Cẩn thận với chứng đau tai mùa bơi lội
Nếu sau bơi lội, bạn thấy tai đau thì có thể là do bị nước tràn vào hoặc vùng ống tai bị xước, tạo cơ hội cho nấm và vi khuẩn xâm nhập.
Có 2 dạng đau tai
Đau tai bên trong xảy ra khi nước tràn vào bên trong ống tai. Trong trường hợp này khá nhiều người sẽ chọn giải pháp nghiêng đầu một bên và lắc lắc cho nước chảy ra ngoài. Thực tế đây không những không phải là giải pháp hiệu quả. Thường nước sẽ tự chảy ra sau 1 vài ngày. Trong suốt thời gian này, vi khuẩn có một môi trường lý tưởng để phát triển và lây lan dần
Đau tai bên ngoài hay còn gọi là viêm tai ngoài và thường gặp ở những người hay bơi lội. Khi có bất kỳ vật gì làm rách da vùng ống tai, vi khuẩn sẽ xâm nhập và sinh sôi nảy nở. Bơi lội ở ao, hồ, sông, suối hoặc những khu vực ô nhiễm khiến nguy cơ mắc bệnh này càng cao.
Tuy nhiên, viêm tai cũng có thể xảy đến với những người ngâm mình trong bể bơi quá lâu. Chất Clo có trong hồ bơi sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhanh hơn.
Ngoài lý do bơi lội, ngoáy tai bằng các vật cứng nhọn cũng gây ra viêm tai bởi chúng sẽ có thể làm rách vùng da ở ống tai khiến vi khuẩn xâm nhập.
Biểu hiện
Video đang HOT
Triệu chứng dễ thấy nhất là cảm giác đau trong tai khi bạn kéo tai hoặc thậm chí khi nhai hoặc há miệng. Trong một số trường hợp, trước khi đau tai, chúng ta sẽ có cảm giác ngứa khó chịu bên trong tai. Sưng và ửng đỏ bên ngoài cũng là những triệu chứng thường gặp. Trong một số trường hợp, hạch bạch huyết xung quanh tai cũng xuất hiện và lan rộng. nếu ống tai sưng lên sẽ xuất hiện mủ màu xanh chảy ra. Những người bị đau tai thường dễ bị điếc tạm thời, thậm chí là sốt cao.
Để xác địng xem tai của người bơi có bị đau hay viêm không, cố gắng chuyển động một số bộ phận tai mà bạn có thể với đến một cách nhẹ nhàng. Nếu bất kỳ bộ phận nào bị đau, rất có thể bạn đã bị mắc chứng đau tai này. Do vậy cần có những chữa trị hợp lý ngay khi có thể.
Điều trị
Dù là dạng đau tai nào cũng cần tìm gặp bác sỹ chuyên khoa để khám và kê đơn. Mặc dù có rất nhiều loại thuốc khác nhau dạng nhỏ giọt để chúng ta lựa chọn nhưng hầu hết đều có tác dụng tốt bởi chứng có chứa chất kháng sinh và xteoit tổng hợp. Số lượng nhỏ giọt yêu cầu và tần số nhỏ là khác nhau tùy vào từng loại thuốc, tuy nhiên khoảng từ 5-10 giọt và 2-4 lần một ngày trong khoảng 10 phút là đủ và hợp lý.
Nên sử dụng thuốc trong khoảng 1 tuần để chữa dứt điểm cơn đau. Nếu cơn đau kéo dài bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như Tylenol và Ibuprofen.
Ngoài sử dụng thuốc, hiện không có phương pháp hữu hiệu nào khác để chữa đau tai.
Bạn cần chắc chắn chính xác đang bị loại đau tai nào. Mỗi dạng đau tai sẽ có các cách chữa trị khác nhau. Nếu bạn không chắc chắn bác sỹ chuyên khoa sẽ là ngùi đưa ra lời khuyên hữu hiệu và thuốc chữa phù hợp.
Phòng ngừa
Một số người dùng bịt tai khi bơi tuy nhiên không được hiệu quả như ý muốn. Giải pháp tốt nhất bây giờ là làm khô tai ngay lập tức sau khi bơi. Nếu vẫn còn nước trong tai, bạn có thể dùng một ít giọt cồn nhỏ vào bên trong. Nếu không có thể dùng giấm chua hoặc cồn để rửa vết thương. Tuy nhiên, chúng ta cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ vật thể nào đụng vào cơ thể.
Cuộc sống sau khi bị đau tai
Không có nhiều vấn đề nguy hiểm cho cuộc sống sinh hoạt của bạn sau khi mắc chứng bệnh đau tai. Có một số tranh cãi về thời gian tiếp xúc lại với nước sau khi chữa trị. Các ý kiến tuy khác nhau nhưng 10 ngày là thời gian phù hợp nhất. Nếu bạn động nước sớm hơn khoảng thời gian này thì quá trình chữa trị sẽ còn kéo dài và có những viêm nhiễm về sau khác. Bạn có thể dùng lớp bảo vệ tai nhưng chúng không được đảm bảo là an toàn tuyệt đối.
Theo BĐVN
Có nên uống nhiều nước hoa quả khi bị sốt?
Khi bị sốt cao vào mùa hè, tôi thường không ăn uống được gì cả. Điều này khiến tôi rất mệt.
Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc bị một cơn sốt cao (38,9-40oC) thì hãy làm theo chỉ dẫn dưới đây:
Bị sốt không có nghĩa là bạn hoặc con bạn đang gặp một vấn đề gì đó nghiêm trọng. Nếu bị sốt nhẹ và không có vấn đề gì khác, bạn không cần điều trị, chỉ cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều là ổn.
Khi bị sốt, cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đang cố gắng để chống chọi lại với một sự nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn bằng cách làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể lên. Do đó, các enzyme trong tế bào và các tế bào máu trắng làm việc nhanh hơn khi ở nhiệt độ cao hơn bình thường. Vì thế, cách hữu hiệu nhất bạn có thể làm để giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm bằng cách tránh nóng nực, nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước và không ăn uống.
Thực tế, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng khi bị sốt phải tích cực ăn uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhưng đây là sai lầm vì hầu hết mọi người đều không cảm thấy đói khi bị sốt. Do đó, bạn chỉ cần cung cấp cho hệ tiêu hóa một phần thực phẩm nhỏ bé so với ngày thường khi bị sốt. Bởi vì hệ miễn dịch của cơ thể đang bận chống chọi lại với các virus hoặc vi khuẩn gây sốt. Thế nên, bạn hãy để cơ thể làm công việc của mình mà không bị mất tập trung.
Khi bị sốt, tốt nhất nên ăn canh/súp rau củ. (Ảnh minh họa)
Bạn chỉ nên:
- Chỉ ăn nước ép rau, súp rau: Khi bị sốt và khi những cơn sốt đã giảm, triệu chứng chán ăn thường trở lại với người bị sốt. Khi đó, bạn có thể bắt đầu pha loãng nước rau ép hoặc súp rau để ăn.
- Uống nhiều nước lọc: Bởi vì vi rút và vi khuẩn thường phát triển nhiều hơn, mạnh mẽ hơn trong các tế bào bị mất nước. Các tế bào máu trắng cũng thực hiện chức năng tốt hơn, các độc tố được loại bỏ dễ dàng hơn khi cơ thể có lượng nước cần thiết khi sốt.
- Giảm lượng đường: Khi bị sốt, bạn không nên uống nước soda hay bất kỳ loại nước ép trái cây nguyên chất nào như nước cam, dưa hấu... Ngay cả mật ong và các loại đường tự nhiên khác, cũng phải nói không. Bởi vì khi đường vào cơ thể, các tế bào máu trắng sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn.
Bạn cũng nên tiếp tục hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc thời điểm này.
Nói chung, những người bị sốt nên ăn những thực phẩm nấu chín vì giúp tiêu hóa dễ dàng hơn so với các thực phẩm sống. Theo đó, bạn chỉ cần tiến hành chế biến các thực phẩm nguyên hạt, rau hấp, súp rau. Bạn cũng có thể uống nước trái cây pha loãng nhưng chỉ uống một vài ngày sau khi cơn sốt đã dứt hẳn hoặc khi cảm thấy khỏe khoắn trở lại.
Theo PNVN
Cảnh giác: nấm mọc trong tai Các bệnh lý viêm mũi họng do dị ứng sẽ giảm đi trong mùa hè, tuy nhiên một căn bệnh thường gặp khác ở tai mũi họng lại dễ mắc phải ở mọi lứa tuổi, đó là bệnh nấm tai. Nếu người bệnh có biểu hiện của giảm sức nghe, đau tai, ngứa tai, ù tai... thì cần được khám sớm để phát...