Cần quyết tâm lớn để vãn hồi hòa bình ở Gaza
Cuộc xung đột Israel – Hamas có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường, khiến hòa bình ở Trung Đông ngày càng trở nên xa vời.
Tình hình thảm khốc và nguy hiểm đang diễn ra buộc cộng đồng quốc tế phải bắt tay ngay vào chính sách ngoại giao đa phương, có mục tiêu và với quyết tâm lớn.
Cục diện phức tạp và nguy hiểm
Cuộc xung đột hiện đang diễn biến hết sức phức tạp. Không chỉ có Dải Gaza và khu vực miền Nam Israel xảy ra chiến sự mà tình hình tại khu Bờ Tây và biên giới phía Bắc Israel giáp cả Lebanon và Syria đều rất đáng lo ngại.
Nhiều người đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel vào Gaza kể từ sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel hôm 7/10. Ảnh: NDTV
Ở khu Bờ Tây, hàng trăm cuộc đụng độ lẻ tẻ nhưng gây thương vong lớn đã được ghi nhận trong tuần qua, khiến hàng chục người Palestine thiệt mạng cùng hàng trăm người khác bị thương. So với thương vong ở Dải Gaza thì không đáng kể, nhưng nó phản ánh sự leo thang rất đáng lo ngại và hoàn toàn có nguy cơ bùng phát thành một vòng xoáy bạo lực đẫm máu mới.
Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn cả là diễn biến tại khu vực biên giới phía Bắc Israel giáp Lebanon. Từ 8/10, tức chỉ 1 ngày sau cuộc tấn công của Hamas vào miền Nam Israel, giao tranh gây thương vong liên tục được ghi nhận xảy ra giữa quân đội Israel với người vũ trang ở miền Nam Lebanon, chủ yếu là Phong trào Hồi giáo vũ trang Hezbollah. Với lịch sử đối đầu Israel – Hezbollah, nhiều nhà phân tích cho rằng, cảnh báo của Hezbollah không phải là lời đe dọa suông và cần phải nhìn nhận nó một cách hết sức nghiêm túc.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến Tổ chức Thánh chiến Hồi giáo Palestine (Palestine Islamic Jihah – PIJ), phong trào vũ trang lớn thứ hai tại Dải Gaza và cũng là đồng minh chống Israel cực đoan hơn cả Hamas. Theo giới chức Mỹ, PIJ nhận được phần lớn tài trợ từ Iran. Các nguồn khác có thể bao gồm Syria, quyên góp từ những người Palestine giàu có ở Gaza và một số hoạt động gây quỹ ở nước ngoài.
Video đang HOT
Nhóm này có trụ sở chính tại Damascus, nơi thủ lĩnh hiện tại, Ziyad al-Nakhalah, đang sống và các văn phòng tại Tehran. Trong khi đó, theo Viện Trung Đông, một tổ chức tư vấn phi đảng phái có trụ sở tại Washington, D.C., mức độ phổ biến của PIJ ở Gaza đã giảm sút do các cuộc đối đầu quân sự và các vụ phóng tên lửa thất bại trong quá khứ, dẫn đến thương vong cho người Palestine.
Nhưng đồng thời, vị thế của nhóm này ở Bờ Tây đã tăng lên, “một phần vì nỗ lực liên kết Gaza với Bờ Tây nhưng cũng vì họ sẵn sàng đứng lên chống lại Israel, bất chấp những tổn thất nặng nề”, Viện Trung Đông cho biết. Giống như Hamas, nhóm PIJ đã bị Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) liệt vào danh sách tổ chức khủng bố nước ngoài. Nhóm PIJ nhỏ hơn, nhưng được coi là cực đoan hơn và đặc biệt quyết liệt chống lại Israel, trong khi Hamas còn có chức năng chính trị xã hội với tư cách là cơ quan quản lý Gaza.
Nếu cả Hezbollah và PIJ đồng loạt tham chiến, nhiều khả năng sẽ dẫn đến một cuộc xung đột khu vực khiến cục diện toàn Trung Đông sẽ hết sức phức tạp và nguy hiểm. Khi đó, không chỉ các nhóm vũ trang có chung đường lối đấu tranh chống Israel trong khu vực tham chiến, mà có thể lôi kéo cả sự can dự trực tiếp của một số quốc gia trong khu vực.
Hệ lụy và những hậu quả của cuộc chiến thật sự khó có thể mường tượng hết được. Tuy nhiên, chiến sự nhiều khả năng sẽ chỉ dừng lại ở các vùng lãnh thổ Palestine, gồm cả Dải Gaza và khu Bờ Tây. Nguy cơ chiến sự lan rộng hơn vẫn tồn tại nhưng không cao. Các quốc gia khu vực cũng ý thức được rất rõ sự nguy hiểm của vấn đề và đang tăng cường nhiều nỗ lực để kiểm soát tình hình.
Những bước đi hữu ích
Theo nhiều phân tích, hiện tại, môi trường chính trị tổng thể không tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hòa bình mang tính xây dựng thông qua ngoại giao. Nhưng tình hình thảm khốc và nguy hiểm đang diễn ra buộc cộng đồng quốc tế phải bắt tay ngay vào chính sách ngoại giao đa phương, có mục tiêu và với quyết tâm lớn. Không nỗ lực chấm dứt bạo lực sẽ là điều không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Do đó, con đường đầu tiên phải là thông qua ngoại giao để thiết lập lệnh ngừng bắn.
Con đường này nên có sự tham gia của Mỹ, xét đến các mối quan hệ của nước này với Israel và với Ai Cập, do nước này nằm gần Gaza và các mối liên hệ đang diễn ra giữa các cơ quan an ninh của nước này và Hamas. Hướng đi khẩn cấp thứ hai là con đường nhân đạo, với mục tiêu chính là đảm bảo y tế và các dịch vụ cơ bản khác cho người dân ở Gaza. Hầu hết các hỗ trợ quốc tế này sẽ được cung cấp thông qua các hoạt động hậu cần vào Palestine từ khu vực El Arish ở phía Đông Bắc Sinai.
Do đó, Ai Cập nên đóng một vai trò cơ bản ở đây cùng với Liên hợp quốc (LHQ), các tổ chức nhân đạo quốc tế và các nhà tài trợ tiềm năng, có thể là EU hoặc các nước Arab khác. Trong giai đoạn tiếp theo, tuyến đường này cũng sẽ đóng một vai trò trong quá trình tái thiết tất yếu của Gaza.
Con đường thứ 3 là giải pháp quản lý khủng hoảng với mục tiêu phát triển các cơ chế nhằm thiết lập các thỏa thuận an ninh và ổn định xung quanh Gaza mà không mở rộng sự hiện diện quân sự của Israel.
Con đường này không nhằm giải quyết cuộc xung đột cốt lõi giữa người Palestine và Israel, hay là mối quan hệ đối địch giữa Hamas và Israel, mà là để phát triển các cơ chế và thủ tục cho phép Israel rút khỏi Gaza. Con đường quản lý khủng hoảng ngoại giao cũng nên đảm nhận nhiệm vụ – trực tiếp hoặc gián tiếp – hướng tới việc trao đổi những người bị giam giữ.
Thứ tư, cần thiết lập một nghị quyết về Israel và Palestine. Một bước theo hướng này là người Palestine, với sự ủng hộ của những nước Arab khác, đệ trình một nghị quyết lên Hội đồng Bảo an LHQ tái khẳng định rằng hòa bình Palestine – Israel cần được thiết lập dựa trên các nghị quyết 242 và 338, thường được gọi là giải pháp hai nhà nước.
Điều này cũng có thể đi đôi với việc tái khẳng định nghị quyết năm 2002 của Liên đoàn Arab, trong đó quy định rằng tất cả các quốc gia thành viên sẽ mở cửa quan hệ bình thường với Israel nếu sự chiếm đóng của nước này chấm dứt. Thông điệp ở đây sẽ là sự sẵn sàng cho một nền hòa bình khu vực thậm chí còn rộng hơn, toàn diện hơn khi xung đột được giải quyết.
Đây sẽ là những bước đi hữu ích để tái khẳng định trên phạm vi quốc tế như một nền tảng cho những nỗ lực ngoại giao trong tương lai nhằm mang lại hòa bình cho Trung Đông.
Cựu Tổng thống Mỹ: Hành động của Israel có thể gây "phản ứng ngược"
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 23/10 nhấn mạnh, một số hành động của Israel trong cuộc chiến chống Hamas, như cắt lương thực và nước uống cho Gaza, có thể "khiến thái độ của người Palestine qua nhiều thế hệ cứng rắn hơn" và làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Israel.
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh AP.
Trong những bình luận hiếm hoi về cuộc khủng hoảng, ông Obama cho biết bất kỳ chiến lược quân sự nào của Israel mà bỏ qua cái giá phải trả về con người trong cuộc chiến "cuối cùng có thể phản tác dụng".
"Quyết định của chính phủ Israel cắt lương thực, nước và điện đối với dân thường bị bao vây (ở Gaza) không chỉ đe dọa làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo mà còn có thể khiến thái độ của người Palestine trở nên cứng rắn hơn trong nhiều thế hệ, làm xói mòn sự ủng hộ dành cho Israel và làm suy yếu những nỗ lực lâu dài nhằm đạt được hòa bình và ổn định trong khu vực", ông Obama nhấn mạnh.
Israel đã ném bom dữ dội vào Gaza qua các cuộc không kích kể từ cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas vào Israel khiến hơn 1.400 người thiệt mạng. Các quan chức Gaza cho biết các cuộc không kích của Israel đã giết chết hơn 5.000 người Palestine.
Ông Obama lên án cuộc tấn công của Hamas và nhắc lại sự ủng hộ của ông đối với quyền tự vệ của Israel, đồng thời cảnh báo về những rủi ro đối với dân thường trong các cuộc tấn công.
Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Obama thường ủng hộ quyền tự vệ của Israel khi bắt đầu xung đột với nhóm Hồi giáo Hamas ở Gaza, nhưng nhanh chóng kêu gọi Israel kiềm chế sau khi thương vong của người Palestine do các cuộc không kích tăng lên.
Gaza, dải đất dài 45 km với 2,3 triệu người, nằm dưới sự quản lý của Hamas kể từ năm 2007.
Chính quyền Obama đã nỗ lực môi giới một thỏa thuận hòa bình trong các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine, nhưng cuối cùng đã thất bại.
Kể từ khi nhậm chức vào đầu năm 2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã không cố gắng nối lại các cuộc đàm phán bị đình trệ kéo dài, cho rằng lãnh đạo hai bên không khoan nhượng và điều kiện không phù hợp
Nhức nhối tin giả về chiến sự Israel-Hamas Một số người có thể ngạc nhiên khi biết rằng chúng ta đang tham gia vào một cuộc chiến thông tin diễn ra hàng ngày trên tất cả các nền tảng truyền thông xã hội. Nhưng phát hiện thông tin sai lệch là một chuyện, còn việc trở thành người tham gia tích cực (hoặc vô tình) trong trận chiến lại là câu...