Cận Tết, giáo viên vẫn mòn mỏi chờ… lương
Cho đến ngày 25/1 (tức là ngày 14/12 âm lịch), chỉ còn không đầy hai tuần nữa là tới Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 nhưng giáo viên ở nhiều trường học của tỉnh Sóc Trăng vẫn chưa được nhận lương tháng 1/2013.
Theo lý giải của cán bộ phụ trách tài chính của ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng là do bây giờ là thời điểm đầu năm nên kinh phí chưa rót về kịp. Tuy nhiên, tháng 12/2012 cũng mãi tới hết tháng nhiều trường mới có lương cho giáo viên (GV).
Nhiều GV bức xúc: “Chúng tôi chỉ sống bằng lương nên rất mong có lương để mua sắm vài thứ dùng trong dịp tết nhưng mãi tới hôm nay vẫn chưa có lương nên chưa mua sắm được gì, trong khi đó, càng cận Tết giá cả càng tăng”.
Cũng theo thông tin từ ngành giáo dục, năm nay, GV ở Sóc Trăng lại thêm một cái tết không được địa phương hỗ trợ tiền tết như nhiều tỉnh, thành phố khác.
Video đang HOT
Một thông tin khác, theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong LLVT công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có hiệu lực từ ngày 1/3/2011 nhưng cho đến nay, GV ở các địa phương thuộc diện nói trên của ngành giáo dục Sóc Trăng vẫn chưa được nhận tiền, trong khi đó, cán bộ, công chức, viên chức nhiều ngành khác đã được nhận.
Trong khi đó, ở tỉnh An Giang, những ngày này, GV phấn khởi khi được lĩnh cùng lúc lương tháng 1 và tháng 2/2013, đồng thời mỗi GV được hỗ trợ 600.000 đồng tiền Tết.
PV
Theo dân trí
"Tuyển công chức có 2 khâu dễ tiêu cực"
Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2012, triển khai nhiệm vụ 2013 của ngành nội vụ TP, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói, có hai khâu dễ tiêu cực nhất trong thi tuyển công chức, viên chức.
Chủ tịch Hà Nội cho hay, ngay khi thông tin về chuyện chạy công chức Thủ đô giá 100 triệu được nêu trong phiên họp HĐND, TP đã tổ chức các đoàn kiểm tra rà soát việc thi tuyển công chức tại các quận, huyện, thị xã đồng thời hướng dẫn các đơn vị tự rà soát, báo cáo TP.
Trước mắt, Hà Nội đã kiểm tra công tác tuyển dụng viên chức trong ngành giáo dục. Đánh giá bước đầu là công tác tuyển dụng đúng quy định, dân chủ. Chưa phát hiện trường hợp nào đưa, nhận tiền để chạy việc, kể cả các trường hợp sai phạm trong ngành giáo dục huyện Ứng Hòa.
Tuy nhiên, theo ông Thảo, hai khâu dễ xảy ra tiêu cực nhất trong thi tuyển công chức, viên chức là khi lên điểm vào điểm và thực hành giảng bài. "Theo quy định không thực hiện phúc khảo nên cần đặt camera, ghi âm để giám sát".
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: Thi tuyển công chức là vấn đề xã hội phức tạp. Ảnh: Phạm Hải
Chủ tịch TP Hà Nội khẳng định, vẫn còn một số ít cán bộ công chức thiếu ý thức chấp hành kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp, rồi nể nang trong thực thi công vụ, như câu chuyện xảy ra ở huyện Ứng Hòa. Thi tuyển công chức, viên chức là một vấn đề xã hội nhạy cảm phức tạp nên đã nảy sinh hiện tượng nhờ vả, thông qua mối quan hệ thân quen để giúp đỡ.
Ông Thảo nói, dù chưa tìm ra trường hợp "chạy" công chức nhưng qua phản ánh của dư luận và ý kiến ĐB HĐND, Hà Nội vẫn xác định nghiêm túc kiểm tra để phát hiện vi phạm và tăng cường các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ. Ở những nơi có dấu hiệu xảy ra tiêu cực, TP sẽ vào cuộc kiểm tra làm rõ.
"UBND TP sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo để việc tuyển dụng diễn ra thực sự công bằng, lựa chọn được những người tiêu biểu về chuyên môn, phẩm chất, đồng thời phải ngăn được tiêu cực", ông Thảo khẳng định.
Theo 24h
Quảng Ngãi: Tạm ứng ngân sách 18,5 tỷ đồng hỗ trợ học sinh bán trú Ngày 14/1, ông Lê Quang Thích - phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký Quyết định 61 để tạm ứng ngân sách 18,5 tỷ đồng nhằm hỗ trợ cho học sinh bán trú trong năm 2012 theo Quyết định 85 của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, Dân trí đăng bài "Thầy cô giáo góp gạo nuôi học sinh H're" vào ngày...