Cần tháo gỡ vướng mắc về chế độ giáo viên thể dục
Một số trường dự bị đại học rơi vào tình trạng lúng túng, vướng mắc trong việc thực hiện chế độ đối với giáo viên thể dục, gây nhiều băn khoăn, bất đồng.
Hiện nay, chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục cho giáo viên thể dục trên cả nước đang thực hiện theo Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg ban hành ngày 16/11/2012 do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân ký.
Quyết định này “Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao” tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, các trường chuyên biệt, trung tâm giáo dục thường xuyên.
Một tiết dạy học thể dục ngoài trời (Ảnh minh họa: sggp.org.vn).
Điều 3, 4 của Quyết định đã nêu rõ các chế độ giáo viên thể dục thể thao trong các nhà trường được hưởng như sau:
“Điều 3. Chế độ bồi dưỡng
Chế độ bồi dưỡng được chi trả bằng tiền và được tính bằng 01% mức lương tối thiểu chung cho 01 tiết giảng thực hành…
Điều 4. Chế độ trang phục
1. Đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao dạy chuyên trách môn thể dục, thể thao được cấp 02 bộ quần áo thể thao dài tay/năm, 02 đôi giày thể thao/năm, 04 đôi tất thể thao/năm, 04 áo thể thao ngắn tay/năm.
2. Đối với giáo viên, giảng viên dạy kiêm nhiệm (giáo viên dạy môn học khác dạy kiêm nhiệm môn thể dục, thể thao) được cấp 01 bộ quần áo thể thao dài tay/năm, 01 đôi giày thể thao/năm, 02 đôi tất thể thao/năm, 02 áo thể thao ngắn tay/năm…”.
Trường dự bị đại học theo quy định trong Luật Giáo dục thuộc loại trường chuyên biệt, nên từ khi Quyết định 51 ra đời, giáo viên thể dục của trường là đối tượng nằm trong phạm vi điều chỉnh của quy định này.
Thế nhưng, từ năm học 2017-2018, theo Thông tư số 26/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 30/12/2016, có hiệu lực từ ngày 15/02/2017 và thay thế các quy định về tuyển chọn, tổ chức bồi dưỡng và xét tuyển vào học trình độ đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học tại Thông tư số 25/2010/TT-BGDĐT ngày 13/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn Thể dục đã không còn được dạy ở trường dự bị đại học nữa.
Các trường dự bị đại học bèn phân công nhóm cựu giáo viên thể dục hướng dẫn học sinh “rèn luyện sức khỏe” – mỗi lớp 1 tiết/ tuần.
Trong quy định hiện hành, các tiết dạy thể dục được phân thành 3 loại: tiết lý thuyết, tiết thực hành và tiết kiểm tra.
Ở hệ dự bị đại học, Bộ đã quy định môn Thể dục có tỷ lệ số tiết thực hành chiếm khoảng 70%, còn 30% dành cho lý thuyết và kiểm tra.
Theo Thông tư 26 thì tiết rèn luyện sức khỏe sẽ được hướng dẫn mỗi tuần 1 tiết/ lớp, Bộ không ban hành lịch trình rèn luyện sức khỏe, mà giáo viên thể dục ở trường tự soạn lịch trình hướng dẫn học sinh rèn luyện sức khỏe.
Do đó có trường, giáo viên thể dục khi soạn lại lịch trình rèn luyện sức khỏe, đã tự ý thay đổi tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành-kiểm tra, tính hẳn toàn bộ 100% số tiết rèn luyện sức khỏe đều là tiết thực hành, không có tiết lý thuyết và kiểm tra nào, để hưởng toàn bộ chế độ bồi dưỡng tiết giảng thực hành, chưa phù hợp quy định.
Ngoài ra, thời gian gần đây do tuyển sinh hệ dự bị đại học bị suy giảm, số lớp học cũng bị giảm theo, cá biệt có trường tuyển sinh chỉ đạt chưa đến 50% chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo giao, dẫn đến tình trạng giáo viên thiếu tiết dạy trầm trọng.
Ở một số trường dự bị đại học, giáo viên thể dục thực dạy hằng năm chỉ đạt khoảng 25% định mức do Bộ quy định (336 tiết/giáo viên/năm học), nhưng tất cả giáo viên thể dục đều vẫn được hưởng đầy đủ chế độ trang phục, trong lúc ở các cơ sở giáo dục phổ thông, nếu giáo viên thể dục dạy 50 định mức thì không được hưởng chế độ trang phục này.
Bên cạnh đó, nhiều giáo viên hiện đã chuyển sang làm trưởng, phó các phòng chức năng hoặc dạy thêm môn khác, tức là trở thành giáo viên kiêm nhiệm chứ không còn là giáo viên chuyên trách như trước, nhưng nhiều năm nay nhà trường vẫn phải thanh toán đầy đủ chế độ trang phục như giáo viên chuyên trách thực thụ, trái với quy định.
Do sự thay đổi của chương trình chuyên môn ở trường dự bị đại học từ năm 2017 theo Thông tư 26 như trên, một số trường dự bị đại học rơi vào tình trạng lúng túng, gặp khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chế độ đối với giáo viên thể dục, gây nhiều băn khoăn, bất đồng trong nội bộ.
Trước tình hình vướng mắc ở các trường dự bị đại học như nêu trên, để kịp thời tháo gỡ, thiết nghĩ Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cấp quản lý cần thiết có sự điều chỉnh về mặt văn bản quy định, bổ sung cho Quyết định 51 và Công văn số 1384/BGDĐT-CTHSSV ngày 5/3/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Quyết định 51 cho phù hợp với thực tiễn; cụ thể cần làm rõ các điểm sau:
- Cần xác định rõ “Rèn luyện sức khỏe” ở hệ thống 4 trường dự bị đại họctrên toàn quốc hiện nay (01 tiết/ tuần/ lớp x 28 tuần = 28 tiết/ lớp/ năm học) là phân môn hướng dẫn học sinh luyện tập, bổ trợ sức khỏe hay là môn học chính khóa về thể dục, thể thao, giáo dục thể chất?
Đồng thời, nếu là môn học chính khóa thì cần sớm xây dựng quy định kiểm tra đánh giá định kỳ một cách bài bản, cụ thể từng học kỳ, từng năm học như 9 môn học văn hóa chính khóa đã được quy định trong Thông tư 26, chứ không để tình trạng mỗi trường tự kiểm tra tùy tiện, đại khái qua loa như hiện tại.
- Sớm ban hành chương trình “Rèn luyện sức khỏe” dành cho hệ dự bị đại học, chấm dứt tình trạng các trường tự ý vẽ ra lịch trình bát nháo, không dựa trên một căn cứ thống nhất nào, tùy tiện mỗi trường một kiểu như hiện nay.
- Cần sớm quy định, cụ thể hóa thêm cho rõ ràng về đối tượng giáo viên thể dục ở trường dự bị đại học hiện là trưởng, phó phòng chức năng khi kiêm thêm việc hướng dẫn học sinh rèn luyện sức khỏe, thì có còn là giáo viên chuyên trách không hay đã chuyển sang đối tượng giáo viên kiêm nhiệm theo Quyết định 51?
- Cần quy định, nếu giáo viên thể dục thực hiện đủ định mức tiết dạy mỗi năm học theo quy định hiện hành thì được hưởng đầy đủ chế độ trang phục; còn nếu thực hiện chỉ được từ 1/5 đến 1/2 định mức tiết dạy hằng năm, thì có nên được hưởng chế độ trợ cấp trang phục theo tỷ lệ tương ứng hay cắt giảm chế độ trang phục?
Quyết định số 51/2012/QĐ – TTg quy định bồi dưỡng, trợ cấp trang phục đã thể hiện sự ưu ái của nhà nước dành riêng cho đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục thể thao trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đây là chủ trương, quyết định đúng đắn, phù hợp với hoạt động của giáo viên thể dục – đối tượng nhà giáo mang tính đặc thù.
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện thì đến nay một số điểm trong Quyết định 51 theo thời gian đã trở nên không còn phù hợp với thực tiễn ở các trường dự bị đại học.
Mong rằng các cấp hữu quan cần sớm điều chỉnh, bổ sung kịp thời, nhằm tạo nên hành lang pháp lý cho các trường dự bị đại học có căn cứ khắc phục, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn hiện tại đang gặp phải, thực hiện đúng, đảm bảo đầy đủ ý nghĩa quy định ưu đãi của nhà nước đối với giáo viên thể dục, đồng thời cũng tránh được tình trạng một chế độ tốt đẹp bị lạm dụng, lãng phí khi thực hiện chưa phù hợp với quy định.
Tài liệu tham khảo:
//giaoduc.net.vn/tieu-diem/giao-vien-the-duc-dang-duoc-huong-mot-luc-nhieu-che-do-quyen-loi-khac-nhau-post182740.gd
Đỗ Thành Dương
Theo giaoduc.net
Giáo viên thể dục bị tố khiếm nhã với nữ sinh tự nhận mức kỷ luật khiển trách
Liên quan giáo viên N.T.H (Trường THPT Cao Thắng, TP Huế) bị phụ huynh học sinh tố cáo có hành vi khiếm nhã nữ sinh lớp 10, hội đồng nhà trường vừa tổ chức họp xem xét xử lý vi phạm. Theo đó, giáo viên H. đã kiểm điểm và tự nhận mức kỷ luật khiển trách.
Trường THPT Cao Thắng (TP Huế)
CLIP cựu học sinh lên tiếng về thầy giáo N.T.H bị tố khiếm nhã nữ sinh lớp 10
Sáng 16/12, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Ngô Đắc Dũng - Hiệu trưởng Trường THPT Cao Thắng, cho biết: Tại buổi họp chiều 14/12 để xem xét xử lý vụ việc giáo viên thể dục N.T.H bị phụ huynh tố cáo có hành vi khiếm nhã nữ sinh lớp 10, bản thân ông N.T.H đã tự nhận khuyết điểm, tự kiểm điểm và xin nhận mức xử lý kỷ luật khiển trách.
Hiệu trưởng Ngô Đắc Dũng cho biết thêm, tại cuộc họp này, trong tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường cũng đã được lấy phiếu nhận xét, thăm dò về mức xử lý kỷ luật đối với ông N.T.H, từ đó đề xuất về mức xử lý kỷ luật người có vi phạm.
Căn cứ những tình tiết vi phạm, kết quả tự kiểm điểm của cá nhân giáo viên, đánh giá đề xuất của tập thể nhà trường, Hội đồng kỷ luật Trường THPT Cao Thắng sau khi xin ý kiến từ lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế và cơ quan liên quan sẽ đưa ra mức xử lý kỷ luật thích đáng đối với giáo viên N.T.H.
"Chậm nhất trong ngày 17/12, Hội đồng kỷ luật nhà trường sẽ có quyết định cuối cùng về mức độ, hình thức xử lý kỷ luật đối với giáo viên N.T.H", ông Ngô Đắc Dũng cho biết.
Giáo viên N.T.H tự nhận mức kỷ luật khiển trách
Liên quan vụ việc, như Tiền Phong thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Huế vừa vào cuộc xác minh, điều tra về việc một phụ huynh tố cáo thầy giáo thể dục Trường THPT Cao Thắng có hành vi xúc phạm nhân phẩm con gái mình.
Cụ thể, bà B.T.P.T. (ngụ phường Phú Nhuận, Huế) đã có đơn gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Huế về việc con gái bà tên là H.T.U.N. (17 tuổi, học sinh lớp 10 Trường THPT Cao Thắng) bị thầy giáo dạy thể dục tên là N.T.H xúc phạm nhân phẩm, bằng hành vi và lời nói khiếm nhã.
Lãnh đạo nhà trường, cơ quan chức năng trên địa bàn ngay sau đó đã vào cuộc kiểm tra, xác minh nhằm làm rõ nội dung đơn tố cáo liên quan giáo viên N.T.H.
Đến ngày 13/12, khi tiếp xúc với PV Tiền Phong, ông N.T.H đã thừa nhận có thiếu sót về lời nói và hành động đối với học sinh nhà trường. Tuy nhiên, giáo viên N.T.H cho rằng, có thể do giáo viên này từng nhắc nhở học sinh H.T.U.N trong giờ học nên đã bị tố cáo như vậy.
Tiếp sau đó, một nhóm nam nữ cựu học sinh Trường THPT Cao Thắng đã viết "tâm thư" gửi Ban giám hiệu trường này, bày tỏ mong muốn xem xét để xử lý khách quan, thỏa đáng về vụ việc thầy giáo thể dục N.T.H bị tố khiếm nhã nữ sinh. Theo các em này nhận xét, ông N.T.H là thầy giáo nghiêm túc trong giảng dạy (!?).
NGỌC VĂN
Theo Tiền phong
Phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ sổ sách Giáo viên được phép chọn hình thức trình bày, viết tay hoặc đánh máy khi sử dụng các loại hồ sơ sổ sách theo quy định. Bài viết "Một tuần soạn 29 giáo án viết tay, nhiều giáo viên Kỳ Sơn có phải là siêu nhân?" của tác giả Phan Tuyết đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 6/10 để...