Cẩn thận khi vệ sinh ‘vùng kín’ bằng lá trầu không
Lá trầu không như một vị thuốc dân gian để trị rất nhiều bệnh viêm loét, phụ khoa, cảm cúm. Tuy nhiên khi sử dụng người dùng cần phải nghiên cứu kĩ để tránh những hậu quả không mong muốn.
Cẩn thận khi vệ sinh ‘vùng kín’ bằng lá trầu không.
Vệ sinh ‘vùng kín’ bằng lá trầu không
Bệnh ngứa vùng kín không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, bức bối trong người mà còn là một gánh nặng tâm lý cho người phụ nữ.
Cách trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không là một trong các phương pháp chữa bệnh phụ khoa trong dân gian còn được lưu truyền đến ngày nay. Tinh dầu và các chất có trong thành phần của lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, giảm nguy cơ viêm nhiễm da và giúp chữa lành các vết thương
Lá trầu không chữa ngứa vùng kín có thật hiệu quả hay không?
Rất nhiều trường hợp do không hiểu rõ cách sử dụng lá trầu không như thế nào cho đúng, lại có tâm lý muốn nhanh khỏi nên đã ngồi ngâm trong nước lá trầu không mỗi ngày mà không hề biết chính cách đó sẽ rước thêm vi khuẩn “vào nhà”, bệnh không thấy khỏi thậm chí nặng thêm.
Cách sử dụng lá trầu không chữa ngứa vùng kín
Để sử dụng lá trầu không trị ngứa vùng kín, bạn có thể làm như sau:
Video đang HOT
Rửa sạch lá trầu không rồi vò lấy nước lá, sau đó hòa thêm 1 chút nước sạch cho loãng ra rồi dùng nước này để rửa nhẹ nhàng vùng kín. Cuối cùng bạn hãy dùng khăn mềm để lau khô cơ quan sinh dục.
Bạn cũng có thể lấy nước lá trầu không đun sôi để vệ sinh vùng kín.
Lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.
Một số lưu ý khi sử dụng lá trầu không làm sạch vùng kín
Tuyệt đối không ngâm hay thụt rửa vùng kín trong nước lá trầu không quá lâu vì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển ngược vào trong âm đạo, gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản.
Các bạn cần lưu ý, khi mua lá trầu không ở chợ thì trước khi đun lên để dùng phải rửa thật sạch vì các loại lá này rất dễ bị phun thuốc trừ sâu, lượng thuốc nếu chưa bay đi hết mà ngấm vào người thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
Theo Phương Vũ
Gia đình Online
Xử trí khi bị ngứa "vùng kín" trong ngày "đèn đỏ"
Vào những ngày "đèn đỏ", do có sự thay đổi của hormone nên càng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm gây hại tăng sinh.
Chào bác sĩ, tôi năm nay 27 tuổi. Cứ đến mùa đông là tôi gặp phải rắc rối trong những ngày "đèn đỏ". Bình thường vào mùa hè, trong những ngày "đèn đỏ" tôi không bị ngứa nhưng vào mùa đông thì lại ngứa liên tục. Điều này khiến tôi vô cùng khó chịu. Thời gian đầu bị như vậy, tôi đã chuyển sang dùng loại băng vệ sinh khác vì nghĩ rằng nhưng tình hình vẫn không khá hơn. Điều đặc biệt là tôi chỉ bị vào mùa đông.
Bác sĩ cho tôi hỏi, có cách nào khắc phục tình trạng này không? Tôi nên làm gì để không bị ngứa nữa? Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (Thanh Hòa)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Hòa thân mến,
Ngứa âm đạo không phải là biểu hiện hiếm gặp ở phụ nữ. Gần như chị em nào cũng từng ít nhất gặp phải biểu hiện khó chịu này một lần trong đời, và một số lại phải đối diện với sự khó chịu này lặp đi lặp lại, thậm chí là vào mỗi kì kinh.
Vào mùa đông, do thời tiết lạnh khiến nhiều người ngại vệ sinh thường xuyên. Vào những ngày "đèn đỏ", do có sự thay đổi của hormone nên dịch âm đạo tiết ra nhiều (máu kinh) mà không thể vệ sinh thường xuyên được nên càng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm gây hại tăng sinh. Đó chính là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ chị em bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa trong mùa đông, trong đó biểu hiện đặc trưng nhất là ngứa âm đạo.
Ảnh minh họa
Để hạn chế tình trạng này, cách tốt nhất là bạn nên giữ vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ, nhất là trong những ngày "đèn đỏ". Nếu có thể, nên rửa sạch "vùng kín" trong những lần thay băng vệ sinh. Tuy nhiên, chỉ vệ sinh bên ngoài chứ không được thụt rửa sâu vào trong để tránh vi khuẩn xâm nhập vào sâu hơn.
Ngoài ra, chị em cần lưu ý những điều sau đây:
- Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày bằng nước ấm sạch. Sau mỗi lần đi đại, tiểu tiện nếu rửa được thì rất tốt. Nên rửa và lau từ trước ra sau.
- Sử dụng quần lót chất liệu cotton, tránh mặc quần quá chật, ẩm ướt. Đồ lót sau khi giặt nên phơi ra ngoài ánh nắng mặt trời sẽ diệt bớt vi khuẩn và nấm gây bệnh.
- Vệ sinh cho cả vợ và chồng trước và sau khi quan hệ tình dục. Tốt nhất nên dùng bao cao su để đảm bảo vệ sinh và tránh lây nhiễm bệnh cho nhau.
- Uống nhiều nước để tăng sức đề kháng, đẩy lùi sự phát triển của vi khuẩn.
- Tránh stress: Stress có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện các vi khuẩn có hại phát triển và gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Không nên dùng xà phòng, chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín hàng ngày vì làm vậy sẽ mất đi sự cân bằng của môi trường trong âm đạo, phá vỡ cân bằng vi sinh ở âm đạo làm tăng cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Khám phụ khoa định kì.
Nếu tình trạng của bạn kéo dài liên tục và không đỡ cho dù bạn đã thực hiện những điều trên thì bạn nên đi khám phụ khoa ở các cơ sở y tế tin cậy càng sớm càng tốt để được điều trị đúng nguyên nhân gây ra.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo VNE
Gặp họa vì phẫu thuật thành mắt 2 mí Đó là tình trạng "dở khóc dở cười" vì mắt cứ mở thao láo, không thể nào khép lại, kể cả lúc ngủ của nhiều chị em sau phẫu thuật tạo mí để biến mắt từ một mí thành hai. Ảnh minh họa: Internet Giấc mơ có đôi Chị Hoàng Phương Trang, 30 tuổi, nhân maketing của một công ty bất động sản...