Cần phun hóa chất diện rộng ngăn dịch sốt xuất huyết ở nơi nguy cơ cao
Thời tiết đang thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, nguy cơ số người mắc bệnh tiếp tục gia tăng mạnh nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
Người dân thau rửa các dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy. (Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN)
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong những tuần gần đây số mắc sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương và đã có trường hợp tử vong.
Để tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, ngày 3/7/2020, Bộ Y tế đã có Công văn số 3608/BYT-DP gửi 12 Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố liên tục ghi nhận số mắc sốt xuất huyết hàng tuần cao là Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Thời tiết hiện nay đang thuận lợi cho sự phát triển và gia tăng mật độ muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, nguy cơ số người mắc bệnh tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới nếu các cơ quan chức năng không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
Để kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, không để dịch lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban Nhân dân 12 tỉnh, thành phố nói trên tiếp tục quan tâm chỉ đạo các địa phương trên địa bàn tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
Video đang HOT
Trong đó, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố cần giao cho Ủy ban Nhân dân các cấp trực tiếp chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa việc diệt loăng quăng và bọ gậy trên địa bàn ngay trong tháng Bảy năm 2020 và duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, loăng quăng và bọ gậy cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại.
Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố cần giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền có nhiệm vụ chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị- xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai chiến dịch diệt lăng quăng và bọ gậy để đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có dịch, có nguy cơ dịch phải được kiểm tra, các bể nước, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi phải được giám sát để tiến hành các hình thức tiêu diệt loăng quăng, bọ gậy.
Ngành y tế cần giám sát chặt chẽ việc xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết tại địa phương; phun hóa chất tại tất cả các hộ gia đình thuộc khu vực ổ dịch; đảm bảo phun hóa chất đúng kỹ thuật, đánh giá chỉ số véc tơ trước và sau phun để có chỉ định phun cụ thể; đồng thời xác định khu vực có nguy cơ cao để phun hóa chất diện rộng.
Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố, các cơ quan thông tin đại chúng cần phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng, chống sốt xuất huyết, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết như lật úp dụng cụ chứa nước không sử dụng, diệt loăng quăng, bọ gậy; nằm màn chống muỗi đốt; truyền thông về dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết và hướng dẫn người dân khi mắc bệnh thì không tự điều trị tại nhà mà phải đến ngay các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Cần tập trung tuyên truyền trước và trong khi triển khai các chiến dịch diệt loăng quăng, bọ gậy và chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi để người dân biết, phối hợp thực hiện.
Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, đồng thời, các cơ sở y tế cần có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố./.
Quyết liệt phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội
Hiện nay, thời tiết miền Bắc đang là mùa hè, nắng nóng và mưa nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH).
Tính đến nay, Hà Nội nghi nhận 137 trường hợp mắc SXH, không có trường hợp nào tử vong, số ca mắc được phân bổ tại 23/30 quận huyện và 96/579 xã phường. Mặc dù số ca mắc giảm 44,6% so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên, trong thời gian tới, số ca mắc SXH có thể gia tăng do điều kiện thời tiết thuận lợi cho véc-tơ truyền bệnh phát triển, hiện nay đang là giai đoạn gia tăng dịch hàng năm, đồng thời Hà Nội đã ghi nhận một số ổ dịch có nguy cơ gia tăng nhanh như xã Khánh Hà - Thường Tín, xã Thanh Thùy - Thanh Oai.
Để chủ động phòng chống dịch SXH, UBND thành phố xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh SXH trên địa bàn Hà Nội năm 2020 nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do SXH, khống chế kịp thời không để dịch lớn xảy ra, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành của thành phố cần phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong triển khai phòng chống SXH. Trên cơ sở Đề án phòng chống SXH của địa phương, UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng chống SXH cụ thể của năm 2020. Thường xuyên cập nhật và ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác phòng chống dịch phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Phun hóa chất phòng chống sốt xuất huyết tại khu dân cư
UBND xã, phường, thị trấn thành lập các lực lượng cộng tác viên, tổ giám sát và đội xung kích diệt bọ gậy cùng với các ban, ngành đoàn thể trên địa bàn cùng thực hiện phòng chống SXH.
Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thói quen chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống SXH; khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi mắc bệnh. Đa dạng hoá các hình thức truyền thông, nội dung và phương pháp tuyên truyền phong phú, ngắn gọn, cụ thể, súc tích, hấp dẫn để mọi người dân dễ hiểu và thực hiện. Thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh cũng như cách phòng chống dịch của thành phố để người dân chủ động phòng dịch nhưng không hoang mang, lo lắng.
Tiếp tục củng cố, bố trí đủ, ổn định và nâng cao năng lực của các cán bộ y tế tham gia hệ thống giám sát dịch từ thành phố đến cơ sở với mục tiêu phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời trước mọi diễn biến của bệnh dịch không để dịch lan rộng. Đảm bảo sẵn sàng trang thiết bị, vật tư, hóa chất xử lý ổ dịch.
Tăng cường giám sát dịch (giám sát bệnh nhân và giám sát véc-tơ) tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng (lưu ý các khu vực nguy cơ và các ổ dịch cũ về SXH).
Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, y tế tư nhân, y tế cơ quan, trường học, đặc biệt mạng lưới cộng tác viên, đội xung kích diệt bọ gậy trong việc phát hiện, thông tin, báo cáo kịp thời ca bệnh để tổ chức xử lý dịch triệt để và huy động cả cộng đồng tham gia phòng dịch.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, thu thập, quản lý, thống kê số liệu tình hình dịch bệnh.
Cụ thể, để chủ động phòng chống SXH, trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục triển khai tổ chức đợt cao điểm hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống SXH 15/6; tổ chức đợt chiến dịch diệt bọ gậy tại các xã, phường, phun hóa chất tại các khu vực nguy cơ cao. Tổ chức xử lý quyết liệt, triệt để các ổ dịch ngay khi phát hiện. Triển khai tập huấn phòng chống SXH cho các giáo viên trong trường học, cho cán bộ khám chữa bệnh để phát hiện và báo cáo sớm ca bệnh. Tăng cường kiểm tra, giám sát tại các khu vực có nhiều bệnh nhân, các ổ dịch kéo dài, kiểm tra các công trường xây dựng, chợ, trường học, khu công cộng, khu thuê trọ... nhằm xử lý kịp thời các ổ dịch, không để dịch lây lan trong cộng đồng.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM: Một năm đặc biệt và nhớ mãi 12h, trong phòng bệnh, các điều dưỡng vẫn tất bật như con thoi. Người cập nhật diễn tiến bệnh vào hồ sơ, người thuyết phục bệnh nhân đang kháng cự, người cùng bác sĩ xử trí ca bệnh nặng... Trên bàn, những suất cơm trưa vẫn chưa kịp ăn. Điều dưỡng Phạm Thị Tuyến thăm khám, trò chuyện và động viên bệnh nhân...