Cẩn thận với kẻ cướp nấp sau cây ATM chờ nạn nhân rút tiền
Cướp giật không chỉ như những bóng ma trên những khu phố sầm uất, những đại lộ thênh thang mà còn lúc thoắt ẩn, thoắt hiện, lúc ngang nhiên “đột kích” các khu công nghiệp, khu dân cư đế ra tay chớp nhoáng…
Đau lòng cảnh công nhân nghèo vừa lãnh lương thì bị cướp
TP. HCM có rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, xí nghiệp… thu hút nhiều lao động từ khắp nơi đổ về. Trong số người lao động từ các tỉnh đổ về, số người chăm chỉ làm việc chiếm đa số nhưng cũng không hiếm các trường hợp sa đà vào ăn chơi, vướng vào tệ nạn xã hội. Từ chỗ tụ tập ăn nhậu, nhiều thanh niên không việc làm, lêu lổng bước đến con đường sử dụng ma túy, đánh mất bản thân vào “cái chết trắng”. Không tiền, con nghiện từng là những người công nhân hiền lành lại nhắm đến tài sản của các công nhân khác.
Theo chị Nguyễn Hồng Thanh, công nhân khu chế xuất Linh Trung (quận Thủ Đức, TP.HCM) cho biết, những tên trộm cướp sống nhan nhản gần chỗ trọ, gần đến ngày lĩnh lương, người nào cũng lo ngay ngáy.
Đa số đều phải để dành tiền trong ATM chứ không dám để trong người nhiều. ” Hôm trước, có chị kia đi rút tiền để gửi về quê, không biết bọn cướp ngồi rình ở đâu mà biết. Bọn chúng canh đến đoạn đường vắng, ép xe, kề dao, thế là chị này phải móc sạch tiền đưa. Chị ấy khóc nhiều lắm, nghèo mà còn gặp cướp thì chỉ biết ôm ấm ức và nỗi tủi hờn vào lòng”, chị Thanh bức xúc.
Qua thực tế, PV nhận thấy tại các khu công nghiệp, khu chế xuất… trên địa bàn thành phố hiện nay đều trả lương thông qua thẻ ATM nên tội phạm cướp giật chỉ cần rình rập ở các trụ ATM là biết ngay người nào có tiền. Nữ công nhân chính là miếng “mồi ngon” mà tội phạm cướp giật nhắm đến bởi họ vừa yếu thế đơn thân, vừa chân yếu tay mềm. Những nữ công nhân vốn bơ vơ với cuộc sống xa nhà, kiến thức về tình hình trật tự xã hội thì ít ỏi, lại chủ quan trong việc phòng chống cướp giật bởi vẫn ảnh hưởng lối sống đơn giản chốn quê nghèo.
Đi quanh các khu công nghiệp Tân Bình (quận Tân Phú), Tân Tạo (quận Bình Tân), Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh), khu chế xuất Linh Trung, Linh Xuân (quận Thủ Đức)… PV dễ dàng băt gặp cảnh các công nhân đánh bạc, nhậu nhẹt, đánh nhau… Đây cũng được xem là “mầm ươm tội phạm” cũng như các tệ nạn xã hội gia tăng. Công nhân thường thuê nhà trọ ở những quận huyện ngoại thành để mức giá không quá cao. Tuy nhiên, vì thường xuyên đi sớm về khuya khiến họ trở thành “mồi ngon” cho tội phạm cướp giật. Thực tế, để trở vễ nhà trọ sau những giờ tăng ca hoặc về lúc tờ mờ sáng, rât nhiều công nhân phải vượt qua những đoạn đường vắng, thưa nhà dân, không có lực tượng công an tuần tra.
Ông Nguyễn Văn Đầy (56 tuổi, ngụ xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết: “Tôi còn nhớ cách đây một năm, ai đi làm về ban đêm qua khu vực khu công nghiệp Tân Bình và Vĩnh Lộc đều rất lo sợ. Bởi khoảng thời gian đó xuất hiện băng cướp sử dụng dao phay để trấn áp người đi đường cướp tài sản. Băng cướp đó đông lắm, chúng thường chọn những đoạn đường nội bộ tối vắng của khu công nghiệp để cướp tài sản, thậm chí giết và cướp tài sản của các công nhân đi làm về khuya. Sau khi cơ quan công an bắt gọn băng cướp này, nhiều người vẫn còn ám ảnh mỗi khi qua đây”.
Video đang HOT
Công nhân các công ty, khu công nghiệp chen chúc rút tiền từ các cây ATM tại nơi làm việc sau giờ tan ca.
Mở rộng địa bàn, táo tợn ” ăn hàng” mọi lúc, mọi nơi
Theo Thượng tá Phạm Công Nghĩa, Trưởng Công an phường 2 (quận Tân Bình), để xác định điểm nóng cướp giật tại TP HCM thì quả thật rất khó khăn, bởi cướp xuất hiện khắp mọi nơi và bất kể thời gian nào trong ngày. Tội phạm cướp giật cứ rong ruổi khắp nơi, hễ thấy người nào hớ hênh tài sản là cướp. Tuy nhiên, với các địa bàn có nhiều khu công nghiệp, nhà máy… thu hút nhiều công nhân thì cướp có thể bám trụ và kết nhóm, có tổ chức để thuận tiện hoạt động.
Ông Trần Văn Định (ngụ phường Linh Trung, quận Thủ Đức) cho biết: “ở khu vực nhà trọ của tôi cũng thường xuất hiện các đối tượng cướp giật. Tài sản của ai “hở” ra là chúng ra tay. Có lúc chúng vờ chờ đợi bạn, người thân trên xe trước dãy nhà trọ. Khi thấy ai không chú ý, đề phòng, chúng cho con mồi qua mặt một đoạn rồi mới nổ máy đuổi theo. Đến đoạn chúng đã tính kỹ có lối thoát, chúng tăng tốc giật ngay. Tôi đoán chừng, chúng đã quá quen thuộc với địa bàn, thậm chí sống ngay cạnh mình nên mới nhanh như vậy”.
Khu dân cư Nam Long (phường An Lạc, quận Bình Tân) tập trung rất nhiều công nhân của các công ty nhựa Duy Tân, Thành Công… nên đời sống nơi đây khá phức tạp. Trung tá Huỳnh Văn Phượng, Trưởng Công an phường An Lạc, chia sẻ: “Vừa qua tại khu dân cư Nam Long, chúng tôi đã triệt phá, bắt giữ một số đối tượng cướp giật thường hoạt động trên địa bàn. Ở khu dân cư hiện nay, ngoài nạn trộm cắp còn nảy sinh tệ nạn cướp giật với mức độ táo tợn rất đáng lên án”.
Trước đây, không ít vụ việc cướp xông vào nhà giết người cướp của hay chém trước giật đồ sau gây hoang mang dư luận. Nhưng theo cơ quan chức năng, hiện nay, các trường hợp cướp xông vào nhà dân cướp của đã dần được khắc phục. Tuy nhiên, tình trạng cướp giật, cướp có vũ khí tấn công người dân khi tham gia giao thông, vui chơi tại công viên, siêu thị, trung tâm thương mại, khu dân cư… lại gia tăng.
Trung tá Phượng cho biết, những khu dân cư xuất hiện nhiều tệ nạn như cờ, bạc, ma túy, mại dâm sẽ kéo theo tệ nạn cướp giật. Bà Nguyễn Khánh Vi (ngụ phường 2, quận Tân Bình), cho biết: “Trước đây, phường 2, đặc biệt là hẻm số 6 Bùi Thị Xuân, bất kể giờ giấc nào người dân cũng không cho con cháu ra đường, cửa nhà luôn phải đóng im ỉm. Nơi đây tập trung rất đông các con nghiện, họ sử dung ma túy và sẵn sàng cướp để có tiền mua “cái chết trắng”. Hiện nay, địa bàn này đã được chuyển hóa thành công, đời sống người dân có phần thoải mái hơn”.
Tuy nhiên, một số phường, xã của các quận huyện khác lại nổi lên như những điểm đen về tệ nạn và cướp giật, luôn ám ảnh người dân sống trong khu vực. Phường 12, 14 (quận 8) trong mấy năm gần đây đã được chuyển hóa dần nhưng vẫn được xem như điểm nóng ma túy lẫn cướp giật của thành phố. Các con nghiện lai vãng hoặc bám trụ ở khu này để tiện mua bán ma túy. Với mô – tip con nghiện đi cướp, người dân sống ở địa bàn các phường này luôn phập phồng lo sợ mỗi khi có việc phải về khuya. Chị Trần Thị Thanh Phương (ngụ phường 14) cho biết: “Những năm còn đi học thêm buổi tối, mỗi khi về gần nhà, tôi rất sợ, phải nhờ người nhà ra đón. Đi đêm gặp cướp là chuyện không hiếm ở khu vực này”.
Ngoài các khu nhà trọ công nhân, làng Đại học Thủ Đức cũng nằm trong số những điểm nóng cướp giật bắt đầu nổi cộm. Với diện tích rộng, thiếu bảo vệ phụ trách, tại nhiều khu đất hoang, nhiều cây bụi, trộm cướp thường chọn những địa điểm tối vắng để cướp của các sinh viên đi chơi khuya.
Khu vực hồ Đá khi chưa được rào chắn là điểm hẹn hò, tụ tập của các đôi tình nhân sinh viên. Và tất nhiên, bọn cướp rất tinh ý nhận ra miếng mồi ngon” xuất phát từ sự chủ quan của sinh viên. Đã có nhiều cặp tình nhân sinh viên gặp cướp, có người còn bị cướp tấn công bằng dao khi đang tâm sự tại các khu vực tối vắng ở những bãi đất trống của làng Đại học Thủ Đức. Tệ nạn xã hội đã xâm nhập làng Đại học Thủ Đức nên cướp giật gia tăng cũng không lạ lẫm
Theo Công lý & xã hội
Một người Nga dùng thẻ giả rút hàng trăm triệu đồng ở Việt Nam
Ngày 19-6, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt Kuznetcov Stanislav Dmitrievich (30 tuổi, quốc tịch Nga) năm năm tù về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
HĐXX tuyên bị cáo dưới khung hình phạt do có hai tình tiết giảm nhẹ là thành khẩn khai báo và khắc phục một phần hậu quả. Trước đó, công tố đề nghị xử phạt bị cáo này từ 8-9 năm tù.
Theo hồ sơ, chiều ngày 23-4-2014, Dmitrievich đi xe máy đến trụ ATM của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) ở số 2 Phùng Khắc Khoan, quận 1, TP.HCM, dùng thẻ giả rút tiền, bị bảo vệ ngân hàng phát hiện, phối hợp với công an phường bắt quả tang.
uznetcov Stanislav Dmitrievich tại tòa
Khám xét nơi lưu trú của Dmitrievich tại khách sạn ở quận 3, công an còn thu giữ thêm hàng trăm thẻ ATM giả. Lúc này, Dmitrievich khai nhận trước khi vào Việt Nam, ngày 7-2-2014 tại Campuchia, Kuznetcov đã gặp một người tên Boris (chưa xác định được lai lịch) và được đề nghị dùng thẻ giả để rút tiền. Người này hứa sẽ cho Dmitrievich 10% số tiền rút được.
Boris đưa Dmitrievich một điện thoại iPhone để liên lạc. Ngay sau đó, Dmitrievich nhiều lần nhập cảnh vào Campuchia và Việt Nam. Tại Việt Nam, Kuznetcov lưu trú ở nhiều khách sạn. Sau đó, Boris thông qua một tài xế taxi đưa cho Kuznetcov 50 thẻ giả tại khách sạn.
Từ tháng 2-2014, Dmitrievich đã đến nhiều trụ ATM của nhiều ngân hàng để rút tiền bằng thẻ giả.
Do rút tiền nhiều lần, nhiều tiền, ghi chép lộn xộn nên Dmitrievich không nhớ đã rút tiền bao nhiêu lần, chỉ ước lượng là hàng tỉ đồng. Khi giao tiền cho Boris, Dmitrievich giữ lại 10% như đã thỏa thuận. Đến ngày 24-4-2014, Kuznetcov đem theo 17 thẻ giả đi rút tiền thì bị bắt quả tang.
Rà soát giao dịch của các ngân hàng thể hiện trong thời gian Dmitrievich ở Việt Nam, chỉ có 32/291 số thẻ giả thực hiện thành công 165 giao dịch, rút được gần 400 triệu đồng....
Hoàng Yến
Theo_PLO
Bắt giữ đối tượng nước ngoài dùng 396 thẻ ATM giả trộm tiền Tin tức từ cơ quan công an cho biết đối tượng Asadchikh Serhiy dùng gần 396 thẻ ATM giả để rút trộm tiền. Vào chiều ngày 18/5, tin tức từ Công an Hà Nội cho hay, đơn vị này cùng các lực lượng chức năng đã bắt quả tang đối tượng Asadchikh Serhiy (30 tuổi), quốc tịch Ukraine đang có hành vi dùng...