Cẩn thận khi trẻ “trực tuyến” trên tablet
Trong khi truy cập Internet qua smartphone và máy tính bảng không hề an toàn hơn truy cập Internet qua máy tính cá nhân, nhiều bậc phụ huynh chưa quan tâm tới việc giám sát hoạt động truy cập Internet trên thiết bị di động của trẻ.
Nhiều bậc cha mẹ vẫn cho phép trẻ sử dụng thiết bị di động một cách tự do mà không giám sát. Ảnh minh họa
Cuộc khảo sát mới đây của hãng thông tấn BBC (Anh) cho thấy nhiều bậc cha, mẹ đang thờ ơ với những mối đe dọa mà trẻ gặp phải khi sử dụng thiết bị di động như máy tính bảng và smartphone. Cuộc khảo sát được tiến hành nhân dịp ngày Safer Internet Day (tạm dịch: Ngày vì một Internet an toàn hơn).
Theo kết quả nghiên cứu, gần như 1/5 số trẻ em nói rằng chúng bị làm phiền bởi nội dung trên thiết bị di động, gấp 2 lần tỷ lệ này ở người lớn.
Một cuộc nghiên cứu độc lập khác lại cho thấy hơn 20% các bậc cha mẹ không giám sát xem con cái đang làm gì trên mạng trực tuyến.
90% người lớn tại Anh được hãng tin BBC phỏng vấn nói rằng họ từng đề cập với con cái về an toàn trên mạng Internet khi sử dụng tablet hoặc smartphone, nhưng họ vẫn cho phép trẻ sử dụng thiết bị di động một cách tự do mà không có sự giám sát.
Sự kiểm soát của cha mẹ
Ông Tony Neate, giám đốc điều hành của Get Safe Online, một tổ chức về an toàn trên mạng Internet, nói: “Thật không may, không ai trong chúng ta – dù ở bất kỳ độ tuổi nào – là miễn dịch trước những rắc rối trên mạng Internet. Nếu thiếu các biện pháp kiểm soát như các tính năng bảo mật và các bộ lọc công cụ tìm kiếm, trẻ hầu như chắc chắn sẽ truy cập vào những nội dung không phù hợp cho độ tuổi của chúng, hoặc thậm chí không thích hợp cho bất kỳ độ tuổi nào”.
Cuộc khảo sát của BBC cũng cho thấy thanh thiếu niên tuổi từ 13 tới 16 dễ trở thành nạn nhân của nạn bắt nạt qua mạng Internet hơn trẻ từ 8 tới 12 tuổi. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại nghĩ rằng trẻ càng lớn, chúng càng ít gặp nguy hiểm khi truy cập mạng.
Ông David Emm, một nhà nghiên cứu bảo mật cấp cao của hãng bảo mật Kaspersky Lab nói rằng các bậc cha mẹ có thể rất quan tâm tới những hiểm họa từ việc trẻ truy cập Internet trên máy tính cá nhân, nhưng họ lại quá chủ quan về việc trẻ truy cập mạng qua tablet và smartphone.
Ông Emm nói: “Khi trẻ sử dụng thiết bị di động để lưới web, chúng đang sử dụng cùng một mạng Internet, với những mối đe dọa tương tự. Nhiều người có một quan niệm sai lầm là smartphone và tablet không cần được bảo vệ như PC. Nhưng trong khi có quá nhiều phụ huynh không giám sát hoạt động trên mạng trực tuyến của con trẻ, cách suy nghĩ này cần phải thay đổi”.
Những thiệt hại ngoài tầm kiểm soát
Video đang HOT
Hiện nay, iPhone và iPad do Apple sản xuất đã có tính năng quản lý dành cho các bậc cha mẹ, cho phép họ thiết lập mật khẩu, ngăn trẻ truy cập một số ứng dụng hoặc website nhất định, hoặc giới hạn nội dung để cho phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Trong khi đó, đa số các mẫu smartphone và máy tính bảng chạy hệ điều hành Android đã cho phép tạo các tài khoản dành riêng cho trẻ em.
50% các bậc phụ huynh tham gia cuộc khảo sát của BBC nói rằng họ có sử dụng tính năng kiểm soát dành cho cha mẹ trên máy tính bảng, trong khi chỉ 40% nói rằng họ tận dụng tính năng tương tự trên smartphone.
Một cuộc khảo sát riêng của Kapersky Lab tiết lộ rằng 18% các bậc phụ huynh từng bị mất tiền hoặc mất dữ liệu lưu trên smartphone hoặc tablet do để con cái sử dụng thiết bị thiếu sự giám sát.
Hoạt động mua hàng bên trong ứng dụng (In-app purchase) mà trẻ thực hiện khi chơi game trên điện thoại là một trong những lý do khiến các bậc phụ huynh mất tiền “oan”. Gần đây, hãng công nghệ Apple đã bị yêu cầu phải trả lại ít nhất 32,5 triệu USD cho các bậc phụ huynh có con vô tình mua sắm vật phẩm trong ứng dụng sau khi thỏa thuận với Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FT).
Theo nghiên cứu về an toàn tiêu dùng trực tuyến của Microsoft, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng cần lưu ý. Nghiên cứu cho thấy 5% khách hàng tại Anh đã từng là nạn nhân của các cuộc tấn công lừa đảo. Trong khi đó, 3% số người được phỏng vấn nói rằng họ từng bị ăn trộm thông tin cá nhân.
Microsoft khuyến cáo người dùng đã cài đặt mã PIN cho điện thoại di động và chọn mật khẩu có độ mạnh cao cho các tài khoản trực tuyến.
Nội dung được đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 20 ra ngày 14/2/2014
Theo BBC
Sony VAIO và Apple MacBook: Câu chuyện đằng sau quan hệ của hai ông lớn
Sony vào Apple là hai kỳ phùng địch thủ trên thị trường máy tính cá nhân. Câu chuyện về sự phát triển của hai ông lớn này có gì thú vị.
Sony đã chính thức chuyển giao mảng sản xuất PC mà cụ thể là dòng sản phẩm VAIO cho quỹ đầu tư JIP (Japan Industrial Partners) để đảm bảo duy trì kinh phí phát triển dòng điện thoại, máy tính bảng và các sản phẩm TV. Sau 18 năm phát triển, VAIO đã định hình trong tâm trí khách hàng một dòng sản phẩm máy tính luôn đứng top đầu trong phân khúc cao cấp.
Máy tính để bàn và laptop VAIO không phải là những chiếc máy chạy Windows tốt nhất, nhưng Sony luôn biết cách "hớp hồn" người dùng bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ và thời trang. Đây cũng là điều mà Apple hướng tới trong dòng sản phẩm MacBook của mình. Trên thương trường, những chiếc Sony VAIO cao cấp và Apple MacBook là hai dòng sản phẩm đối đầu nhau, tranh giành miếng bánh thị phần cao nhất, nhưng ít người biết rằng Apple và Sony từng có "quan hệ riêng" với nhau.
Mối quan hệ giữa Sony và Apple trải dài từ những năm 80 thế kỷ trước. Người đồng sáng lập Sony, ông Akio Morita và Steve Jobs đều có sự ngưỡng mộ và ton trọng lẫn nhau. Năm 1989, với những nỗ lực của mình Apple đã giới thiệu chiếc máy tính xách tay Macintosh Portable. Nếu bạn chưa được nhìn thấy chiếc laptop đầu tiên của Apple thì đừng vội tìm kiếm trên Google ngay khi đọc tới dòng này, tôi đảm bảo bạn sẽ "sốc" vì Macintosh Portable không đúng nghĩa một chiếc máy tính xách tay, nó quá khổ khi đạt... 16kg.
Chiếc Macintosh Portable có sức mạnh xử lý ngang với máy tính để bàn Macintosh SE, nhưng có doanh số bán không tốt vì ở thời điểm đó, giá bán mà Apple đặt ra lên tới 6,500 USD.
Macintosh Portable nặng 16kg của Apple.
Sau khởi đầu không mấy suôn sẻ, Apple vẫn quyết tâm giữ khái niệm "máy tính xách tay" và phát triển nó. Với điểm mạnh là thiết kế, họ đã phác thảo rất nhiều mô hình mới nhỏ gọn và tinh tế hơn, tuy nhiên vấn đề gặp phải lại là phần cứng. Apple không phải công ty sản xuất phần cứng, ở thời điểm những năm 80, họ khó có thể hoàn thiện chiếc laptop như ý muốn khi các nhà cung cấp không đáp ứng được yêu cầu linh kiện gọn nhẹ. Để hoàn thiện ý tưởng, Apple đã tìm tới Sony.
Ở thời điểm đó, Sony có rất ít kinh nghiệm để phát triển máy tính cá nhân, nhưng họ là tên tuổi lớn trong ngành điện tử tiêu dùng với các mạch thu nhỏ. Những năm 1980, Sony đã khiến cả thế giới phải trầm trồ khen ngợi khi bán ra chiếc máy nghe nhạc cassette cầm tay thương hiệu Walkman. Cho dù hiện nay Walkman không còn giữ vững ngôi vị nhưng nó đã trở thành một huyền thoại mà người yêu nhạc nào cũng biết tới.
Quay lại chủ đề chính của chúng ta, sau khi Apple tìm tới Sony để hợp tác sản xuất phần cứng, nỗ lực của cả hai công ty đã được đền đáp bằng chiếc PowerBook 100 ra mắt năm 1991. Mang trong mình sức mạnh xử lý ngang với Macintosh Portable nhưng chiếc laptop này đã giảm đi 1/3 trọng lượng, thiết kế thon gọn hơn rất nhiều. Có thể nói PowerBook 100 như một chiếc MacBook Air ở thời điểm ra mắt, lược bỏ ổ đĩa mềm để giúp máy gọn nhẹ hơn.
PowerBook 100 - sản phẩm hợp tác giữa Apple và Sony.
Sau khi ra mắt, PowerBook 100 nhanh chóng lọt vào mắt xanh của người dùng vì trọng lượng nhẹ, tính di động và giá không còn quá bất hợp lý như Macintosh Portable. Tuy không phải là chiếc PowerBook bán chạy nhất của Apple, nhưng nó đã mang về 1 tỷ USD doanh thu máy tính xách tay trong năm đầu tiên giới thiệu, giúp Apple thiết lập chỗ đứng vững chắc trong thị trường máy tính cho tới hiện nay.
Sau cuộc "kết hợp" thành công với Apple, Sony với những kinh nghiệm thu được đã giới thiệu dòng máy tính VAIO của riêng mình vào năm 1996. Khởi đầu với những chiếc máy để bàn, Sony đã chăm chút tới kiểu dáng, đánh vào thị hiếu người dùng. Từ những vật liệu cao cấp được sử dụng cho tới webcam tích hợp, thu nhỏ tối đa kích thước máy, cho tới hôm nay, chúng ta vẫn thấy rõ được sự nỗ lực của Sony trong từng mẫu VAIO bán ra thị trường.
Sony VAIO PVC-90: Chiếc máy tính đầu tiên được giới thiệu năm 1996 của Sony.
Cách đây không lâu, GenK đã có bài viết nói về việc năm 2011 Steve Jobs từng muốn laptop VAIO chạy hệ điều hành Mac OS (nay là OS X), đây là thời điểm một năm trước khi Apple chuyển sang sử dụng CPU Intel.
Những báo cáo cho thấy Steve Jobs vẫn luôn là một fan hâm mộ thiết kế của VAIO, ông mong rằng Sony có thể bán ra phiên bản máy tính VAIO có chạy hệ điều hành OS X, nhưng rất tiếc điều đó đã không xảy ra. Và tất nhiên, Apple đã đi theo hướng riêng của mình với chiếc PowerBook G4 sử dụng vỏ nhôm và cuối cùng là sản phẩm ăn khách MacBook Pro.
Apple PowerBook G4 - Chiếc laptop vỏ nhôm đầu tiên của Apple.
Có rất nhiều mối liên hệ giữa Sony và Apple, ngay cả tới huyền thoại VAIO X505 cũng có nét tương đồng với MacBook Air siêu mỏng. Tuy nhiên với đầu óc của thiên tài Steve Jobs, Apple đã chiếm quá nhiều doanh thu máy tính cao cấp của Sony. Cách đi của Sony dần bị Apple lấn lướt, từ chiếc Walkman bị thay thế bởi iPod và hiện tại là VAIO dần được thay thế bằng MacBook.
Huyền thoại Sony VAIO X505 siêu mỏng.
Tuy sử dụng hệ điều hành OS X riêng biệt, chiếm thị phần không lớn nhưng doanh thu mà máy tính Mac mang lại đều là con số đáng mơ ước của bất kỳ hãng sản xuất nào. Báo cáo kinh doanh của Apple luôn vượt ngoài mong đợi. Nhưng sự ra đi của Sony VAIO có ảnh hưởng thế nào tới thị trường máy tính nói chung và Apple nói riêng?
Chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của máy tính bảng tới những chiếc laptop truyền thống. Kể từ khi iPad ra đời, doanh số bán máy tính trên toàn thế giới đều bị kéo xuống, Sony xa thải nhân viên, bán thương hiệu VAIO; LG cho biết số lượng máy bán ra giảm sút rõ rệt; Dell cắt giảm 15000 nhân viên, tiến hành chuyển đổi cơ cấu...
Sự ra đi của Sony khiến nhiều fan hâm mộ hụt hẫng. Với cá nhân tôi, một người yêu thích các thiết kế của VAIO cũng như MacBook của Apple và đã từng dùng qua nhiều model của hai thương hiệu này, tôi vẫn luôn hi vọng sẽ sớm có một công ty mang lại "chất riêng" cho thị trường máy tính như Sony đã từng làm được.
Câu hỏi khó có lời giải: Thị trường máy tính truyền thống đang ở thời kỳ khủng hoảng, liệu Apple và các hãng sản xuất sẽ làm gì để vượt qua "cơn bão" này?
Theo VNE
Sony bán bộ phận máy tính Vaio Japan Industrial Partners dự kiến sẽ thành lập một công ty mới để tiếp quản thương hiệu Vaio tại Nhật Bản. Đồng thời Sony sẽ rút ra khỏi thị trường máy tính cá nhân (PC) và laptop toàn cầu. Như vậy, không lâu nữa sẽ không còn thương hiệu máy tính Sony Vaio. Biểu đồ 1: Giá cổ phiếu hãng Sony trên sàn...