phú) thành lập Câu lạc bộ Mỹ thuật. Những học sinh có năng khiếu, say mê lĩnh vực này được tập hợp để vừa phát triển kỹ năng, tạo sân chơi giải trí sau giờ học, vừa định hướng nghề nghiệp. Những vật liệu tái chế như: thùng xốp, chai nhựa, lon nước ngọt… được tận dụng để tạo sản phẩm chậu trồng cây, mô hình nhà, mô hình giao thông… Học sinh cũng có thể làm đồ dùng dạy học từ vật liệu tái chế để giáo viên trong trường sử dụng trong các tiết dạy. Một số sản phẩm đẹp có thể được bán để gây quỹ hoạt động.
* Cần thêm không gian sáng tạo cho trẻ
Năng động, tự tin, thông minh hơn và có nhiều sáng kiến là các lợi ích khi trẻ có được không gian sáng tạo. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, không gian này chưa được nhiều trường học chú trọng xây dựng và phát triển. Học sinh cũng chưa được hướng dẫn, trang bị các kỹ năng để các em có thể “vừa chơi vừa học”.
Khó khăn hàng đầu mà các trường gặp phải là điều kiện về cơ sở vật chất. Theo đó, để có được “góc sáng tạo” cho học sinh, nhà trường cần phải có phòng ốc rộng rãi, thoáng đãng, trang trí đẹp mắt và phù hợp để kích thích tư duy sáng tạo cho trẻ. Những vật dụng, nguyên liệu cần thiết cần đa dạng, đáp ứng yêu cầu sử dụng cho nhiều lĩnh vực sáng tạo: mỹ thuật, kỹ thuật, công nghệ…
Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng được tổ chức hằng năm là một trong những sân chơi hiếm hoi đòi hỏi các nhà trường phải tạo nên không gian sáng tạo cho học sinh. Cuộc thi có 5 lĩnh vực để học sinh tham gia sáng tạo gồm: đồ dùng dành cho học tập; phần mềm tin học; sản phẩm thân thiện với môi trường; các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em; các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.
Năm 2019, Đồng Nai có hơn 1,1 ngàn giải pháp tham dự cuộc thi ở cấp huyện. Điều này cho thấy sự hào hứng của học sinh với sân chơi sáng tạo đồng thời cho thấy việc tạo dựng không gian sáng tạo dành cho học sinh ở trường học là nhu cầu cần sớm được giải quyết. Có như thế, việc sáng tạo của trẻ mới được duy trì thường xuyên và thực sự đi vào cuộc sống chứ không chỉ “sáng tạo theo đợt” để tham gia các cuộc thi.
Tường Vi
Theo baodongnai
Lớp trưởng tâm lý như anh lớn trong nhà, sợ các bạn trong lớp không thuộc bài nên ngồi vẽ tường tận cả 12 động tác thể dục
Nhìn bài vẽ động tác thể dục quá đỗi dễ thương, không ít cư dân mạng ganh tỵ, ước ao lớp trưởng lớp mình cũng tâm lý được như thế.
Mặc dù môn thể dục là môn học ở ngoài sân vận động hoặc trong nhà thi đấu, được tự do thoải mái chạy nhảy nhưng đối với nhiều bạn học sinh, thậm chí cả sinh viên thì đây là một những môn gây ám ảnh nặng nề nhất. Ở đại học, câu chuyện sinh viên đăng ký tín chỉ học lại môn thể dục vài ba lần không phải là ít.
Theo lý giải của nhiều bạn, thể dục có nhiều môn thể thao thiên về năng khiếu mà bản thân không giỏi, nhưng vẫn bắt buộc phải học như đá cầu, thể dục nhịp điệu, bóng chuyền,... cho nên rớt lên rớt xuống là chuyện khó tránh khỏi. Ngoài ra tiết học thường rơi vào những khung giờ nắng nóng cao điểm nên ai cũng ngán ngẩm.
Để đồng đội trong lớp có thêm tinh thần trước khi vào tiết học, một tờ giấy vẽ lại đầy đủ 12 động tác khởi động của môn thể dục cấp 3 được đăng tải trong group học đường khiến dân mạng ồ lên thích thú. Theo cô bạn đăng tải chia sẻ, đây là tác phẩm của lớp trưởng lớp mình.
(Ảnh: Thuỳ Linh/Group Trường người ta)
Trong vòng chưa đến 12 tiếng, bài viết của cô bạn Thuỳ Linh đã nhận được hơn 15 nghìn lượt like và gần 700 bình luận. Trong phần bình luận, đa số mọi người đều có chung ý kiến, tuy nét vẽ của lớp trưởng không chuyên, nhưng điều ấn tượng thích nhất chính là cái tinh thần "tương thân tương ái" của bạn bè trong lớp giúp đỡ lẫn nhau. Thậm chí cóbạn còn cho rằng, với nét vẽ mảnh khảnh nhìn hao hao như một quyển bí kíp võ công thất truyền hơn là bài khởi động thể dục.
Bên cạnh đó nhiều dân mạng đưa ra lời cảm thán, ước gì lớp trưởng lớp mình cũng được như lớp người ta thì tốt biết mấy. Đúng là mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, chắc chắn thành viên lớp trên rất vui sướng khi có một lớp trưởng tận tâm như thế.
Theo Helino
Để hoạt động câu lạc bộ cuốn hút học sinh Trong quy định trường tổ chức 2 buổi/ngày, Bộ GD-ĐT yêu cầu buổi thứ 2, các trường phải dành 50% số tiết học để tổ chức các hoạt động câu lạc bộ (CLB) rèn kỹ năng, năng khiếu, tăng cường hoạt động giáo dục trải nghiệm, sáng tạo. Học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (TP.HCM) sinh hoạt trong CLB Vật lý -...