Cần tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA và các biện pháp ứng phó phù hợp
Ngày 25/2, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế – xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo Tác động của Hiệp định EVFTA sau đại dịch COVID-19 và các biện pháp ứng phó phù hợp.
May hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Công ty may Hưng Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, từ sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đã có sự tăng trưởng ấn tượng.
Chỉ tính riêng năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn đạt 40,06 tỷ USD, tăng 14,1% so với năm 2020; kim ngạch nhập khẩu từ EU là 16,89 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2020.
Cùng với đó, sau hơn 1 năm thực thi EVFTA, tỷ lệ doanh nghiệp nắm bắt và tăng dần sử dụng ưu đãi thuế quan từ hiệp định này. Cụ thể, từ khi EVFTA có hiệu lực đến hết năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sử dụng EUR.1 là 2,35 tỷ USD; tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan là 15,1% thì trong 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sử dụng EUR.1 là 5,15 tỷ USD; tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan là 22,5%
Về thu hút đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam, TS John FitzGerald , Trường đại học Trinitry (Ireland) cho biết, đã có những tín hiệu tích cực, nhưng FDI từ EU vào Việt Nam vẫn được đánh giá ở mức “khiêm tốn”; trong khi đó, dòng vốn ngoại vào Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn vẫn là các quốc gia đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây chính là cơ hội để EU tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới.
Còn theo chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh, EVFTA được ký kết đã minh chứng cho thành công của Việt Nam trong thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa kinh tế đối ngoại, tránh phụ thuộc vào một thị trường, một nguồn cung ứng duy nhất và giảm sức ép rủi ro cho nền kinh tế.
“Việt Nam và EU là 2 nền kinh tế bổ sung cho nhau, nên việc thực hiện EVFTA khiến cả 2 bên đều có lợi. Việt Nam có thể nhập khẩu từ EU những sản phẩm mà chúng ta không làm được. Ngược lại, EU lại có thể nhập khẩu từ Việt Nam những sản phẩm mà chúng ta có thế mạnh như tôm, dệt may và các sản phẩm nông sản. Việc thực thi EVFTA không chỉ tạo lợi thế, lợi ích bổ sung cơ cấu kinh tế mà còn thúc đẩy quá trình cải cách thể chế của Việt Nam…”, TS. Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia thương mại, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động thương mại và đầu tư của thế giới cũng như Việt Nam, việc thực thi Hiệp định EVFTA mang lại ý nghĩa quan trọng giúp bù đắp sự suy giảm của nền kinh tế và mang đến cơ hội thị trường đa dạng hơn cho doanh nghiệp cũng như tạo đà tăng trưởng hậu dịch bệnh. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp có thể tham gia chuỗi cung ứng mới thay thế cho các chuỗi cung ứng truyền thống vốn đang bị đứt đoạn hoặc đình trệ do dịch COVID-19.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, Việt Nam có thuận lợi rõ nhất là Hiệp định EVFTA với các ưu đãi cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường mạnh mẽ tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam lợi thế cạnh tranh rất lớn khi tiếp cận và khai thác hiệu quả thị trường EU; đồng thời, EU cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới với giá trị nhập khẩu hàng hóa từ các thị trường ngoại khối đạt 2.160,2 tỷ USD trong năm 2020.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà EVFTA mang lại, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, do năng lực của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế nên gặp bất lợi trong tận dụng các ưu đãi thuế quan. Cụ thể là với ngành dệt may Việt Nam, do công nghiệp phụ trợ của ngành này còn hạn chế, Việt Nam lại chủ yếu nhập khẩu linh kiện ngoài khối, nên không tận dụng được nhiều ưu đãi từ EVFTA.
Để tận dụng tốt hơn cơ hội từ EVFTA hậu COVID-19, bà Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng, trước hết, cần nâng cao năng lực cho khu vực trong nước. Theo đó, các doanh nghiệp cần chủ động trong mọi hoạt động thương mại. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cũng cần có sự hỗ trợ cần thiết liên quan đến thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh thông qua hoàn thiện thể chế trong bối cảnh bình thường mới, cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến xuất, nhập khẩu…
Với các cam kết trong EVFTA về phát triển bền vững, thương mại số sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp cận công nghệ “số và xanh” hiện đại và tiên tiến của EU.
Điều này sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng “đi tắt đón đầu” hướng đến kinh tế số và xanh, thân thiện môi trường, chuyển đổi sang công nghệ tiêu chuẩn cao, giúp hàng hóa Việt Nam có ưu thế về chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường cao như thị trường EU. Hơn nữa, xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất và dòng đầu tư sẽ mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc gia tăng sức cạnh tranh và thu hút đầu tư từ EU với nền tảng vững chắc từ EVFTA.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các nhà đầu tư châu Âu có ưu thế về công nghệ sẽ góp phần tích cực trong việc tạo lập một số ngành nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao; đặc biệt, dòng đầu tư từ EU vào Việt Nam về trung hạn và dài hạn sẽ gia tăng đáng kể với nhiều dự án chất lượng có giá trị cao, đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
Đưa quan hệ thương mại Việt Nam - Pháp lên tầm cao mới
Kể từ khi thiết lập quan hệ song phương đến nay, Việt Nam và Pháp luôn tạo dấu ấn trong quan hệ thương mại với những con số xuất khẩu ấn tượng.
Đặc biệt, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đi vào thực thi đã tạo đà cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sâu hơn vào khu vực châu Âu; trong đó, có Cộng hoà Pháp.
Đặc biệt, quan hệ thương mại Việt Nam - Pháp đang phát triển theo hướng có lợi cho Việt Nam và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới nhờ cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam phù hợp với phân khúc thị trường tầm trung và thấp tại Pháp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp vẫn còn hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng.
Vì vậy, chuyến thăm chính thức Cộng hoà Pháp của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 3-5/11 theo lời mời của Thủ tướng Jean Castex sẽ mở ra cơ hội và đưa mối quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
May hàng xuất khẩu sang thị trường EU tại Công ty May Thái Nguyên. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Bạn hàng thân thiết
Đại diện Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, Pháp luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khối Liên minh châu Âu (EU). Kim ngạch thương mại Việt Nam - Pháp đạt mức tăng trưởng tốt với tốc độ tăng trưởng bình quân 15,7%/năm trong giai đoạn năm 2011-2019. Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu, Pháp hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam trong Liên minh EU (EU27), chỉ đứng sau Hà Lan, Đức, Áo và chiếm khoảng 10% tỷ trọng trên tổng xuất khẩu hàng hóa sang EU. Mặc dù vậy tỷ trọng hàng Việt Nam tại thị trường này còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 1,1% trên tổng lượng hàng nhập khẩu của Pháp.
Do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, năm 2020 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pháp chỉ đạt 4,8 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2019; trong đó, xuất khẩu đạt gần 3,3 tỷ USD, giảm 12,3% và nhập khẩu đạt gần 1,6 tỷ USD, giảm 4,4%. Riêng tháng 9/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pháp đạt 187,9 triệu USD và tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt đạt 2,25 tỷ USD, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp tương đối phong phú, đa dạng, bao gồm: giày dép; dệt may; đồ gia dụng; hàng nông, lâm, thuỷ sản; đá quý, đồ trang sức; đồ điện, điện tử; dụng cụ cơ khí; gốm sứ các loại; cao su; than đá; đồ chơi, sản phẩm thể thao, giải trí; sản phẩm nhựa; hàng mây tre đan...
Để thúc đẩy việc đưa hàng Việt vào thị trường Pháp, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại qua hệ thống phân phối của Pháp đã và đang liên tục được triển khai. Đơn cử như mới đây, lô vải thiều Thanh Hà đầu tiên gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 đã có mặt tại hệ thống siêu thị Á Châu tại Paris (Pháp). Với tem truy xuất nguồn gốc itrace247, người tiêu dùng tại Pháp có thể ngay lập tức tiếp cận toàn bộ lịch trình chi tiết từ quá trình nuôi trồng, chăm sóc thu hoạch hay đóng gói đều được hiển thị rõ ràng theo trình tự thời gian.
Cho tới nay, trái vải Việt Nam mặc dù vẫn đang được nhập khẩu vào Pháp nhưng đều qua kênh nhập khẩu số lượng nhỏ, nhập khẩu chung với các loại trái cây khác. Hoặc, đưa vào Pháp từ các nước EU khác có điều kiện nhập khẩu ít ngặt nghèo hơn và gần như chưa được phân phối tại các hệ thống siêu thị lớn tại Pháp.
Trong bối cảnh đó, lô hàng gần 1 tấn vải thiều đầu tiên có gắn tem truy xuất nguồn gốc được nhập khẩu chính ngạch có ý nghĩa "khai thông" quan trọng cho trái vải nói riêng và nông sản Việt chất lượng cao nói chung vào thị trường Pháp.
Cùng với trái vải, số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế cho thấy, quý I/2021, Pháp giảm nhập khẩu hạt điều từ nhiều nguồn cung, nhưng tăng mạnh từ Việt Nam và Hà Lan. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Pháp tăng từ 58,7% trong quý I/2020 lên 63,35% quý I/2021. Nhu cầu tiêu thụ hạt điều của Pháp được dự báo sẽ tăng trưởng trong thời gian tới, là cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, hàng hóa nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam đa phần là những mặt hàng có giá trị cao, hàm lượng chất xám và công nghệ lớn; trong đó, dược phẩm, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải luôn chiếm tỷ trọng đáng kể và kim ngạch nhập khẩu cao. Riêng năm 2020, nhập khẩu hàng hóa từ Pháp về Việt Nam đạt hơn 1,5 tỷ USD, giảm 4,3% so với năm 2019.
Về đầu tư, tính đến ngày 20/8/2021, Pháp đứng thứ 16/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 632 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư trên 3,6 tỷ USD.
Xây dựng chiến lược
Để hàng hóa nông, thủy sản Việt Nam hiện diện nhiều hơn tại thị trường Pháp, các chuyên gia cho rằng, cần có những chiến lược để thu hút người tiêu dùng. Hơn nữa, giá bán hợp lý cũng là một yếu tố để có thể đưa hàng hóa vào được chợ đầu mối hoặc các hệ thống siêu thị đối tác tiềm năng. Bên cạnh đó, cần có chương trình hành động bài bản, kiên trì theo đuổi các đối tác tiềm năng, xây dựng lòng tin cũng như chứng minh được năng lực hợp tác và chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, khâu vận chuyển là khó khăn chung đối với đa số các công ty xuất khẩu Việt Nam, nhưng nếu thuyết phục được nhà nhập khẩu về chất lượng sản phẩm, các nhà xuất khẩu nông, thủy sản Việt Nam còn có được một lợi thế khác. Cụ thể, với mức thuế gần như bằng không, giá bán đến người tiêu dùng sẽ cạnh tranh hơn so với những sản phẩm cùng chủng loại được nhập từ các nước khác, không có Hiệp định EVFTA.
Theo khuyến cáo từ Thương vụ Việt Nam tại Pháp, cơ hội cho hàng Việt tiếp tục thâm nhập vào thị trường Pháp là rất lớn, tuy nhiên, giống như những quốc gia khác thuộc khu vực châu Âu, yêu cầu đòi hỏi của thị trường này cũng rất cao.
Do đó, các nhà cung cấp cần tiếp tục nỗ lực trong việc duy trì chất lượng. Dù giá cả rất quan trọng thế nhưng doanh nghiệp cần tuân thủ, tôn trọng và tự đặt mình vào các tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Đồng thời, cạnh tranh được với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia khác.
Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần tiếp tục nâng cao hệ thống quản lý chất lượng của các nhà máy bằng cách đạt được những chứng nhận quốc tế và tuân thủ các tiêu chuẩn về thuốc bảo vệ thực vật, phẩm màu, phụ gia thực phẩm.
Thương vụ Việt Nam tại Pháp cũng lưu ý doanh nghiệp có thể tận dụng các doanh nghiệp Việt kiều tại châu Âu để trở thành cầu nối cùng với doanh nghiệp trong nước tận dụng những cơ hội mới từ Hiệp định EVFTA.
Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể mời chuyên gia kiểm soát chất lượng sản phẩm và công nhân lành nghề (thợ cả) của Pháp đến Việt Nam làm việc theo hợp đồng có thời hạn. Từ đó, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa thông qua họ tìm hiểu thông tin vào thị trường, quảng bá các sản phẩm Việt Nam tại Pháp.
Đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh, sau 1 năm từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đồng thời trong bối cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, Hiệp định vẫn đem lại những kết quả hết sức tích cực đối với thương mại - đầu tư song phương Việt Nam-Pháp.
Thế nhưng, để quan hệ thương mại hai bên được nâng lên tầm cao mới, Việt Nam đề nghị Pháp nói riêng và EU nói chung tiếp tục phối hợp chặt chẽ để tận dụng tốt Hiệp định EVFTA nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân của hai bên.
Theo đại diện Bộ Công Thương, Việt Nam khẳng định sự quyết tâm và dành nỗ lực cao nhất trong việc thực hiện đầy đủ những cam kết đã có trong Hiệp định EVFTA. Do đó, các cấp liên quan của Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Pháp và EU, tiếp tục xử lý những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực thi Hiệp định EVFTA đảm bảo hiệu quả cao nhất của quá trình triển khai Hiệp định.
Bởi vậy, Việt Nam mong muốn Pháp và EU ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam, thông cảm về những khó khăn mà Việt Nam đang gặp phải trong quá trình thực thi Hiệp định đến từ những yếu tố khách quan và dành thêm hỗ trợ kỹ thuật riêng cho Việt Nam để thực thi Hiệp định EVFTA.
Thành lập nhóm tư vấn trong nước theo quy định trong Hiệp định EVFTA Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Quyết định số 1972/QĐ-BCT thành lập Nhóm tư vấn trong nước (Domestic Advisory Group - DAG) Việt Nam theo quy định tại Điều 13.15 Chương Thương mại và Phát triển bền vững trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). May hàng xuất khẩu sang thị trường EU tại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điều khiển ô tô chở quá tải trọng 225% bỏ chạy, tông xe CSGT

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

Phó chủ tịch huyện 'cho con gái quà cưới 600 công đất' bị kỷ luật

Hút hồ nước cải tạo lộ bát hương chất chồng ở Hà Nội: Chuyên gia lên tiếng!

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức

CSGT thu hồi giấy phép đèn ưu tiên xe cấp cứu chở diễn viên đi sự kiện

Va chạm với xe container, người đàn ông tử vong tại chỗ

Quảng Trị: Chơi đùa ở đập ngăn mặn, một học sinh đuối nước tử vong

Người nổi tiếng phải xác minh, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ quảng cáo

Nữ tài xế xe công nghệ tử vong sau va chạm với ô tô trên cầu vượt Mai Dịch

Sử dụng xe cứu thương đi ra mắt phim có vi phạm luật?

Cú tông trực diện khiến ô tô đâm gãy biển báo, 4 người thương vong
Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Myanmar "vỡ trận" sau động đất
Thế giới
00:28:53 29/03/2025
Bắt Phó giám đốc đổ thải sten đồng gây ô nhiễm
Pháp luật
23:49:45 28/03/2025
Diễn viên Phương Oanh mặt mộc vẫn xinh, Ngọc Sơn U60 cực phong độ
Sao việt
23:44:49 28/03/2025
Bùng nổ MXH Threads: Fan Anh Trai phẫn nộ vì ekip liên tục làm sai, gây ảnh hưởng đến thần tượng!
Nhạc việt
23:42:18 28/03/2025
Động đất diện rộng ở Thái Lan, 1 toà nhà đổ sập trong tích tắc, 43 người mắc kẹt
Netizen
22:43:21 28/03/2025
Oprah Winfrey bị 'réo tên' trong một vụ án hiếp dâm
Sao âu mỹ
22:30:43 28/03/2025
4 con giáp bứt phá vận mệnh trong tháng 4, mở kho tài lộc cả năm: Gió thuận buồm căng, phú quý đầy nhà
Trắc nghiệm
21:58:23 28/03/2025
Lý do bí ẩn khiến Ronaldo chia tay Irina Shayk
Sao thể thao
21:54:13 28/03/2025
Anti vắc-xin: Từ niềm tin mù quáng đến thảm họa sức khỏe
Sức khỏe
21:10:47 28/03/2025