Cẩn thận đồ chơi hạt nở gây tắc ruột trẻ em
Là những hạt nhựa nhỏ (đường kính khoảng 2-5 mm) nhiều màu sắc, khi ngâm vào nước, hạt sẽ nở ra có thể nở to gấp 100 lần ban đầu, đồ chơi hạt nở đang được nhiều trẻ em thích thú.
Hạt nở trước và sau khi nở to, được rao bán phổ biến trên mạng và giá rẻ. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp trẻ phải nhập viện do nuốt hạt nở gây tắc ruột.
Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) vừa tiếp nhận một em bé ở Bình Phước nhập viện trong tình trạng liên tục nôn ói trong hai ngày, không đi tiêu được, bụng trướng.
Qua thăm khám và X-quang, siêu âm, bác sĩ xác định bé bị tắc ruột. Thế nhưng, bác sĩ lại không phát hiện được dị vật.
Phẫu thuật điều trị cho bệnh nhi, bác sĩ phát hiện đoạn ruột phía trên chỗ tắc bị phình rất to, đoạn phía dưới thì xẹp. Dị vật được lấy ra có dạng một khối chất dẻo, gồm nhiều hạt như viên bi (đường kính 2,5 cm) kết dính lại, làm bít đường ruột của bé.
Bác sĩ Phan Ngọc Duy Cần, Trưởng Khoa Khám và Điều trị trong ngày, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết: Qua tìm hiểu với gia đình, chúng tôi mới biết dị vật đó là “hạt nở”.
Video đang HOT
“Hạt nở không cản quang nên khó nhìn thấy trên X-quang, siêu âm. Vì vậy, một số trường hợp ban đầu bác sĩ không thể nhận biết nguyên nhân, dị vật trong đường tiêu hóa của trẻ”, bác sĩ Cần cho biết.
Hạt nở là một loại đồ chơi của trẻ em. Đây là những hạt chất dẻo nhỏ, có nhiều kích cỡ, bình thường có đường kính khoảng 2-5 mm. Khi ngâm vào nước, hạt sẽ nở lớn ra. Có thể nở to gấp hơn 100 lần ban đầu.
Các hạt này có màu sắc sặc sỡ nên được nhiều trẻ em thích thú. Hạt nở cũng được bán rất phổ biến tại các cửa hàng đồ chơi và giá rẻ (chỉ khoảng 15.000 – 20.000 đồng mỗi bịch 200 gram).
Hạt nở thường được sử dụng làm đồ chơi, cũng có thể sử dụng thay thế đất trồng thông thường, cung cấp nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, trang trí.
Theo bác sĩ Cần, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị tắc ruột, ngộ độc hạt nở. Trong khi chơi, trẻ nuốt phải hạt nở (khi còn khô) vô bụng, trong điều kiện trong ruột, hạt nở to và gây tắc đường tiêu hóa của trẻ.
Bác sĩ Cần khuyến cáo phụ huynh cần cẩn trọng khi cho trẻ chơi loại hạt này hoặc trong nhà có trẻ nhỏ mà sử dụng hạt này để trang trí, trồng cây. Đặc biệt, dịp sau Tết, trẻ thường có tiền lì xì, nhiều trẻ tự mua đồ chơi, phụ huynh nên nhắc nhở trẻ mua những đồ chơi an toàn; cần chọn lựa những sản phẩm phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Khi trẻ nuốt hạt nở, phải cho nhập viện để bác sĩ xử trí.
Theo thanhnien.vn
Cứu thành công cụ bà bị u ruột non hiếm gặp
Sau khi được phẫu thuật cắt khối u, nối 2 đoạn ruột thành công, sức khỏe của bệnh nhân lớn tuổi đã ổn định lại.
Tin từ bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết, các bác sĩ tại bệnh viện này vừa phẫu thuật cắt thành công khối u ở ruột non cho một bệnh nhân lớn tuổi.
Sau nhiều ngày được bác sĩ theo dõi, điều trị, sức khỏe bệnh nhân này đã ổn định, da dẻ hồng hào, ăn uống bình thường và chuẩn bị được xuất viện.
Phim thể hiện khối u hiếm gặp của bà H..
Trước đó vào ngày 14/1, bà N.T.H. (68 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk) được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng thể trạng kém, suy kiệt cơ thể, gầy gò, xanh xao, vùng bụng thường xuyên bị đau. Sau khi thăm khám, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị tắc ruột nên đã cho bệnh nhân chụp CT để chẩn đoán chính xác hơn tình trạng bệnh.
Qua phim, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân này có một khối u trong ruột non (lớn bằng trái chanh) gây ra chứng lồng ruột. Và khối u này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đoạn ruột trên tống vào đoạn ruột dưới, khiến 2 đoạn ruột lồng vào nhau.
Bác sĩ Trần Ngọc Lưỡng, khoa Ngoại tổng quát cho biết: "Hiện tượng lồng ruột do u ruột non dẫn đến gây tắc ruột rất hiếm gặp ở người lớn, tỉ lệ chỉ chiếm 1-5%. Thường khi lồng ruột gây tắc ruột do u ruột non là phải mổ, không thể dùng phương pháp khác, vì vậy, ê-kíp quyết định mổ cấp cứu cho bệnh nhân. Khoảng 2 giờ sau khi nhập viện, bệnh nhân này đã được các bác sĩ tiến hành mổ và ca mổ kéo dài khoảng hơn 2 giờ đồng hồ. Với ca mổ này, chúng tôi gặp một khó khăn đó là đã xác định bệnh nhân có khối u ở ruột non, một đoạn ruột bị lồng nên bắt buộc phải cắt đoạn ruột này".
Hiện sức khỏe bà H. đã ổn định trở lại.
Bác sĩ Lưỡng cho biết thêm: "Tuy nhiên thể trạng của bệnh nhân rất gầy, suy kiệt nặng và những chỉ số cơ thể rất thấp ê-kíp mổ lo sợ quá trình sau mổ khó lành vết thương,... Vì vậy, ê-kíp mổ đã phải suy nghĩ phương án tối ưu, tốt nhất cho bệnh nhân. Cuối cùng, ê-kíp mổ chọn phương án phẫu thuật mà mức độ xâm lấn tối thiểu còn can thiệp tối đa. Ca phẫu thuật đã thành công, sau phẫu thuật, các bác sĩ chú trọng vấn đề dinh dưỡng rất kỹ cho bệnh nhân và đến nay sức khỏe bệnh nhân đã ổn định lại".
Cũng theo bác sĩ Lưỡng, đây là một dạng u hiếm gặp nên rất khó tầm soát. Đến khi các triệu chứng rõ rệt, khối u đã lớn, rất nguy hiểm. Và nếu để lâu, không phát hiện có thể dẫn đến bị viêm, nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bác sĩ Lưỡng khuyến cáo bệnh nhân khi gặp tình trạng tương tự cần đến ngay cơ sở y tế để sớm phát hiện bệnh và can thiệp kịp thời.
Trong khi đó, bệnh nhân cho biết khoảng 1 năm trở lại đây bà thường xuyên bị đau bụng liên tục và cơn đau kéo dài. Mỗi lần bị đau bà thường đến các cơ sở y tế gần nhà để khám và lấy thuốc. Sau khi được bác sĩ cho thuốc giảm đau, cơn đau của bà có thuyên giảm nhưng sau đó liên tục tái phát. Sợ bệnh nặng, bệnh nhân này cũng nhiều lần đến bệnh viện lớn để thăm khám nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân.
"Bị đau bụng trong thời gian dài khiến tôi không thể ăn uống, cơ thể rất mệt mỏi, sụt cân từ 45kg còn 37kg, gầy gò, xanh xao", bệnh nhân cho biết.
Theo nguoiduatin
Trẻ 12 tháng tuổi tắc ruột vì nuốt hạt nở trong đồ chơi Trung Quốc Sau khi nuốt phải hạt nhỏ li ti trong đồ chơi có chữ Trung Quốc, bệnh nhi 1 tuổi liên tục ói, bụng đau, trướng căng. Tại bệnh viện, sau khi xác định bệnh nhi bị tắc ruột, bác sĩ đã phải thực hiện phẫu thuật cấp cứu. Ngày 7/1, BS Phan Ngọc Duy Cần, Trưởng khoa Điều trị trong ngày BV Nhi...