Cần tái cơ cấu niềm tin !
Nợ xấu, tồn kho, phá sản doanh nghiệp và việc tăng giá một loạt mặt hàng thiết yếu trong năm 2012 đã khiến sức khỏe, niềm tin của doanh nghiệp và người dân bị kiệt quệ. Bước sang 2013, các chuyên gia khuyến nghị, Chính phủ cần tiếp tục ổn định vĩ mô, giữ lạm phát để khôi phục và đưa niềm tin thoát ra khỏi đáy.
Khôi phục niềm tin, giữ ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ trọng tâm 2013 – Ảnh: Ngọc Thắng
Đưa niềm tin “thoát đáy”
Theo TS Võ Trí Thành, Viện phó Viện Quản lý kinh tế T.Ư, Chính phủ phải kiên quyết với mục tiêu và thông điệp lớn lao nhất là đảm bảo ổn định vĩ mô, thông qua đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức thấp. Làm được như vậy sẽ khôi phục được bất ổn vĩ mô, vốn là rủi ro lớn nhất thời gian qua khi lòng tin của doanh nghiệp (DN), người dân, của cả xã hội đang ở mức thấp nhất. “Cách nhìn của chính sách chúng ta trong năm tới là vẫn phải chịu đau để ổn định kinh tế vĩ mô, thông điệp này phải nhất quán. Bên cạnh đó cũng phải làm thế nào để DN bớt khó khăn, vì đằng sau đó là vấn đề xã hội. Làm thế nào để DN ngo ngoe và phải sống được. Trong một ngày nền kinh tế không thể hửng nắng lên ngay được, nhưng khi chúng ta nói tái cơ cấu thì phải làm thật, không nói chơi, không để bất ổn. DN cũng phải cười được, phải có bánh chưng ăn tết thì nền kinh tế mới phát triển được”, TS Thành chia sẻ.
Trong một ngày nền kinh tế không thể hửng nắng lên ngay được, nhưng khi chúng ta nói tái cơ cấu thì phải làm thật, không nói chơi, không để bất ổn. DN cũng phải cười được, phải có bánh chưng ăn tết thì nền kinh tế mới phát triển được
Ông Võ Trí Thành
Tiến sĩ Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, cho rằng các chính sách kinh tế năm 2012 có một vài bất ổn đã khiến người dân, DN phần nào mất niềm tin vào quá trình điều hành nền kinh tế. Các biến động về giá cả như tăng giá xăng dầu, điện, nước hay những tồn tại lớn của nền kinh tế như nợ xấu ngân hàng, biện pháp giải cứu thị trường không rõ ràng, tồn kho lớn… khiến họ không biết được phương hướng. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất của năm 2013 chính là tạo sức mua, kích thích được sức mua để lấy lại niềm tin thị trường.
Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, người dân đang mất niềm tin trước các vấn đề kéo dài của nền kinh tế và họ cũng không còn kiên nhẫn để chờ đợi. “Những lời nói suông không còn giải quyết được chuyện gì nữa. Đó là chưa kể, nói suông còn gây phản cảm và nối dài thêm những nghi ngờ của người dân, DN. Vì thế, hơn lúc nào hết, Chính phủ cần có những hành động thực tế để lấy lại niềm tin trong năm mới này bằng hành động cụ thể như cương quyết trừng trị tham nhũng, gây thất thoát tài sản nhà nước… Tôi cho rằng, tái cơ cấu nền kinh tế là vấn đề trọng tâm của năm 2013, cụ thể là tái cơ cấu DNNN, hệ thống ngân hàng thương mại và đầu tư công. Trong đó, trước hết là tái cơ cấu DNNN, để tạo niềm tin và thúc đẩy giải tỏa các vấn đề tồn đọng khác của nền kinh tế”, bà Lan nói.
Sức ép lạm phát trở lại
TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, cho rằng trong vòng hơn 1 năm qua, dù lạm phát được kiềm chế, xã hội ổn định nhưng năm 2013 sức ép lạm phát tăng trở lại rất lớn. Điều này tiềm ẩn ở giá lương thực 2012 giảm sút từ tháng giêng tới tháng 9, giá thực phẩm cũng giảm từ tháng 3 đến tháng 10.
Video đang HOT
Nhiều kịch bản tăng trưởng cho kinh tế VN
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế dự kiến sẽ phục hồi và đạt mức tăng trưởng 5,5% vào năm 2013. Còn Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (Bộ KH-ĐT) đưa ra 3 kịch bản kinh tế VN cho năm 2013, cụ thể GDP tăng trưởng ở mức 5%, 5,68% và 6,34%. Đối với lạm phát, cơ quan này dự báo lần lượt là 5,5%, 7,1% và 8,2%. Năm 2012, theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP của VN là 5,03% lạm phát tăng 9,21%.
“Nếu hai anh này tăng như các mặt hàng khác thì CPI (chỉ số giá tiêu dùng) năm 2012 chắc chắn trên 10% so với cuối 2011. Điều đó cho thấy chúng ta rất nỗ lực chống lạm phát bằng tất cả công cụ. Nó xuống thấp 6,8% nhờ giá lương thực, thực phẩm giảm mạnh. Liệu năm sau có giảm như vậy nữa không là câu hỏi đặt ra, lương thực thực phẩm hay tăng theo chu kỳ. Năm nay xuống năm sau lên, vì người nông dân chuyển từ cây, con này sang cây, con khác. Cái này cần phải đặc biệt tính tới”, ông Nghĩa cảnh báo.
Cũng lo lắng lạm phát quay trở lại, chuyên gia kinh tế TS Vũ Đình Ánh phân tích cái khó nhất của năm 2013 là có giữ được lạm phát dưới 6,8% không khi ngân sách eo hẹp, Chính phủ sẽ phải tăng thu. Nếu tăng thu, các DN lại đẩy giá lên, chắc chắn lạm phát bị kéo theo. Nguy cơ rất rõ bởi trong 2012 khoản tăng thu duy nhất là thu từ dầu thô, nhưng không phải do giá mà do tăng sản lượng. Sản lượng năm 2013 chưa biết thế nào trong khi con số 5 vạn DN giải thể, phá sản sẽ khiến ngân sách bị hụt nguồn thu từ thuế, còn 6 vạn DN thành lập mới chưa có doanh thu, lợi nhuận.
Để tháo gỡ khó khăn, TS Ánh cho rằng trong khi chính sách tài khóa hết dư địa thì chính sách tiền tệ cần có sự hỗ trợ tích cực. Qua đó, phải tiếp tục giảm lãi suất, giảm chi phí cho các DN mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. TS Ánh đặc biệt chú ý về sự phối hợp đồng bộ giữa hai chính sách này. “Có lẽ chúng ta không nên nói chung chung mà nên chỉ ra một vài điểm cụ thể. Ví dụ, 2013 Bộ Tài chính quyết định miễn giãn, hoãn một loạt sắc thuế, nhưng không rõ mục tiêu trong đó. Phải tiên liệu được chính sách này có tác động gì đến nợ xấu ngân hàng không…”, ông Ánh nêu.
Ý kiến
Thay đổi tư duy phát triển
Ảnh: hoàng long
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan:
“Năm 2013, điều đầu tiên cần phải thúc đẩy là thay đổi tư duy phát triển. Từ đó thay đổi thể chế đối với DNNN, ngân hàng, đầu tư công thông qua luật mới hoặc điều chỉnh luật cũ, quy định rõ vai trò chức năng của khu vực công là gì, phải hạn chế trong lĩnh vực nào, những chỗ nào phải nhường bước cho khu vực tư nhân.
Quan hệ giữa nhà nước và DN phải rõ ràng, sòng phẳng, giữa một mặt là đóng vai trò chủ sở hữu để quản lý cho thật tốt nhằm đảm bảo tất cả những nguồn lực nhà nước đổ vào phải được sử dụng hiệu quả, giám sát tới nơi tới chốn mặt khác đứng trên quản lý nhà nước phải đảm bảo tuân thủ pháp luật trong tất cả các quy định pháp luật chuyên ngành.
Ví dụ như thanh tra, kiểm tra, chế độ kế toán, kiểm toán… là phải tuân thủ chứ không như bao lâu nay hoàn toàn lờ đi. Điều tiết vĩ mô thì nhà nước có thể dùng bất cứ DN nào trong thị trường, chứ không cứ là DNNN. Tư duy như vậy là không dứt khoát”.
Không nên dựa quá nhiều vào dân số trẻ
Nhà nghiên cứu về kinh tế VN Trinh Nguyễn, đang làm việc tại Bộ phận Nghiên cứu kinh tế thế giới của Ngân hàng HSBC trụ sở Hồng Kông: “Kinh tế VN năm 2013 khả quan hơn năm 2012 vì nhu cầu bên ngoài sẽ trở lại khi những thị trường xuất khẩu chính của VN hồi phục.
Các chỉ số gần đây của kinh tế Trung Quốc hay Nhật Bản và Mỹ đã có những diễn biến tích cực, thị trường châu Âu tuy chưa cho thấy dấu hiệu này, thậm chí được dự đoán có thể xấu hơn, nhưng nhìn tổng quan xuất khẩu năm 2013 của VN sẽ lạc quan, bởi nguồn cầu bên ngoài hồi phục phần nào. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa vẫn tiếp tục khó khăn và lạm phát sẽ ở mức hai con số, khoảng 10 – 11% do chịu tác động của giá sản xuất tăng, bao gồm giá dầu.
Đối với GDP, chúng tôi dự báo tăng trưởng 5,5%. Năm 2013 nền kinh tế sẽ phải tập trung giải quyết vấn đề ngân hàng và bất động sản. Đây là hai hệ quả rõ ràng nhất từ việc siết chặt tín dụng và chính sách ổn định kinh tế vĩ mô.
Một vấn đề khác cũng cần giải quyết là, dân số VN tăng nhanh, thu nhập của người dân được cải thiện nhưng chuỗi cung ứng thực phẩm và hàng hóa lại không theo kịp. Nếu những cải cách của Chính phủ được thực hiện tích cực, thì dân số trẻ chính là bàn đạp quan trọng của phát triển. Nhưng việc dựa vào lợi thế dân số trẻ quá lớn cũng như nguồn đầu tư từ bên ngoài không phải là cách bền vững. Lợi thế dân số trẻ, nhân công rẻ sẽ dần biến mất sau hai thập niên. Cho nên, đó không phải là định hướng lâu dài mà phải tập trung vào cải thiện năng lực sản xuất. Trung Quốc từng dựa vào lợi thế dân số trẻ, nhân công rẻ nhưng sau đó đã phải nâng lương và kết quả nhà đầu tư chuyển tới Mexico”.
Trần Tâm (ghi)
Theo TNO
Sức mua càng "kích" càng yếu - Kỳ 4: Giảm tồn kho vẫn bế tắc
Trong nỗ lực giảm tồn kho của mình, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Họ đang trông chờ vào sự hỗ trợ của cơ quan quản lý trong khi các bộ, ngành lại cho rằng DN phải tự thân là chính.
Ngành thép đang có lượng tồn kho cao và phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh xấu từ hàng nhập khẩu - Ảnh: Diệp Đức Minh
Giảm giá, khuyến mãi mất "linh"
Sức mua trong nước yếu, nhiều mặt hàng còn phải lo đối phó với sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu khiến lượng tồn kho ngày càng tăng. Cụ thể như trường hợp của ngành thép. Sản lượng thép các loại 11 tháng ước đạt 5,55 triệu tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ. Hiện sức mua yếu, lượng thép tồn kho giảm nhưng không đáng kể trong khi đó lượng thép nhập khẩu tăng 15,6%, đặc biệt là thép Trung Quốc. Theo ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), các doanh nghiệp (DN) trong ngành đã và đang cố gắng để giảm tồn kho bằng hàng loạt biện pháp như: đẩy mạnh xuất khẩu, tăng khả năng quản trị để giảm chi phí sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh... nhưng cũng không ổn.
Ở ngành cơ khí, điện tử, các nhà phân phối ra sức kích cầu bằng nhiều chương trình khuyến mãi hạ giá, hỗ trợ các thủ tục... để giải phóng hàng tồn kho, thu hồi vốn. Nhưng các DN trong ngành, nhất là ngành sản xuất lắp ráp ô tô, vẫn hết sức khó khăn, lợi nhuận thấp và thậm chí thua lỗ lớn. Đây cũng là tình trạng của các ngành vật liệu xây dựng, thời trang, tiêu dùng, thực phẩm...
Có thể thấy rất rõ, giải pháp của hầu hết DN trong nỗ lực giảm tồn kho là khuyến mãi, giảm giá, tặng dịch vụ... nhưng các giải pháp này trên thực tế đã "mất linh". Với mặt bằng giá đã bị đẩy lên cao, chi phí tăng, thu nhập thực tế giảm, hầu hết người dân đều có tâm lý thắt lưng buộc bụng, chỉ chi tiêu cho những việc thiết yếu nên các giải pháp trên không phát huy tác dụng như mong muốn.
Cần có chính sách
Ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công thương, thừa nhận mọi năm vào thời điểm này sức mua rất cao nhưng năm nay vẫn còn rất yếu. Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, giảm giá, đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng, đưa hàng về nông thôn, vùng sâu vùng xa... nhưng sẽ cần phải thêm một thời gian nữa. Hiện Bộ Công thương cũng đang phát động chương trình cho các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Bộ ưu tiên dùng hàng của nhau đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tăng cường xúc tiến thương mại trong và ngoài nước... Nhiều địa phương cũng bắt đầu thực hiện kế hoạch ứng vốn hỗ trợ lãi suất cho các DN dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán. Nhiều chương trình khuyến mãi lớn được các DN và các siêu thị triển khai để chuẩn bị cho nhu cầu mua sắm tết. Song, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tháng 11 chỉ nhích lên một chút với mức tăng 0,8% so với tháng 10 và tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu loại bỏ yếu tố tăng giá thì tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ chỉ tăng 6,39%.
TS Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho rằng cần phân loại hàng tồn kho, từ đó phân tích nguyên nhân của từng trường hợp cụ thể mới có thể tìm ra giải pháp phù hợp. Chủ yếu vẫn là nỗ lực tự thân của các DN. Một trong những giải pháp mà có thể có hiệu quả tốt là DN phải giảm giá bán để tăng sức mua.
Trong khi đó, hầu hết DN lại cho rằng dù nỗ lực tự thân của họ là quan trọng nhưng nếu không có cơ chế chính sách kích cầu, tăng sức mua thì khó lòng thực hiện giảm tồn kho được. Cụ thể như ngành thép, ông Nguyễn Tiến Nghi cho rằng về phần DN, họ đã cố gắng hết sức, nhưng có những cái thuộc về cơ chế chính sách thì nhà nước phải hỗ trợ DN. Bởi giảm hàng tồn của ngành thép phụ thuộc vào thị trường bất động sản, đầu tư công... Vì vậy, đối với đầu tư công, công trình nào đã đồng ý cấp phép thì nên cấp vốn cho xây dựng để tạo đầu ra.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng phải kiểm soát hàng nhập lậu, tránh để hàng ngoại giá rẻ "đè" chết hàng nội, nhất là trong bối cảnh lực cầu ở thị trường nội địa yếu như hiện nay.
Theo TNO
Thận trọng và linh hoạt trong chính sách tiền tệ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - Nguyễn Văn Bình cho biết, năm 2013 NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ theo định hướng thận trọng và linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn...