Cẩn thận nếu gặp phải một trong những dấu hiệu này sau khi điều trị ung thư, đặc biệt là điều số 3
Sau khi điều trị ung thư thành công, bạn nên đặc biệt chú ý nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau vì rất có thể, đó là dấu hiệu bệnh ung thư tái phát.
Ung thư luôn là căn bệnh mà tất cả mọi người đều rất sợ gặp phải. Tuy nhiên, nếu kịp thời phát hiện bệnh từ sớm và chủ động chữa trị ngay thì tỷ lệ khỏi bệnh là rất cao. Dù vậy, sau khi điều trị khỏi bệnh ung thư, bạn cũng có thể bị tái bệnh nếu gặp phải một trong những triệu chứng sau.
Xuất huyết bất thường, đi ngoài ra máu
Tình trạng xuất huyết trong ngày đèn đỏ có thể không phải là điều gì quá nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn nhận thấy tình trạng này thường xuyên xảy ra sau khi điều trị ung thư thì nên đặc biệt lưu ý. Nhiều khả năng, đây là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở khu vực hậu môn hoặc đại tràng có nguy cơ tái phát.
Da ngực dày lên hoặc xuất hiện khối u mới
Nếu bạn đã điều trị khỏi bệnh ung thư vú nhưng sau đó lại nhận thấy lớp da ở khu vực này có hiện tượng dày lên hoặc nổi thành những khối u mới thì không nên chủ quan bỏ qua. Bởi đây cũng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư tái phát.
Ho lâu ngày, khàn tiếng
Những người từng mắc bệnh ung thư vòm họng hay ung thư phổi nếu gặp phải tình trạng này sau khi điều trị bệnh thì đó cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại. Tình trạng ho lâu ngày, khàn tiếng được xem là một dấu hiệu bệnh ung thư tái phát, cần nhanh chóng đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
Gặp vấn đề ở đường ruột và bàng quang
Đừng chủ quan xem thường bất kỳ một sự thay đổi nhỏ nào trong hoạt động của ruột hay bàng quang. Bởi nó có thể là dấu hiệu tái phát ung thư bàng quang hoặc ung thư ở đường ruột. Triệu chứng dễ nhận thấy là bạn thường xuyên cảm thấy cồn cào trong ruột và đi tiểu tiện mất kiểm soát.
Vết thương lâu lành
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia từng cảnh báo khi cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc phục hồi vết thương thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh ung thư nào đó. Tương tự như vậy, vết thương lâu lành này nếu xuất hiện sau khi bạn chữa khỏi bệnh ung thư, thậm chí còn sưng loét nghiêm trọng thì hãy nhanh chóng đi kiểm tra tại bệnh viện càng sớm càng tốt.
Khó tiêu, gặp khó khăn khi nuốt
Nếu bạn gặp vấn đề trong chuyện tiêu hóa thức ăn thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư thực quản hoặc ung thư dạ dày. Tuy nhiên, khi triệu chứng này vẫn xuất hiện thường xuyên sau khi điều trị khỏi bệnh thì nên cẩn thận vì có thể là dấu hiệu ung thư tái phát.
Source (Nguồn): Prevention
Theo Helino
Nguyên nhân gây chuột rút sau khi quan hệ
Nam giới bị căng cơ, viêm ruột, đường tiết niệu hoặc bệnh tình dục; nữ do u xơ, u năng, viêm âm đạo hoặc tử cung nghiêng.
Cả phụ nữ và đàn ông đều có thể bị chuột rút sau khi quan hệ tình dục, theo Medical New Today. Song, nguyên nhân khác nhau ở hai giới.
Nam giới
Sự căng cơ
Tương tự như khi tập thể dục, căng cơ xương chậu và cơ bụng khi quan hệ có thể dẫn đến chuột rút. Cơ bắp căng cứng, mất nước hoặc để cơ bắp hoạt động ở tư thế không thoải mái thường tiêu tan sau vài giây hoặc vài phút.
Cơn cực khoái
Cực khoái khi quan hệ dẫn đến co thắt các cơ ở xương chậu và cơ ở sàn chậu. Khi cơ bị co bóp mạnh, chúng có thể gây ra chuột rút tạm thời sau khi quan hệ.
Vấn đề về đường ruột
Các vấn đề về hệ tiêu hóa như táo bón là nguyên nhân phổ biến. Ngoài ra, hội chứng ruột nhạy cảm cũng có thể gây ra chuột rút.
Vấn đề về đường tiết niệu
Bàng quang nằm trước tử cung nên có thể bị kích thích khi quan hệ. Những người bị nhiễm trùng hoặc viêm bàng quang sẽ gây đau hoặc áp lực trong khung chậu và hệ thống tiết niệu.
Bệnh lây truyền đường tình dục
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng chlamydia và bệnh lậu, có thể gây ra chuột rút ở bụng. Một số loại bệnh cũng có thể khiến dịch tiết từ dương vật hoặc âm đạo hay đau khi đi tiểu.
Chấn thương về mặt cảm xúc
Đôi khi, chấn thương trong quá khứ hoặc một vấn đề cảm xúc tình dục có thể biểu hiện qua sự khó chịu hoặc đau đớn về thể chất sau khi giao hợp. Những căng thẳng và lo lắng hàng ngày cũng có thể gây căng cơ hoặc chuột rút.
Ảnh: Health
Đối với phụ nữ
Thâm nhập quá sâu
Thâm nhập sâu, nhất là cổ tử cung có thể gây kích ứng và chuột rút. Chấn thương hoặc nhiễm trùng cổ tử cung có thể khiến cơ thể dễ bị chuột rút hoặc một số bệnh lý khác.
Rụng trứng
Khoảng 2 tuần trước thời kỳ của phụ nữ, nang trứng bị vỡ, giải phóng trứng cho quá trình thụ tinh và thụ thai tiềm năng. Quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này có thể gây ra chuột rút ở bụng.
Bệnh lý
Buồng trứng là hai cơ quan nhỏ nằm ở hai bên tử cung. U nang có thể phát triển trên hoặc trong buồng trứng. Mặc dù các u nang này thường không nguy hiểm, nhưng chúng có thể gây đau hoặc khó chịu sau khi quan hệ.
U xơ là sự tăng trưởng xảy ra trong thành tử cung. Chúng thường lành tính hoặc không thành bệnh ung thư. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra các triệu chứng như ra máu kinh nguyệt nặng và đau bụng, cũng như chuột rút sau khi quan hệ.
Viêm âm đạo xảy ra khi các cơ âm đạo vô tình co thắt khi một người cố gắng chèn vào một cái gì đó. Bạn có thể cần gặp bác sĩ chuyên khoa về tình dục để điều trị dứt điểm.
Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng trong những bộ phận sinh sản nữ. Bệnh lây qua đường tình dục như chlamydia hoặc lậu... Do đó, quan hệ tình dục không lành mạnh cũng gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe
Lạc nội mạc tử cung là sự phát triển của các mô tương tự như những mô phát triển trong tử cung và bên ngoài tử cung. Nó có thể gây ra chuột rút nghiêm trọng và đau bụng cả trong và sau khi quan hệ. Các triệu chứng khác của lạc nội mạc tử cung bao gồm ra máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt và đau đớn bất thường.
Tử cung nghiêng
Ở một số phụ nữ, tử cung nghiêng về phía sau thay vì nghiêng về phía trước. Khi quan hệ, dương vật có thể gây áp lực lên tử cung và gây ra chuột rút.
Chữa trị và ngăn ngừa
Điều trị hoặc ngăn ngừa chuột rút sau khi quan hệ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Hầu hết các trường hợp, chuột rút nhẹ sau khi quan hệ chỉ là tạm thời và sẽ biến mất mà không cần điều trị.
Nếu chuột rút là do tư thế hoặc hành động cụ thể thì cần phải dừng hoặc thay đổi tư thế để được thoải mái hơn.
Còn nguyên nhân do thể chất hoặc cảm xúc nên dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, trị liệu hoặc tư vấn về nỗi lo lắng. Phụ nữ có thể phẫu thuật để loại bỏ u, dùng thuốc nội tiết để ngăn ngừa rụng trứng hoặc điều trị u nang buồng trứng
Ngoài ra, nếu bạn bị sốt, ra máu âm đạo, dịch trong dịch âm đạovà dương vật bất thường hoặc đau dữ dội thì nên đến gặp bác sĩ để điều trị sớm.
Thùy An
Theo VNE
Cơ thể biến đổi ra sao sau thời gian dài không ăn sáng? Không ăn sáng trong thời gian dài dẫn đến hạ đường huyết, hạ huyết áp, dinh dưỡng thiếu cân bằng, ảnh hưởng đến đường ruột. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị mọi người ăn 3 bữa một ngày. Các bữa ăn đều quan trọng, đặc biệt là bữa sáng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, con...