Cắn răng chịu mất tiền tỷ để thoát khỏi BĐS
Hầu hết khách hàng bị sa lầy trong các dự án chậm tiến độ đều phải bon chen thật lực để có “suất”, và số tiền chênh là không nhỏ. Để tháo chạy khỏi dự án, họ chấp nhận mất hàng tỷ đồng và luôn là người chịu thiệt.
Nguy cơ “mất cả chì lẫn chài”
Theo phân tích của nhiều chuyên gia bất động sản, khái niệm tiền chênh có lẽ chỉ tồn tại tại thị trường bất động sản Hà Nội. Khi thị trường tốt, bất chấp tiền chênh nhiều đến mấy, khách hàng, nhà đầu tư đều dễ dàng chấp nhận. Họ cho rằng, mua được là lãi. Chính vì thế, khoản tiền chênh này đã thành một quy luật trong hầu hết các giao dịch bất động sản. Nó có khi nhiều gấp nhiều lần so với giá gốc hợp đồng. Những khoản thu này đều không có giấy tờ, chỉ là giao dịch trao tay giữa người mua và người bán.
Khi thị trường gặp khó khăn, các vụ tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư, công ty thứ phát liên tục xảy ra. Trong đó, khách hàng bắt đầu “bới lông tìm vết” những sai phạm của chủ đầu tư để hủy bỏ hợp đồng, trì hoãn hay giãn tiến độ đóng tiền. Tuy chưa biết thắng thua nhưng phần thiệt thòi luôn thuộc về khách hàng, nhiều người phải “ngậm đắng nuốt cay” vì mất cả chì lẫn chài.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, một khách hàng mua nhà tại dự án của AZ Vân Canh, cho hay, để mua được căn hộ tại AZ Vân Canh, ông phải mất hơn 300 triệu đồng/căn tiền chênh lệch, mặc dù giá gốc chỉ có 14 triệu đồng/m2. Nay ông Tuấn muốn bán lỗ cũng không có ai mua, đòi lại tiền từ chủ đầu tư càng khó, trong khi dự án chưa biết đến thời điểm nào mới hoàn thành.
Để có được suất mua dự án Xuân Phương, người mua phải chi hàng trăm triệu, thậm thí nhiều tỷ đồng tiền chênh. Đây là khoản chênh ngoài khách hàng phải trả cho người bán. Do vậy, nếu cộng cả tiền chênh và giá mới mà chủ đầu tư đưa ra thì giá mỗi m2 đất tại dự án Xuân Phương được tính trên dưới 90 triệu đồng/m2.
Không chỉ khoản tiền chênh mà ngay cả tiền góp vốn nếu rút ra cũng khó có thể nhận được ngay. Ông Trần Bảo Chung góp vốn tại dự án chung cư của Gia Tuệ, sau khi có đơn rút vốn, anh Chung đã được Gia Tuệ chấp thuận thanh lý hợp đồng, và cam kết hoàn trả lại số tiền mà anh Chung đã góp trước 60 ngày kể từ ngày hai bên ký thanh lý (trước 4/7/2012). Tổng số tiền vốn mà anh Chung được nhận về là hơn 632 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn gần 2 tháng chủ đầu tư vẫn chưa trả lại tiền vốn góp cho anh Chung. Khi làm việc với Gia Tuệ, anh nhận được phương án là ký lại hợp đồng vay vốn của dự án khác để cấn trừ khoản tiền trên, nhưng anh không đồng ý.
Cùng cảnh ngộ, chị Trang, một khách hàng của Minh Việt lo lắng, với số tiền 3,5 tỷ đồng giao cho công ty, chị rất lo sợ nếu cầm trên tay bản thanh lý hợp đồng với thời điểm trả tiền chung chung thì coi như mất trắng. Còn nếu tiếp tục điều chỉnh hợp đồng với thời điểm bàn giao nhà, chị sẽ không đồng ý vì chủ đầu tư nhiều lần thất hứa, đến nay vẫn chưa có một động thái nào cho thấy dự án được tiếp tục triển khai.
Người mua luôn chịu thiệt
Khi các vụ tranh chấp giữa chủ đầu tư và khách hàng nổ ra, thường thì phần thua thiệt thuộc về khách hàng. Đại đa số các trường hợp, khách hàng chỉ biết làm ẫm ĩ để gây áp lực với chủ đầu tư với hy vọng chủ đầu tư sợ mất thương hiệu mà xuống thang với khách hàng. Một số khác, khi thấy việc gây ầm ĩ không hiệu quả đã đưa vụ việc ra tòa, nhưng kết cục sự việc càng kéo dài thêm.
Video đang HOT
Sau một thời gian đấu tranh với chủ đầu tư để đàm phán giảm giá bán không thành, nhiều khách hàng buộc phải đồng ý nhận phần thiệt do không còn đường lùi. Nếu chấp nhận thanh lý hợp đồng coi như khoản tiền chênh ngoài hàng tỷ đồng sẽ mất trắng. Nhiều người chấp nhận “đắp chiếu” nằm chờ thị trường tốt lên với hy vọng sẽ gỡ lại phần nào.
Theo Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, không thể phủ nhận thực tế một số chủ đầu tư cố tình dãn tiến độ thi công, chây ì không chịu bàn giao nhà khiến khách hàng “khóc dở mếu dở”. Rõ ràng, khách hàng là người chịu thiệt thòi khi tiền bị “om” mà không có nhà để ở. Việc họ đấu tranh, gây sức ép với chủ đầu tư đòi quyền lợi chính đáng là hoàn toàn đúng.
Tuy nhiên, ông Châu cho rằng, cũng cần thông cảm cho cả phía doanh nghiệp. Ngoài một số chủ đầu tư tìm cách giở quẻ, cũng có một số doanh nghiệp gặp khó khăn thực sự. Giai đoạn này, ai cũng biết, thị trường bất động sản đang rơi vào tình trạng đóng băng, tính thanh khoản thấp xuống mức báo động, việc chủ đầu tư không đủ điều kiện hoàn thiện dự án cũng là điều dễ hiểu. Thiết nghĩ, để tháo gỡ mâu thuẫn này, cách tốt nhất là đối thoại, hỗ trợ, hợp tác tháo dỡ dần để dự án triển khai đúng chất lượng và bàn giao sớm nhất.
Theo luật sư Bùi Quang Hưng, chủ đầu tư là bên soạn thảo hợp đồng nên thường quy định các yếu tố bất lợi cho khách hàng, còn người mua gần như không có quyền thay đổi hay chỉnh sửa các điều khoản trong hợp đồng. Chính điều này tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các vụ tranh chấp khi thị trường không còn sôi động hay tiếp tục sinh lời cho người nua.
Ông Nguyễn Hoàng Nam, Giám đốc sàn BĐS Info thuộc tập đoàn Đại Dương, đưa ra lời khuyên, người mua nhà phải là nhà “tiêu dùng thông thái” không mua các dự án dưới dạng hợp đồng góp vốn, vay vốn mà chỉ mua các dự án khi đã đủ điều kiện bán theo quy định của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP (Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở) và có xác nhận giao dịch qua sàn BĐS. Ngoài ra, trước khi quyết định mua nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp giấy tờ, như: giấy chứng nhận đầu tư, bản vẽ quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, thẩm định và phê duyệt của UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện tùy theo, chấp thuận của sở quy hoạch kiến trúc về phương án kiến trúc, giấy phép xây dựng,…
Luật sư Đinh Vũ Hòa, Công ty luật Đại Việt, cho rằng, trong những trường hợp như trên người mua nhà có quyền khởi kiện ra tòa để giải quyết. Bên cạnh đó, người mua nhà phải rất thận trọng trong việc ký hợp đồng góp vốn hoặc giao dịch đất đai liên quan đến việc ứng tiền trước cho chủ đầu tư trong dự án. Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận nên trước khi ký, người mua nhà phải đặt ra các yêu cầu về bồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng rõ ràng cụ thể trong từng trường hợp của hợp đồng để sau này có tranh chấp xảy ra, quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ.
Theo Dantri
Tiết lộ của người "nuôi hổ như nuôi lợn"
Ông chủ nuôi hổ trái phép ở Nghệ An tiết lộ, ngoài việc nuôi dạy chúng, những người nuôi hổ phải thể hiện được vai trò của một "bảo mẫu" chăm hổ như con, và kiêm luôn vai trò của bác sỹ thú y để chữa khi ốm đau bệnh tật.
Và rủi ro trong nghề nuôi Chúa sơn lâm này rất lớn, có thể mất hàng trăm triệu bất cứ lúc nào.
Tiếp tục trò chuyện sau khi dẫn chúng tôi mục sở thị đàn hổ, ông chủ C. tiếp tục kể về những vất vả trong cái nghề "chẳng giống ai" này.
"Làm cái nghề này lãi lớn nhưng cũng cực và nhiều rủi ro lắm. Vốn lớn, chi phí thức ăn thì cực nhiều và nếu không cẩn thận thì sẽ mất hàng trăm triệu trong phút chốc nếu hổ bị bệnh mà không có kinh nghiệm chăm sóc", C. nói.
Vừa là người nuôi nhưng C. cũng đã phải học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi. Anh vừa là bảo mẫu chăm sóc nhưng cũng vừa là bác sỹ thú y.
Bốn con hổ tạ tại nhà C. được nuôi nhốt trong căn phòng chưa đầy 15m2.
C. bảo, nguy hiểm nhất là bệnh đi ngoài ra phân trắng. Khi đó thì coi như hết phương cứu chữa. Những lúc đó chỉ còn cách chuẩn bị đá để ướp xác hổ rồi tìm cách bán.
"Nhiều người nuôi cũng đã phải khóc ròng khi hổ chết, nhiều nhà mới đưa về một cặp hổ, mới được ba bữa thì chết, cũng có nhà chết 6 - 7 con rồi. Mất tiền tỷ đấy. Nuôi con ni khó lắm. Cũng ít nhà dám nuôi vì vốn nhiều mà dễ chết. Đã có nhiều hộ bại sản vì hổ chết liên tục, mà tiền vốn thì lại vay ngân hàng. Không có duyên không nuôi được con này đâu. Giờ to như thế này thì không sợ chết nữa. Mà có chết thì cũng bỏ vào đá rồi bán rẻ", C. tâm sự.
Theo H., em trai C. thì rủi ro trong nghề này là rất cao. Hổ dưới 3kg chết khá nhiều nên nguồn hàng hổ con đông đá dành cho khách có nhu cầu ngâm rượu ở đây khi nào cũng có.
Mỗi con hổ giống có giá vài trăm triệu, thế nhưng khi chết đi, đông đá thì chỉ bán được từ 20 đến 30 triệu đồng. "Có nhà bắt 2 con chết cả 2, khóc cả nhà, khiếp tới giờ luôn" - C. bảo.
"Con ni cũng bị cảm suốt. Những lúc đó chúng tôi cho uống thuốc như người. Cũng tự chữa bằng kinh nghiệm chứ ai mà dám mời bác sỹ. Và những lần chữa theo cách đó thì chúng đều khỏi bệnh cả", em trai C. nói thêm.
Theo C., nuôi hổ đưa lại nguồn thu nhập cao nhưng độ rủi ro rất cao. Có nhiều gia đình tan gia bại sản vì hổ chết liên tục.
Theo C. giai đoạn từ 5kg đến dưới 30kg thì hổ dễ chết nhất vì mới nuôi, sức đề kháng còn yếu. Con nào nuôi lên quá 30kg thì gần như ổn.
Khi đi mua hổ giống, C. là người trực tiếp liên hệ với đầu nậu bán hổ con. Giá mỗi con hổ giống từ 3-5kg khoảng 180 triệu. Những con hổ lớn hơn thì lại có giá rẻ hơn vì khó nuôi hơn. "Đưa hổ ra khỏi nhà họ thì là của mình, có chết thì chủ bán cũng không chịu trách nhiệm. Thế nên nhà nào nuôi cũng phải nuôi ít nhất 2 con, đề phòng có con chết còn gỡ được vốn".
Theo C., hổ là loài vật rất phàm ăn. Mỗi tháng hết khoảng 6 triệu tiền thức ăn. Chủ yếu là thịt bò, lợn, gà. Đến giai đoạn hổ trưởng thành thì chi phí thức ăn sẽ giảm đi vì lúc này chỉ mua các loại đầu, chân, cánh gà từ các siêu thị. Trung bình mỗi tháng một con tăng được 5kg.
"Bốn con hổ này tôi mới nuôi được hơn 1 năm nay. Chúng lớn khá nhanh. Giờ đã đạt trọng lượng trên 1 tạ rồi. Có thể xuất chuồng được rồi" - C. tiếp tục nói.
C. bảo, hổ trưởng thành thường được bán cho nhu cầu nấu lấy cao. Giá hổ sống khoảng 4- 5 triệu/kg, bao gồm cả phí vận chuyển. Khách mua thường là những doanh nghiệp giàu có và giới quan chức. Khi xuất chuồng thì buộc phải bắn thuốc mê rồi vận chuyển vào ban đêm.
C. cho hay. đợt này chắc do khó khăn chung nên khách mua hổ nấu cao cũng giảm hẳn.
Việc nuôi nhốt hổ cả năm trời cũng khiến cho C. gặp nhiều chuyện bi hài.
C. bảo, do anh chăm sóc hổ từ nhỏ nên chẳng rời được chúng lâu. Trong nhà còn có bố và em trai nhưng không ai thay anh chăm chúng được vì sợ hổ vồ. Thế nên, ngày nào cũng phải ở trong nhà để chăm sóc, cho chúng ăn, tắm rửa. Chỉ ra ngoài khi đi mua thức ăn, nhưng cũng chỉ vài ba tiếng rồi về.
Theo anh em nhà C., cũng có nhà có lần hổ bị sổng chuồng ra ngoài do quên cài chốt cửa. Nhưng rất may là khi đó hổ còn nhỏ, và phát hiện ngay nên người nuôi đã bắt chúng quay trở lại.
Điều quan trọng hơn và có tính chất quyết định là việc giữ kín được thông tin về việc nuôi nhốt trái phép này. Chỉ có người nhà và anh em thân thiết mới biết. Còn chuyện làm sao có thể nuôi mà không bị phát hiện và khi vận chuyển không bị bắt thì không phải lo...
Theo Dantri
Batdongsan.com.vn: Nỗ lực khẳng định ví thế số 1 về bất động sản (kỳ 4) Lượt truy cập được coi là thước đo quan trọng đánh giá sự thành công của một trang web. Với trang Batdongsan.com.vn, lượt truy cập không chỉ là những con số thống kê, mà còn phản ánh sự tín nhiệm và đánh giá rất cao của người dùng về chất lượng cũng như sự tiện dụng. Kỳ 4: Người sử dụng đánh giá...