Cẩn thận ’sập bẫy’ lừa đảo việc làm trên mạng ngày tết
Lợi dụng nhu cầu làm thêm của sinh viên tăng cao trong dịp tết, với chiêu tuyển dụng ‘việc nhẹ lương cao, đi làm ngay’, nhiều bạn trẻ đã sập bẫy những đối tượng lừa đảo.
Sinh viên nên cẩn trọng trước những thông tin tuyển dụng làm thêm trên các trang mạng xã hội – T.HẰNG
Muôn kiểu lừa đảo tìm việc
Trên mạng xã hội không khó để tìm kiếm các việc làm thêm dành cho sinh viên (SV) trong dịp tết. Các công việc tuyển SV thời điểm này là các ngành nghề nhân viên bán hàng, đóng gói bánh kẹo, trực tổng đài chốt đơn bán hàng, trả lời tin nhắn, nhân viên tiệm giặt là… Mức lương tính theo giờ từ 20.000 – 25.000 đồng/giờ, hoặc theo ngày từ 150.000 – 200.000 đồng/ngày với các lời mời: “Bạn mong muốn có một cái tết ấm no đong đầy”, “Bạn muốn tìm một công việc để phát triển bản thân”, “Làm giờ hành chính việc nhẹ, không áp lực, không cần kinh nghiệm, thu nhập từ 6 – 15 triệu đồng”, “Làm thêm bán thời gian, lương 100.000 đồng/ca, hỗ trợ tiền điện thoại, tặng quà, tiền thưởng… tuyển cộng tác viên ngân hàng thu nhập 12 – 14 triệu đồng/tháng; tuyển nữ làm thêm giờ, 200.000 đồng/ngày, việc không vất vả nhiều thời gian rảnh”.
Điều đáng nói là những cá nhân đăng tin tuyển dụng thường không có địa chỉ, chỉ để lại số điện thoại hoặc nhắn tin. Yêu cầu tuyển dụng khá dễ dàng, không cần kinh nghiệm, không cần thử việc và đánh trúng tâm lý của các bạn trẻ đang nôn nóng tìm việc.
L.T.T.H, SV Trường ĐH Thủy lợi, kể: “Thấy thông tin tuyển SV đóng gói bánh kẹo, lương trả theo giờ 25.000 đồng/giờ. Mình đăng ký luôn, nhưng khi đến nộp hồ sơ họ yêu cầu mình nộp tiền làm hồ sơ, tiền đồng phục, tiền làm thẻ… tổng cộng là 800.000 đồng. Nộp vào mới biết rất khó rút ra, sau nhiều lần hứa hẹn, người công ty nói chỗ làm đã đủ người và chuyển mình sang phát tờ rơi. Mình không chịu, đòi lại tiền, họ chỉ trả lại 300.000, còn tiền hồ sơ, tiền làm thẻ coi như mất”.
P.A.Q, SV Trường ĐH Kinh doanh Công nghệ, chia sẻ: “Ban đầu, họ hứa hẹn nhân viên kinh doanh phát triển thị trường, lương cứng 4 triệu, nếu bán được hàng sẽ được thưởng hoa hồng theo doanh số có thể lên đến 12 – 15 triệu đồng/tháng. Với lý do sợ thất thoát sản phẩm, họ yêu cầu phải đặt cọc 5 triệu. Mình vay mượn gia đình và bạn bè đặt tiền vào đấy, hàng không bán được họ trừ dần vào tiền đặt cọc”.
Video đang HOT
Mới đây nhất, vụ một nữ sinh ở Hà Nội bị lừa đi phát tờ rơi tại khu chung cư, sau đó bị cưỡng hiếp 3 lần. Theo lời khai tại cơ quan điều tra, cuối tháng 12.2020, Đào Văn Thắng (Hưng Yên) lên các nhóm tìm việc làm thêm để dụ các nữ sinh đi phát tờ rơi. Ngày 16.1, Thắng hẹn chị H. đến khu chưng cư tại Q.Hoàng Mai, sau đó sàm sỡ, ép quan hệ tình dục trong cầu thang bộ.
Trước đó, cuối tháng 12.2020, Công an Q.Nam Từ Liêm (Hà Nội) cũng đã bắt giữ một nhóm đối tượng lập Facebook “Tuyển nhân viên – cộng tác viên – trên toàn quốc” đăng các bài tuyển người làm việc tại nhà, trả lương qua tài khoản ngân hàng. Nếu ai có nhu cầu xin việc, nhóm này yêu cầu họ phải liên kết tài khoản ngân hàng với đường dẫn với lý do để trả lương. Song, trên thực tế nhóm này nhằm mục đích chiếm đoạt tiền từ tài khoản của người tìm việc.
Công việc làm thêm nào dễ bị lừa đảo ?
Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó trưởng phòng Hành chính – Tổ chức (Trung tâm hỗ trợ SV ĐH Quốc gia Hà Nội), cho biết những năm gần đây, nhu cầu tìm việc làm thêm của SV tương đối lớn, đặc biệt là trong dịp tết. Tuy nhiên, không ít bạn đi tìm việc bị thu phí cao hoặc bị trung tâm tư vấn lừa đảo. Ông Hùng chia sẻ: “Có nhiều doanh nghiệp tìm đến chúng tôi tuyển dụng SV làm thêm mùa vụ hoặc làm theo giờ. Chúng tôi mong muốn lựa chọn doanh nghiệp uy tín, phù hợp với nhu cầu của SV nên thường yêu cầu các đơn vị này phải có giấy phép kinh doanh, thông báo tuyển dụng dấu đỏ, yêu cầu, chỉ tiêu tuyển dụng, các quyền lợi dành cho SV… Những đơn vị nào không đáp ứng được những yêu cầu trên hoặc giấy tờ không đầy đủ chúng tôi đều từ chối không hợp tác”.
Ngoài ra, theo ông Hùng, công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh báo cho SV khi đi làm thêm cũng được các ký túc xá tăng cường trước, trong và sau tết. “Nhận thức của SV về cơ bản cũng tốt hơn rất nhiều, song cảnh báo không bao giờ là thừa. Ban đại diện SV tại các ký túc xá cũng thường xuyên khuyến cáo thêm những trường hợp bị lừa đảo, nhắc nhở SV thận trọng hơn trong khi đi làm thêm”, ông Hùng thông tin.
Theo ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB-XH Hà Nội), thủ đoạn của những đối tượng lừa đảo không mới, chúng thường đánh vào tâm lý của các bạn trẻ đang có nhu cầu tìm việc, nhất là các SV nữ học năm thứ nhất chưa có nhiều kinh nghiệm sống và trải nghiệm làm thêm. Ông Thành cho hay: “Nếu như trước đây, các đối tượng thường thuê văn phòng ở các khu dân cư dụ người xin việc đến để “bẫy”, thì nay khi mạng xã hội phát triển, các thông tin tuyển dụng tràn lan trên các mạng xã hội hay kênh tuyển dụng online khiến người tìm việc khó có thể phân biệt được đâu mới là nơi tuyển dụng đáng tin cậy”.
Ông Vũ Quang Thành khuyến cáo các công việc làm thêm mà các đối tượng hay lừa đảo SV thường là những công việc khá nhẹ nhàng như: phát tờ rơi, trực tổng đài điện thoại, gấp phong bì, nhặt bóng sân tennis, nhân viên bán vé máy bay, nhân viên bán xăng dầu… Trong khi mức lương, chế độ đưa ra lại vô cùng hấp dẫn mà nhiều SV không hề nghi ngờ.
Không thể có việc nhẹ lương cao
Ông Thành khuyến cáo: “Các bạn trẻ phải tỉnh táo khi đi xin việc, đặc biệt cần phải tìm hiểu kỹ thông tin công ty mình sẽ đi làm hoạt động như thế nào, địa chỉ ở đâu, kinh doanh sản phẩm gì, có uy tín không? Khi hẹn phỏng vấn, tuyệt đối không nhận lời gặp gỡ riêng tư tại quán cà phê, quán ăn hay các địa chỉ ngoài trụ sở công ty. Đặc biệt, phải cảnh giác xem xét kỹ hợp đồng, không có chuyện công việc nhẹ nhàng mà lương cao”.
Xôn xao công ty thời trang thu cọc nhân viên bán hàng 5 triệu đồng mới cho đi làm và sự thật thức tỉnh những bạn trẻ "chưa gì đã lên MXH lu loa"
Liệu việc thu tiền cọc của nhân viên bán hàng là hợp lý hay vi phạm pháp luật?
Với mỗi công ty khác nhau thì hình thức làm việc, cách ứng tuyển, quy trình sẽ có nhiều điểm chẳng giống nhau. Ở những nơi có chế độ cho nhân viên tốt, bạn thường chỉ cần qua hai tháng thử việc và trở thành nhân sự chính thức. Tuy nhiên, cũng có nơi yêu cầu nhân viên qua đào tạo bởi đội ngũ chuyên gia. Khi ấy, rất có thể chị em phải trả một khoản phí đào tạo tùy vào thỏa thuận đôi bên. Nhưng nhìn chung, những số tiền này minh bạch và xứng đáng nếu bạn thu lại được nhiều hiệu quả.
Vậy còn hình thức nhân viên cọc tiền cho công ty không rõ nguyên nhân thì sao? Hẳn sẽ khiến nhiều chị em nghi ngờ đúng không nào? Đây chính là trường hợp đang gây tranh cãi trên MXH vài giờ trước.
Cô gái bức xúc vì doanh nghiệp mình ứng tuyển yêu cầu cọc 5 triệu đồng, nhận lại giấy gửi tiết kiệm mới cho đi làm?
Theo đó, trên nhóm Facebook review về công ty, một cô nàng ẩn danh đã lên tiếng tố cáo hãng thời trang S bởi hành vi không minh bạch trong tuyển dụng. Cụ thể, P.H kể khi ứng tuyển vào cửa hàng thời trang phải đặt cọc cho người sáng lập khoản tiền 5 triệu - đồng thời nhận về giấy gửi tiết kiệm.
Tuy không có bằng chứng cụ thể về sự việc nhưng ở dưới bài đăng, không ít bình luận cho rằng họ cũng từng gặp trường hợp tương tự khi ứng tuyển vào cửa hàng thời trang S. Đặc biệt, công ty S thậm chí còn bị tố bắt nhân viên đi tỉnh khác đào tạo nhưng tất tần tật chi phí phải tự lo.
Song tranh cãi của bài tố cáo kể trên không dừng lại ở những bình luận "ném đá" về phía hãng S. Một vài người từng làm HR của hãng thời trang khác hoặc nhân viên bán hàng đã lên tiếng về hình thức cọc tiền nhiều người coi là khó hiểu.
Nhân viên bán hàng nói về chuyện cọc tiền trước khi làm công việc bán hàng: Như một khoản đảm bảo trách nhiệm, chuyện thường thôi!
Một tài khoản tên T.C chia sẻ: "Bán hàng thời trang thì cọc là đúng rồi, toàn đồ đắt mà không cọc rồi nhân viên mới đến bỏ làm hoặc làm mất không chịu đền thì sao? Các bạn không làm thì thôi chứ? Từ hồi 2010 mình đi xin việc cũng có nghe về quy định này. Thấy cũng không vấn đề gì bởi như thế thì nhân viên sẽ có trách nhiệm hơn. Nói chung bạn nào thấy ổn thì làm mà không thì thôi, vì kì thực lương kèm doanh số bán ở mấy hãng thường khá cao."
Ảnh minh họa.
N.H, từng làm bán hàng quần áo ở hãng K còn cho biết bản thân đã phải cọc tiền lớn hơn mức lương tháng nhận được nhưng vì cần việc đã nhắm mắt chấp nhận: "Hồi đó lương tháng 2 triệu đồng, kèm doanh số chắc được 4-5 triệu gì đó, vậy mà phải cọc tận 6 triệu. Mình tiếc đứt ruột nhưng nghe nói hãng lớn, doanh thu cao nên vẫn chấp nhận. Đúng là trong quá trình làm việc, đặc biệt ở hãng thời trang thì có nhiều thứ phát sinh mà chỉ người làm chủ mới hiểu hết.
Đại ý thì đợt đó cũng có một bạn làm cùng với mình nhưng khác ca. Cửa hàng tuy trang bị đủ camera theo dõi nhưng cô bạn này rất tinh quái, đã có hành vi lấy đồ tuồn ra ngoài để bán ăn tiền riêng. Mà cô ấy lấy ở góc khuất nên không bị phát giác. Mãi sau này kiểm kê số lượng thiếu, điều tra kỹ hơn mới rõ chân tướng. Số tiền cọc 6 triệu ấy sẽ phải bớt lại một phần tổn thất của công ty, khi bị đuổi việc, bạn nhân viên nhận được có vài trăm ngàn. Rồi thi thoảng cũng có nhân viên ủi đồ nhưng không cẩn thận làm cháy áo phải đền bù thì cứ trừ dần vào tiền cọc. Khi nào nghỉ việc thì mới nhận lại con số sau khi đã trừ khoản nọ kia.
Cọc cũng là một hình thức để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên song phải rõ ràng và minh bạch. Tức là đôi bên phải thỏa thuận thống nhất dựa trên cơ sở của hợp đồng lao động. Chứ không thể có cái kiểu nói mồm, như vậy dễ bị lừa lắm!"
Quả thực, khi đi ứng tuyển ở bất cứ vị trí nào, chúng ta nên giữ một thái độ khách quan nhìn nhận sự việc nhiều chiều để không vội vã phán xét. Tùy vào cách quản lý nhân viên và điều hành công ty mà các sếp sẽ đưa ra yêu cầu khác nhau. Nhưng bạn nên so sánh cái được và mất của mỗi sự lựa chọn để tìm thấy công việc ưng ý.
Dẫu vậy vẫn hãy đảm bảo mọi nghĩa vụ và quyền lợi của đôi bên phải được đảm bảo bằng tính pháp lý của hợp đồng lao động nhé!
Nhân chứng phác họa chân dung tên trộm khiến người dẫn bản tin "đứng hình", dân mạng được phen cười vỡ bụng vì quá đỗi "cute phô mai que" Những nét vẽ thô sơ và hài hước khiến bức tranh lan truyền trên mạng xã hội và thu hút nhiều bình luận. Vào cuối tháng 1 năm 2018, có một vụ trộm tiền mặt xảy ra tại khu chợ Central Market ở Lancaster, bang Pennsylvania (Mỹ). Một gã đàn ông đã đóng giả làm nhân viên tại một quầy hàng bên trong...