Cần sa điện tử – cái chết đến dần với người hút
Hút cần sa điện tử, không kể tần suất, có thể dẫn đến bệnh viêm phế quản, thở khò khè, nhiễm nCoV dễ trở nặng, theo nghiên cứu tại Mỹ.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open hôm 22/12.
Jessica Braymiller, giáo sư tại Trung tâm Khoa học Điều tiết về Thuốc lá, Đại học Nam California, tác giả của công trình nghiên cứu, cho biết: “Do ảnh hưởng của Covid-19, chúng tôi mới xác định được những người sử dụng nicotine hoặc cần sa điện tử sẽ mắc bệnh về hô hấp, song chưa thể nghiên cứu sâu hơn về căn bệnh đặc trưng đó”.
Cần sa là một loại ma túy lấy từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Hiện nay cần sa, ma túy tổng hợp còn được gọi là bồ đà, bu, cỏ, tài mà, pin… Cần sa dùng dưới dạng hút, vape, hít, uống, gần đây xuất hiện kiểu chơi là trộn vào thành phần thuốc lá điện tử để hút. Kiểu hút cần sa này đã xuất hiện ở Việt Nam. Gần đây Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một số ca cấp cứu do hút cần sa trộn thuốc lá điện tử.
Video đang HOT
Kết quả khảo sát trực tuyến của nhóm giáo sư Jessica Braymiller cho thấy hơn 2.000 học sinh cấp 3 tại nam California, từng hút thuốc lá hoặc thuốc lá điện tử (vape), có triệu chứng của các bệnh về hô hấp. Người dùng cần sa điện tử cũng dễ bị viêm phế quản hơn. Tần suất sử dụng càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Sử dụng cần sa điện tử từ 3 ngày trở lên trong một tháng làm tăng gấp đôi nguy cơ viêm hoặc thu hẹp đường hô hấp, triệu chứng thường là khò khè.
Tiến sĩ Albert Rizzo, giám đốc y tế của Hiệp hội Phổi Mỹ, cho biết: “Nghiên cứu cũng chỉ ra ho, có đờm và thở khò khè là triệu chứng của viêm đường hô hấp. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu thêm để xác định liệu đây có phải biểu hiện của bệnh phổi mạn tính hay không”.
Theo chuyên gia, phổi là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19, những người hút thuốc và thuốc lá điện tử khi nhiễm virus có nguy cơ trở nặng và tử vong cao hơn.
Thomas Wills, giáo sư kiêm giám đốc Chương trình phòng chống Ung thư tại Trung tâm Ung thư Đại học Hawaii, cho biết: “Bài học rút ra là sử dụng bất kỳ loại thuốc lá điện tử nào đều có hại cho sức khỏe của thanh thiếu niên, đặc biệt là trộn thêm cần sa”.
Đến nay, sự khác nhau giữa các triệu chứng khi sử dụng cần sa điện tử và thuốc lá điện tử chưa được giải thích rõ ràng. Giáo sư Braymiller cho rằng: “Có thể là do các thành phần hóa học khác nhau. Khi sử dụng vape, bạn đốt chất lỏng để hít vào. Sự khác biệt về mặt hóa học có trong nicotine và cần sa gây ra những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu sâu hơn”.
Tiến sĩ Rizzo khuyến cáo: “Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe của mình, đừng hút vape. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ, những người hút thuốc và vape có nguy cơ biến chứng khi mắc Covid-19 cao hơn những người khác”.
Ăn chuối có bị dị ứng?
Tôi có cơ địa dị ứng, nghe nói ăn chuối cũng có thể bị dị ứng. Xin quý báo cho biết có đúng như vậy không? Biểu hiện thế nào?
thuha@gmail.com
Ảnh minh họa
Chuối là loại trái cây phổ biến và có quanh năm. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, chuối cũng có thể gây dị ứng.
Hiện tượng ăn chuối bị dị ứng là do một loại protein được gọi là chitinase. Chitinase thường kích thích hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng và có trong cả các loại quả khác như kiwi, bơ, từ đó gây ra các hiện tượng sau:
Với biểu hiện ban đầu là có thể ho, hắt hơi và thở khò khè; chảy nước mũi, chảy nước mắt. Nếu nặng có thể nhức đầu và đau nửa đầu; nôn mửa; tiêu chảy; buồn nôn.
Trong một vài trường hợp có thể có các triệu chứng chuột rút ở bụng; tim đập nhanh... Vì vậy, nếu ăn chuối gặp các triệu chứng trên thì bạn cũng nghĩ mình có thể bị dị ứng và không nên ăn nữa.
Cuộc sống của người đầu tiên được ghép phổi ở Việt Nam Mở cửa phòng Trung tâm Nội hô hấp, Bệnh viện Quân y 103, Ly Chương Bình, 10 tuổi, chạy đến ôm chầm bác sĩ Nhung, nói cười khanh khách. Chị Phạm Thị Kim Nhung, bác sĩ điều trị cho bé Bình ba năm trước, cười trêu: "Anh có nhận ra tôi không?". "Có ạ, bác Nhung!", Bình nhanh nhảu đáp. Dứt lời, cậu...