Cận Tết, “xin” lại tiền bố vợ vay, phản ứng của ông khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên
Nói ra thì lại bị mọi người bảo đàn ông hẹp hòi. Nhưng tôi nghĩ mấy hôm nay, không hiểu tôi đã sai ở điểm gì? Chẳng lẽ cứ là bố mẹ vợ thì muốn làm gì cũng được hay sao?
Thú thật bây giờ tôi đang rất bức xúc. Người một nhà với nhau cả, gần Tết rồi chẳng ai muốn mối quan hệ trở nên căng thẳng. Chưa kể tôi cũng đâu làm gì đến mức độ quá đáng không thể chấp nhận được. Vậy mà bố mẹ vợ của tôi lại từ mặt con rể giữa những ngày cận Tết thế này đây.
Vợ chồng tôi lấy nhau được 3 năm rồi. Mấy năm nay làm ăn thất bát, chúng tôi cũng chưa dư giả được như những người khác. Nhà vợ tôi cách nhà tôi chừng 5 cây số. Ông bà ít khi đến thăm con gái, chỉ lúc nào có công việc hoặc vay tiền thì mới ghé qua mà thôi.
Mấy tháng trước, tôi bắt quả tang vợ đang cầm tiền đưa cho mẹ cô ấy. Ảnh minh họa: Internet
Tôi không biết sau lưng vợ có dấm dúi tiền cho bố mẹ đẻ không. Nhưng tôi đoán là có. Bố mẹ vợ của tôi đều là nông dân chân chất cả, lấy đâu tiền mà nay sắm thứ nọ, mai mua thứ kia? Nhiều lần tôi thắc mắc như vậy, vợ còn cáu lên bảo: “Anh là đàn ông mà sao toàn để ý những thứ nhỏ nhặt vậy”.
Nói thật tôi không nhỏ nhặt, nhưng chuyện gì ra chuyện ấy. Mấy tháng trước, tôi bắt quả tang vợ đang cầm tiền đưa cho mẹ cô ấy. Có lẽ sợ tôi phát hiện, mẹ vợ đành lắp bắp thanh minh rằng nhà có việc nên sang nợ 5 triệu. Cho bố mẹ vay nên tôi không bắt ký giấy nợ. Tối ấy, tôi chỉ ghi rõ ngày giờ vay, như là một sự cẩn thận cần thiết thôi.
Dạo này nhà tôi đang bí tiền, tôi hỏi thì vợ cứ bảo chẳng có. Thế mà cô ấy không nghĩ đến khoản cho bố mẹ vay. Hôm ấy nhân lúc đi đòi nợ quanh khu bố mẹ vợ, tôi ghé qua nhà ông bà nói chuyện. Thấy bố vợ tôi khoe mới mua cây đào 2 triệu, tôi tiện miệng hỏi luôn số tiền 5 triệu kia. Để ông khỏi chối, tôi còn đưa sổ ghi rõ ngày giờ mượn tiền.
Bực hơn là vợ tôi không biết đúng sai mà chỉ bênh bố mẹ chằm chặp. Ảnh minh họa: Internet
Thế mà bố vợ tôi lớn tiếng quát nạt tôi mọi người ạ. Ông đuổi tôi ra khỏi nhà rồi cấm Tết này không được đến nhà ông bà. Tôi chẳng hiểu sao bố vợ lại phản ứng thái quá như thế. Mà tiền của tôi thì ông vẫn không trả. Bực hơn là vợ tôi không biết đúng sai mà chỉ bênh bố mẹ chằm chặp. Cô ấy bảo tôi vô duyên, gần Tết còn đi đòi tiền bố mẹ.
Tôi nghĩ mãi vẫn chẳng biết mình sai chỗ nào. Nếu giờ không hỏi, liệu lúc nào ông bà mới trả cho tôi. Tiền của tôi chứ có phải dễ dáng kiếm được đâu mà nói cho là cho? Mọi người là người ngoài, đứng ở góc độ khác, tôi có đáng trách như vợ nói không?
Video đang HOT
(*) Tít bài đã được Dân Việt đặt lại.
Theo Nguyễn Ánh (Nam Định) (phunusuckhoe)
Muôn vàn kiểu linh vật "Chuột ôm hũ vàng" được săn đón chơi Tết Canh Tý 2020
Năm 2020 là năm Canh Tý, hay còn gọi là năm con Chuột. Cũng bởi vậy, các sản phẩm chuột gốm dát vàng đang là một trong những mặt hàng được tìm mua rất nhiều, với ý nghĩa mang lại may mắn cho năm mới.
Năm nào làng Bát Tràng cũng làm hàng các con vật tương ứng theo năm, nhưng năm nay, giá hàng cao hơn mọi năm vì yêu cầu của khách về mẫu mã, hình thức có đòi hỏi cao hơn chút.
Từng gây tiếng vang với sản phẩm chú lợn đất dát vàng vào Tết Kỷ Hợi 2019, một cơ sở tại làng gốm Bát Tràng lại tiếp tục ra mắt những mẫu chuột dát vàng - "Kỳ linh Canh Tý" phục vụ khách hàng năm nay.
Theo lời người trực tiếp sáng tạo sản phẩm này, điều làm nên giá trị đặc biệt cho mỗi sản phẩm "Kỳ linh Canh Tý" là dòng nguyên liệu cao cấp, quy trình chế tác kỳ công.
Đây là dòng sản phẩm kết hợp từ đôi tay điệu nghệ của những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng và làng dát vàng nổi tiếng Kiêu Kỵ (cùng huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Rất nhiều tác phẩm đã ra đời theo dòng quan niệm ấy, ví dụ tác phẩm phong thủy "Chuột sa chĩnh gạo" (trong hình) được tạo hình chuột mẹ và hai chú chuột con vây xung quanh chĩnh gạo bằng vàng, phía dưới được đắp chữ "Phúc" - một trong những sản phẩm chủ đạo năm nay.
Anh Bùi Văn Tự (Bát Tràng, Hà Nội) cho biết: "Ý tưởng của những sản phẩm "Kỳ linh Canh Tý 2020" xuất phát từ những câu chuyện dân gian về loài chuột và đặc biệt là hình ảnh chuột tha trứng gà. Một chú chuột thì không thể tha quả trứng về hang nên loài chuột đã tìm ra cách rất thông minh: một chú chuột ôm quả trứng, một chú chuột khác cắn đuôi kéo lê chú chuột ôm trứng tha đi. Hình ảnh này thể hiện sự lanh lợi của loài chuột và tính đồng đội, hợp tác".
Theo anh Tự: "Kỳ linh Canh Tý" có 2 phiên bản chính, mỗi phiên bản được sản xuất thành 100 sản phẩm.
Các nghệ nhân tạo hình cho "kỳ linh" chia sẻ, công đoạn tạo dáng cho tác phẩm này đòi hỏi nhiều thời gian, cùng sự tỉ mỉ, công phu của mỗi nghệ nhân.
Các tác phẩm "Kỳ linh Canh Tý" đều hướng đến hình ảnh no đủ, hạnh phúc... Chuột tượng trưng cho sự sung túc và thịnh vượng, bởi chuột là loài vật có sức sinh sản rất tốt. Dân gian quan niệm nơi nào có chuột tìm đến thì nơi đó có của ăn của để dồi dào. Người ta tin rằng, đặt tượng chuột, tranh chuột vào đúng huyệt tài thì nó sẽ mang lại rất nhiều tiền tài cho gia chủ.
Đặc biệt, với sự xuất hiện của chuột vàng và củ lạc - một tác phẩm khác của chuỗi sản phẩm "kỳ linh Canh Tý" - một biểu trưng cho mùa màng bội thu, một hàm ý chơi chữ của người xưa "hưởng lạc", có nghĩa là hân hoan, vui sướng...
Những tác phẩm "Kỳ linh Canh Tý" có nhiều mức giá khác nhau phục thuộc vào chất liệu, kích thước. Trong đó, mỗi tác phẩm có 4 mức giá chính gồm: 8 triệu đồng, 12 triệu đồng, 16 triệu đồng và phiên bản đặc biệt 100 triệu đồng.
Cụ thể, phiên bản "Canh Tý - Mùa an lạc" có giá lên tới 100 triệu đồng với nguyên liệu là gốm Bát Tràng và vàng 9999.
"Việc dát vàng không chỉ tăng thêm tính thẩm mỹ cho tác phẩm mà còn mang ý nghĩa phong thủy. Do đó, "Canh Tý - Mùa an lạc" là tác phẩm được nhiều người mua tặng, biếu trong dịp lễ, Tết này", anh Tự cho biết thêm.
Được biết, những bộ sản phẩm "Kỳ linh Canh Tý" của làng gốm Bát Tràng đang được xuất bán đi nhiều tỉnh thành trên cả nước phục vụ Tết Âm lịch Canh Tý 2020.
Theo infonet
Đu đủ bonsai "giá đắt trên trời" có gì độc đáo lại đang hút khách mua chơi Tết? Những chậu đu đủ bonsai tán rộng, hoa nở, quả trĩu ở Hưng Yên... có giá khá đắt, lên tới cả vài chục triệu đồng nhưng vẫn được dân sành chơi săn đón chưng Tết Canh Tý 2020 này. Tại nhà vườn của anh Hoàng Đình Chính ở huyện Văn Giang (Hưng Yên), năm nay có rất nhiều cây đu đủ bonsai khá...