Cẩn thận bị “đánh lừa” bởi những thông số kỹ thuật khi mua màn hình LCD!
Mua TV, thông số kỹ thuật là quan trọng nhưng bạn đừng quá tin vào những gì mà NSX quảng cáo.
Sau đây là danh sách một số thông số “quan trọng” cần tránh bởi nó rất hay được các NSX sử dụng để “đánh lừa” khách hàng.
1. Color gamut
Color gamut là độ rộng của dải màu mà màn hình có thể hiển thị, thường được biểu thị bằng tỉ lệ % so với độ rộng dải màu cơ bản, như Rec.709 ( HDTV) hay sRGB (máy tính và máy ảnh kĩ thuật số).
Điều “ngớ ngẩn” ở đây là: nhà sản xuất chẳng bao giờ cho bạn biết rằng, color gamut bạn thực sự cần chính là color gamut được sử dụng để tạo ra nội dung mà bạn đang xem. Nếu có sự sai khác, màu sắc bạn nhận được cũng sai khác theo. Vậy nên họ rất khoái tận dụng nhầm lẫn phổ biến rằng color gamut lớn hơn đồng nghĩa với hình ảnh hiển thị chân thực hơn. Thực tế thì sao? 145% color gamut chả khác gì so với color gamut cơ bản. Hiệu quả duy nhất mà chúng mang lại: làm màu sắc bị bão hòa.
Ở đây cần giải thích một chút về thuật ngữ “saturated” – bão hòa. Thú thực tôi cũng không phải dân trong nghề, nhưng nôm na rằng thế này: Trong tự nhiên, hầu hết các bề mặt không phản xạ riêng ánh sáng 1 tần số (đơn sắc) mà phản xạ ánh sáng của nhiều tần số, trong đó có 1 tần số nổi trội, nên mới có khái niệm “vàng xanh”, “vàng nâu” – tuy cùng là màu vàng.
Khi chụp ảnh xong, càng tăng độ bão hòa màu thì tần số nổi trội càng trội thêm và các tần số khác bị lấn át, nên màu trông càng rực rỡ, nhưng không tự nhiên, nếu làm quá thì thậm chí sẽ không còn là màu ban đầu nữa.
Lấy một ví dụ đơn giản: bạn diện một chiếc áo màu tím đi chơi. Sau khi chụp ảnh bằng một thiết bị có color gamut lớn và xuất ra bằng thiết bị có color gamut tương tự, bạn tá hỏa thấy rằng mình đang mặc một chiếc áo loang lổ những-màu-gì-đó-không-phải-màu-tím. Nguyên nhân của điều này là do có những tần số ánh sáng trong môi trường bị làm trội lên.
Tất nhiên chẳng thợ chụp ảnh nào lại làm vậy. Và sự thực là một màn hình có thể hiển thị lớn hơn 100% của bất kì chuẩn color gamut nào đều không thể hiển thị màu sắc không có trong ảnh gốc – theo Soneira.
2. Contrast Ratio: tỉ lệ tương phản
Phân biệt độ sáng của màu trắng chuẩn với độ sáng của màu đen và ta có tỉ lệ tương phản. Dễ hiểu hơn thì thế này: Độ tương phản 1000 : 1 tức là màn hình thể hiện được 1000 mức độ chuyển đổi từ màu tối nhất sang sáng nhất, hay, màn hình có thể thể hiện 1000 mức độ sáng (liên tục) khác nhau.
“Ngớ ngẩn” tiếp theo: Trong thế giới của chúng ta, độ tương phản đo được rơi vào khoảng giữa 1 500 : 1 và 2 000 : 1. Thế là quá đủ cho chiếc LCD tốt nhất. Nhưng giờ đó là chuyện của quá khứ. Sức hấp dẫn của độ tương phản cao trong mắt người tiêu dùng xúi giục các nhà sản xuất nhào nặn ra một khái niệm đại loại như “bánh bao chay nhân thịt”.
Video đang HOT
Ngày nay, chúng ta được biết đến khái niệm “dynamic contrast ratio” – độ tương phản động. Nó có được bằng cách đo độ đen của… màu đen, và đạt được bằng cách… thay đổi cách đo. Nghe có vẻ ngu ngốc và khó hiểu.
Tạm dừng một chút để tôi giải thích. Các màn hình được đánh giá tỉ lệ tương phản bằng cách bật một bức tranh chuẩn, sau đó sử dụng dụng cụ để đo tỉ lệ tương phản giữa điểm đen nhất trên màn hình rồi so sánh với điểm trắng nhất (độ tương phản tĩnh). Các nhà sản xuất khá thông minh khi nghĩ ra thay vì bật một bức tranh chuẩn, ta nên… tắt màn hình rồi tiến hành đo. Thế là độ tương phản động ra đời. Bằng cách đó, các điểm đen trên “bức tranh” không bị ảnh hưởng bởi độ sáng các vùng lân cận tác động đến làm giảm độ “đen”.
Với mánh lới này, ta có thể đạt được độ tương phản lớn đến 5 000 000 : 1 hoặc “vô hạn” như Sony quảng cáo (để làm gì??). Tất nhiên nhà sản xuất không hề bịp bợm về mặt kỹ thuật, nhưng thông số này hoàn toàn không hề thể hiện cái gì trong thực tế. Ý nghĩa duy nhất mà độ tương phản động cung cấp là màu trắng có thể tương phản với màu đen đến mức nào. Thực sự tôi cũng chẳng hiểu ý nghĩa này có ý nghĩa gì… Tuy nhiên, nếu đưa tỉ lệ tương phản tĩnh 1500 : 1 vào quảng cáo, liệu bạn có lựa chọn sản phẩm đó không?
3. Response time: Thời gian đáp ứng
Thời gian đáp ứng là một tiêu chuẩn công nghiệp phản ánh khả năng biểu diễn hiệu ứng LCD motion blur mà bạn hay thấy trong các cảnh phim tốc độ cao (không áp dụng cho màn hình Plasma). Nó được xác định bằng cách đo thời gian của một pixel thay đổi từ màu đen sang trắng chuẩn, rồi lại thay đổi về đen (rise-and-fall – sáng-tối).
Lại ngoài lề một chút cho bạn đọc hiểu. Motion blur là một hiệu ứng cực kì quan trọng, giúp người xem cảm nhận được về tốc độ chuyển động của đối tượng. Trực quan một chút thì nó chính là những vệt mờ đi sau chuyển động của vật trên hình ảnh. Không có hiệu ứng này, các bộ phim 24 hình/s chúng ta hay xem trông sẽ giống một slide show hình ảnh vậy.
Hãy tiếp cận vấn đề thế này: Chỉ trong vòng 5 năm ngắn ngủi, thời gian đáp ứng của các màn hình đã thay đổi từ 25ms xuống… 1ms. Phép lạ nào khiến điều này xảy ra? Sự thực là… chẳng hề có điều gì xảy ra cả. Điểm mấu chốt ở đây, theo Soneira, là phần lớn chuyển động hình ảnh đòi hỏi thời gian đáp ứng gray-to-gray (màu xám này sang màu xám khác) – quá trình thường tốn thời gian gấp 3-4 lần để hoàn thành so với rise-and-fall.
Thời gian đáp ứng gray-to-gray này quan trọng hơn đối với khả năng trình diễn motion blur của màn hình. Có điều người tiêu dùng chẳng bao giờ biết được thời gian đáp ứng nào được đo đạc và niêm yết trên sản phẩm: gray-to-gray hay rise-and-fall? Vì mục đích lợi nhuận, các nhà sản xuất coi trọng việc giảm thời gian đáp ứng rise-and-fall hơn gray-to-gray – thứ quan trọng và thiết thực hơn, và họ đưa nó vào quảng cáo thay vì gray-to-gray như trước đây. Kết quả là, các màn hình LCD có với chỉ số response time khủng nhất có thể chẳng trình diễn nổi motion blur cơ bản…
(Còn tiếp)
TV 3D không viền dáng đẹp
Toshiba WL700, Philips 8605H hay Sharp LE925 là những mẫu HDTV 3D không viền có kiểu dáng đẹp nhất hiện nay.
Kiểu dáng siêu mỏng với màn hình phủ gương không viền đang là phong cách thiết kế được nhiều hãng TV áp dụng trên các model cao cấp của mình, đặc biệt là ở dòng sản phẩm HDTV 3D.
Dưới đây là 5 mẫu HDTV 3D có kiểu dáng không viền đẹp nhất ở thị trường VN hiện nay.
Toshiba WL700
Toshiba WL700. Ảnh: Toshiba.
WL700 là mẫu HDTV 3D đầu tiên được Toshiba phát hành tại VN. Ngoài việc là model cao cấp nhất của hãng, WL700 series còn là mẫu TV mỏng sở hữu kiểu dáng mỏng, không viền đẹp và đầy ấn tượng được tạo ra từ hãng thiết kế Jacob Jensen Design (Đan Mạch).
Sản phẩm sử dụng công nghệ màn hinh LCD với đèn LED viền, tính năng xử lý hình ảnh 14 bit Meta Brain Premium, công nghệ quét hình Clearscan 200Hz Pro cùng khả năng trình diễn hình ảnh nổi 3D Full HD với kính trập hình động.
Hiện tại, Toshiba WL700 đã có mặt trên thị trường với các model 46 và 55 inch, giá lần lượt 38,9 và 51,9 triệu đồng.
Sharp LE925
Sharp 3D Quattron LE925. Ảnh: Cnetasia.
Giống như WL700 của Toshiba, LE925 cũng là mẫu HDTV 3D đầu tiên của Sharp ở VN. Model vừa mới được bán ra trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua với mức giá lên tới 99 triệu đồng cho model 60 inch.
Nằm trong dòng sản phẩm Quattron của Sharp, LE925 series sở hữu nhiều nét giống với người đàn em 2D LE820 series. Thay vì kiểu dáng góc cạnh, mạnh mẽ như các model của Sony hay Toshiba, người đồng hương Sharp lại mang tới cho LE925 những nét mềm mại. Màn hình được thiết kế theo kiểu không viền với bốn cạnh được bo tròn và kiểu dáng mỏng. Dãy phím cảm ứng nằm chìm về bên phải ở cạnh dưới của TV.
Sony LX900
Sony LX900. Ảnh: Sonyinsider.
TV Bravia 3D của Sony có thiết kế kiểu nguyên khối Monolithic, với dáng vuông vắn và màn hình phủ gương đen bóng tạo cảm giác không viền. Sản phẩm được Sony trang bị màn hình LED FullHD 1080p, với công nghệ quét hình Motion Flow Pro 200Hz mới nhất. Đi kèm là khả năng xử lý hình ảnh 3D với bộ xử lý và bộ thu phát tín hiệu tích hợp. Sản phẩm còn được trang bị thêm kết nối Wi-Fi, cổng Ethernet và hệ thống dịch vụ trực tuyến Internet Bravia Video.
Trong khoảng một hoặc 2 tháng tới, LX900 series sẽ có mặt tại các cửa hàng trong nước với giá bán từ 80 cho tới 150 triệu đồng, dành cho 2 model 52 và 60 inch.
LG LX9500
LG LX9500. Ảnh: LG
Thay vì đèn LED viền, LX9500 sử dụng công nghệ LED nền Full LED Slim. Nhưng model này vẫn có được kiểu dáng thanh mảnh với phần hẹp nhất chỉ là 16 mm. Nhờ vậy, mẫu HDTV của LG vẫn có được chất lượng hình ảnh cực cao và kiểu dáng siêu mỏng. Là model đầu bảng trong dòng HDTV cao cấp và thời trang của LG, LG Infinia, LX9500 sở hữu phong cách thiết kế màn hình không đường viền, chân đế kiểu pha lê trong suốt và nước sơn bóng bẩy.
Đi kèm với tính năng phát hình 3D, công nghệ màn hình Full LED Slim siêu mỏng, LX9500 còn được trang bị kết nối Wi-Fi tích hợp, cùng hệ thống giải trí trực tuyến NetCast với nhiều dịch vụ nội dung khác nhau như, NetFlix, Vudu, radio Pandora, YouTube, Picasa...
Model LX9500 47 inch của LG hiện đang được niêm yết với mức giá gần 48 triệu đồng.
Philips 8650H
Philips LED 8605H. Ảnh: Philips
Phá bỏ kiểu dáng thiết kế khỏe khoắn với các đường viền bằng kim loại xước theo truyền thống của Philips, mẫu LED này sở hữu kiểu dáng thanh thoát, thời trang hơn với các đường viền xung quanh khá mỏng. Toàn bộ mặt trước của màn hình và chân đế cùng sở dụng một lớp sơn đen bóng. Cụm điều khiển cảm ứng không còn nằm trên viền màn hình nữa mà được tách ra ngoài riêng biệt trên một thanh kim loại nằm chính giữa.
Ngoải ra, model LED 3D của Philips còn sở hữ tính năng Ambilight, cho phép TV có khả năng tỏa sáng ra phía sau với nhiều hiệu ứng đẹp mắt, giúp đôi mắt người xem dễ chịu trong thời gian xem quá lâu.
Mẫu LED mang series 8605 của Philips hiện có giá niêm yết lên tới 108 triệu đồng cho model 52 inch.
Theo Số Hóa
Người đàn bà "khát" tình Tôi không ngờ người yêu của mình lại là người tình trẻ của một người đàn bà gần 40 tuổi (Ảnh minh họa) Chàng thanh niên cần tiền, người đàn bà khát tình. Dù họ lớn hơn nhau gần 20 tuổi nhưng họ vẫn tìm đến với nhau để thỏa mãn bản năng làm Con của mình. Có lẽ sẽ không ai hiểu...