Cần quan tâm đúng mức y tế học đường
Để phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh trong các trường học được tốt hơn, ngành giáo dục cần có sự quan tâm đúng mức đối với y tế học đường.
Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn
Ngày 2/3, 59/63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh quay lại trường sau một thời gian nghỉ dài phòng tránh dịch Covid-19. TP. Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Tuyên Quang cho học sinh THPT tiếp tục nghỉ. Phần lớn địa phương cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm một tuần. Có nơi cho học sinh nghỉ cho đến khi có thông báo mới.
Trường học đã chuẩn bị các biện pháp bảo vệ an toàn cho học sinh, sinh viên như thực hiện vệ sinh, khử khuẩn trường lớp, chuẩn bị mọi điều kiện như trang bị nước rửa tay, khẩu trang, máy đo thân nhiệt khi đón học sinh trở lại trường. Sáng ngày 2/3, hơn 35.000 học sinh THPT tỉnh Vĩnh Phúc quay trở lại trường. Các em được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào lớp. Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho biết, Trường THPT Bến Tre (thành phố Phúc Yên) huy động, bố trí trên 20 cán bộ, giáo viên, nhân viên trực chốt tại cổng trường, hành lang, cầu thang để đo thân nhiệt, hướng dẫn sát khuẩn cho học sinh.
Sáng cùng ngày, hàng nghìn sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội xếp hàng dài chờ đo thân nhiệt để vào lớp học. Theo thông tin từ nhà trường, số sinh viên thống kê tại giảng đường, đăng ký ở ký túc xá đạt trên 80% và có nhiều em sẽ tiếp tục nhập học. Trước đó, nhà trường triển khai các biện pháp khử trùng lần cuối, chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ vệ sinh, hướng dẫn giảng viên và nhân viên có phương án xử lý khi thấy vấn đề bất thường. Thầy Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội, cho biết: “Nếu có biểu hiện nghi ngờ như sốt, ho khan, sinh viên chủ động cách ly và báo ngay cho nhà trường thông qua số hotline”…
Ngày 2/3, học sinh THPT tỉnh Sơn La đi học trở lại. Tuy nhiên, cùng ngày, UBND tỉnh Sơn La ra công văn, cho phép học sinh các cấp tiếp tục nghỉ đến ngày 17/3 để phòng, chống dịch Covid-19. Trước đó, tỉnh đã thông báo trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS sẽ nghỉ học đến hết ngày 8/3. Học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3.
Video đang HOT
Chiều ngày 3/3, Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình đã gấp rút thông báo, học sinh lớp 12 trên địa bàn toàn tỉnh sẽ trở lại trường học vào ngày 4/3. Việc gấp rút cho học sinh trở lại học vào ngày 4/3 là nhằm đảm bảo việc ôn tập cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.
Bên cạnh đó, có khá nhiều trường ĐH, nhất là các trường phía Nam cho sinh viên nghỉ học hết tháng 3. Lãnh đạo TP.HCM, lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cũng đề xuất cho học sinh, sinh viên toàn quốc nghỉ hết tháng 3.
Y tế học đường, điều kiện then chốt để kiểm soát dịch
Ngày đầu tiên cho con trở lại trường học, nhiều phụ huynh chia sẻ, chỉ thực sự yên tâm cho con quay lại trường học khi môi trường học đường đảm bảo an toàn, các thầy cô giáo cũng như bộ phận nhân viên chăm sóc bán trú của nhà trường được tập huấn kỹ càng về việc phòng dịch Covid-19.
Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên quay trở lại trường học, em K – học sinh Trường THPT chuyên Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) bất ngờ bị sốt và ngay lập tức 34 học sinh cùng lớp em đã phải nghỉ học. Trưa ngày 3/3, ông Trang Kim Danh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, 34 học sinh trong lớp của em K. đi học bình thường. Riêng em K thì phụ huynh xin cho nghỉ vài ngày để ở nhà tiếp tục uống thuốc điều trị cho khỏi hẳn bệnh viêm họng. Được biết, nhà trường không có máy đo thân nhiệt và không có nhân viên y tế.
Có thể khẳng định, trong giai đoạn này, vai trò của nhân viên y tế trường học là cực kỳ quan trọng để kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh nhưng hiện nay có rất nhiều trường khuyết chức danh y tế trường học vì trong vài năm trở lại đây đã không cho biên chế nhân viên y tế trường học để thực hiện tinh giản biên chế trường học. Thực tế cho thấy, chất lượng và số lượng cán bộ y tế không phải đơn vị trường học nào cũng được đáp ứng đầy đủ. Tình trạng “trắng” y tế học đường vẫn đang tồn tại, nhiều trường để giáo viên kiêm nhiệm tuy nhiên họ hầu như không có kiến thức về y tế.
Theo thống kê gần đây của Bộ GDĐT: Cả nước hiện có 40.493 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, nhưng tổng số nhân viên y tế trường học chỉ chiếm 74,9%, số cơ sở giáo dục chưa có nhân viên y tế trường học là 25,1%, chủ yếu ở cấp học mầm non… Ngành giáo dục cũng đánh giá, hơn 10 năm thực hiện chỉ thị của Bộ Y tế về chăm sóc sức khỏe học đường, công tác này vẫn chưa có những thay đổi vượt bậc ở hầu hết các địa phương. Tỉ lệ trường có phòng y tế mới đạt hơn 50%, cùng với đó chỉ có khoảng 55% số trường thực hiện quản lý và lưu hồ sơ sức khỏe của HS… Thông tư 13 quy định, nhân viên y tế trường học phải có trình độ từ trung cấp y trở lên, nhưng số trường có cán bộ đảm bảo trình độ chuyên môn này chỉ đạt khoảng 30%.
Chính vì vậy, để công tác phòng chống dịch tại trường học có hiệu quả cần nhanh chóng thống kê xem trường nào chưa có nhân viên y tế trường học để bổ sung gấp, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Y tế trường học cần phải được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế…/.
Theo VOV
Không dạy kiến thức trong ngày đầu đi học sau khi nghỉ vì dịch Covid-19
Ngày 7.3, Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn các trường thực hiện việc chuẩn bị cho học sinh trở lại trường sau thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19.
Giáo viên Trường THPT Đào Duy Anh (Q.6, TP.HCM) chuẩn bị để đón học sinh đi học vào ngày 9.3 - Bảo Châu
Theo đó ngoài việc thực hiện nghiêm túc các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống dịch, nhà trường cần cập nhật, theo dõi, liên hệ thường xuyên với các cơ quan quản lý trực tiếp, với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 địa phương và các trung tâm y tế quận, huyện, trạm y tế xã, phường kịp thời nắm bắt tình hình dịch Covid 19 để đề ra các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp với tình hình thực tế.
Đặc biệt Sở nhấn mạnh, ngày đầu tiên học sinh đi học trở lại, nhà trường không tổ chức các hoạt động học tập, chỉ tổ chức rà soát, kiểm tra tình trạng sức khỏe, tình hình đi lại, lưu trú trong 14 ngày trước đó của học sinh, giáo viên, nhân viên.
Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm tập huấn, hướng dẫn học sinh các biện pháp tự phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của nhà trường cho học sinh.
Sở yêu cầu tăng cường kiểm tra tình trạng sức khỏe (có giấy xác nhận của cơ quan y tế, bệnh viện... về tình trạng sức khỏe hiện tại) của tất cả các nhân viên chế biến, phục vụ bếp ăn bán trú hoặc suất ăn công nghiệp phục vụ tại trường, hoặc các bộ phận phục vụ công việc khác có liên quan, làm việc trực tiếp tại nhà trường nhưng không thuộc diện quản lý trực tiếp của nhà trường (kể cả làm việc trong và ngoài giờ học).
Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm, đảm bảo tuyệt đối an toàn đối với suất ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể cho học sinh. Tránh cho học sinh sử dụng chung khay thực phẩm, thức ăn chung trong bữa ăn; nhắc nhở học sinh ăn chín, uống chín.
Đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú, Sở giao hiệu trưởng các trường có học sinh nội trú, bán trú chịu trách nhiệm toàn bộ công tác phòng chống, dịch Covid-19 và các hoạt động đối với học sinh nội trú tại trường. Đảm bảo có đủ chỗ ăn, nghỉ, sinh hoạt cho học sinh. Bố trí chỗ ăn hợp lý, giảm thiểu tối đa ăn tập trung đông người.
Đồ dùng sinh hoạt cá nhân của học sinh phải được dùng riêng và được giặt sạch bằng xà phòng sau khi dùng.
Trước đó, trong ngày 6.3, khi thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP.HCM cho học sinh lớp 12 trở lại trường vào ngày 9.3, Sở GD-ĐT TP.HCM lưu ý các trường không bố trí phòng học lớp 12 cạnh nhau, nếu đủ điều kiện thì khoảng cách càng xa càng tốt, để phòng ngừa tối đa khả năng lây lan dịch Covid-19.
Theo Thanh niên
Sóc Trăng: Không dạy thêm, học thêm khi dịch bệnh Covid-19 chưa chấm dứt Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Sóc Trăng yêu cầu các trường không tổ chức dạy thêm, học thêm trong thời gian dịch bệnh Covid-19 chưa chấm dứt. Hướng dẫn học sinh dùng nước rửa tay để phòng dịch bệnh. Ảnh: XC Chiều 6/3, Sở GD&ĐT Sóc Trăng đã có công văn khẩn về việc tiếp tục cho học sinh mầm non,...