Căn phòng tân hôn đặc biệt trong khách sạn thời bao cấp
Thời bao cấp, muốn thuê 1 phòng tân hôn, các cặp vợ chồng trẻ ở Hà Nội phải trải qua quy trình kiểm tra chặt chẽ của khách sạn.
Nhắc đến những đám cưới thập niên 1960 – 1970 của thế kỷ trước, bà Nguyễn Thị Thắng (SN 1941) khu tập thể Nguyễn Công Trứ ( quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho biết, các đám cưới thời kỳ này đều diễn ra khá giản dị và ấm áp.
Công tác trong công ty Du lịch và dịch vụ của nhà nước từ năm 1968, bà Thắng chia sẻ: “Công ty này có đủ các dịch vụ về khách sạn, cắt – uốn -nhuộm tóc, giặt là nhưng công việc chính của tôi là làm lễ tân tại khách sạn, phục vụ đám cưới”.
Bà Nguyễn Thị Thắng chia sẻ những kỷ niệm về thời bao cấp.
Bí mật phía sau phòng tân hôn
Bà cho biết, thời bao cấp nhà cửa đều khá chật chội, tất cả các đám cưới hầu như tổ chức ở các phòng cưới.
Các phòng cưới ở Hà Nội khi ấy có thể kể đến như: phòng cưới ở dốc Bà Triệu, Phùng Hưng, Trần Hưng Đạo…
Ngày cưới, phía khách sạn sẽ chuẩn bị hội trường, bàn ghế, sân khấu và nước uống cho gia đình cô dâu, chú rể. Trên sân khấu có sẵn tấm phông gắn đôi chim bồ câu và lá cờ Tổ quốc.
Gia đình hai bên chỉ việc bố trí người đến sớm, gắn tên cô dâu chú rể và mang bánh kẹo, chè thuốc bày ra bàn.
“Theo tiêu chuẩn thời bao cấp, ai lập gia đình sẽ được mua 2 kg bánh, kẹo và 4 bao chè. Phần lớn đám cưới chỉ tổ chức ăn ngọt, không có cỗ bàn như bây giờ.
Một đám cưới thời bao cấp của gia đình trên phố cổ được tổ chức ở phòng cưới. Ảnh: NVCC
Nhiều người có kế hoạch từ đầu năm thì nhờ bạn bè, họ hàng làm trong mậu dịch để dành cho ít đường, bột làm bánh, khi ấy tiệc cưới của họ có phần tươm tất hơn.
Video đang HOT
Nhà nào hoành tráng có thêm ban nhạc sống xập xình để không khí thêm phần náo nhiệt”, giọng vui vẻ, bà Thắng kể lại.
Vẫn theo lời người phụ nữ này, những năm bao cấp, nhiều gia đình không có nơi để làm phòng tân hôn, do nhà cửa quá chật hẹp.
Để giải quyết tình thế, họ tìm đến khách sạn thuê phòng riêng với giá 60 đồng/đêm, làm phòng tân hôn.
Khách sạn ở Hà Nội thời đó khá nghèo nàn, đặc điểm chung là không có nhà vệ sinh riêng như các khách sạn hiện đại ngày nay và được chia ra 2 loại phòng.
Phòng tập thể phục vụ cho người dân từ các tỉnh về Hà Nội công tác, thăm quan. Mỗi phòng kê khoảng 4 – 5 chiếc giường, ngăn cách nhau bằng tấm ri đô. Khách nam và nữ được bố trí riêng biệt, tại các khu vực khác nhau.
Phòng thứ hai là phòng riêng rộng khoảng 15 – 20 m2 có 1 giường, chăn màn, phục vụ các cặp vợ chồng. Bà Thắng cho hay, các cặp đôi sắp cưới muốn thuê được phòng ‘cao cấp’ này qua đêm không hề đơn giản.
Họ muốn thuê 1 căn phòng tân hôn bắt buộc phải đi đăng ký kết hôn. Sau đó, cặp đôi cầm tờ đăng ký kèm chứng minh thư nhân dân của hai vợ chồng đến cho nhân viên lễ tân kiểm tra và làm thủ tục thuê.
Vào mùa cưới, khách sạn thường rơi vào cảnh ‘cháy’ phòng, có khi phải đặt trước cả tháng.
Ban nhạc sống trong đám cưới thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước. Ảnh: NVCC
Cô dâu chú rể có điều kiện thường mua chăn màn mới mang đến kê và thuê người đến trang trí lại căn phòng cho đẹp mắt hơn.
“Phòng tân hôn phục vụ cho các cặp vợ chồng trẻ ở Hà Nội, dân các tỉnh về thường không nhiều.
Khi đến nhận phòng, vợ chồng nào chu đáo thì chuẩn bị chút quà cưới là hộp chè, túi mứt sen, kẹo bánh tặng nhân viên lễ tân để tỏ lòng cảm ơn”, bà Thắng nhớ lại.
Tuy nhiên bà Thắng bộc bạch, chính những căn phòng cưới này cũng là nơi chứng kiến nhiều cuộc chia tay đẫm nước mắt của các cặp vợ chồng trẻ.
Người phụ nữ này kể: “Cuối những năm 1970, chiến tranh diễn ra khốc liệt. Nhà nào có người ra chiến trường đều xác định có thể hi sinh. Thời kỳ này, việc cưới chạy diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Ở Hà Nội, nhiều đôi vợ chồng cưới xong, chỉ kịp ở với nhau một đêm trong khách sạn, sáng hôm sau người chồng phải ra chiến trường. Cảnh bịn rịn, chia ly đó luôn để lại nỗi day dứt xót xa…”.
Chiếc giường đầy tiền của cặp vợ chồng ‘tỷ phú’ hát rong
Sau năm 1975, bà Thắng vẫn tiếp tục gắn bó với công việc ở khách sạn của mình như một niềm vui.
Mỗi một vị khách đều mang đến cho bà nhiều bất ngờ. Trong đó phải kể đôi vợ chồng người miền Nam.
“Những năm đó, Hà Nội xuất hiện nhiều người hát rong, họ đi khắp nơi xin tiền, kiếm sống.
Tôi vẫn nhớ một đôi vợ chồng người TP.HCM cùng 2 đứa con nhỏ thuê phòng khách sạn suốt 1 năm. Trong suy nghĩ của tôi, họ là người khá giả nên mới tiêu xài thoải mái như vậy.
Một lần tình cờ tôi đi ngang cửa phòng, thấy bên trong 4 người họ đổ những bao tải tiền kiếm được ra kín cả chiếc giường.
Mãi sau này tôi mới biết, họ hành nghề hát rong, xin tiền. Ban ngày, hai vợ chồng đưa con đi khắp khu vực chợ Đồng Xuân, Bờ Hồ… mưu sinh nhưng tối đến, họ ăn mặc tươm tất ra ngoài ăn uống. Chắc hẳn số tiền họ kiếm được mỗi ngày rất khá…
Một thời gian sau, gia đình đó trả phòng và tiếp tục di chuyển qua các tỉnh thành khác”, bà Thắng nói.
Gần 30 năm sau ngày đất nước đổi mới, cuộc sống thay đổi nhưng hoài niệm về một thời bao cấp vẫn luôn đọng lại trong tâm trí những người thuộc thế hệ của bà Thắng.
Theo Nhật Linh – Thanh Tâm (Vietnamnet)
Những cuộc đổi đời của dân "Di sản"
"Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt, anh! Em đã lang thang mọi miền, giờ trở về quê Hạ Long mình, vẫn thấy đây là nơi dễ sống nhất!" - Tuyến vừa cầm vô lăng chở tôi lòng vòng quanh khu Hòn Gai, Bãi Cháy (TP.Hạ Long, Quảng Ninh), vừa hàn huyên như một người bạn lâu ngày không gặp. Anh kể rằng, khi những ánh đèn neon sáng rực thành phố, cũng là lúc nghề lái taxi của anh khấm khá lên nhiều...
"Quê hương là chùm khế ngọt"
Đã từng học cơ điện, rồi làm đủ các nghề, từ vào lò, đến phụ bếp nhà hàng, order cho một nhà phân phối thực phẩm... nhưng rồi kể từ năm 2007, Đoàn Minh Tuyến (phường Hồng Hà, TP.Hạ Long) vẫn phải xách ba lô ra đi. Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Nội... cứ nơi nào có người giới thiệu công việc là Tuyến lại lên đường kiếm kế sinh nhai. "3 miệng ăn treo ở nhà, anh bảo mình cứ ngồi một chỗ sao được".
Đoàn Minh Tuyến với chiếc xe cơ nghiệp đón khách trên phố cổ trước cửa Sun World Hạ Long. Ảnh: N.Q
Hạ Long buổi đêm không còn tĩnh lặng như khoảng 3 năm trở về trước. Những người đến thành phố này để thụ hưởng một sự pha trộn của biển, núi, nắng ấm, bãi cát và cuộc sống về đêm. Cô hàng bánh mì đầu phố Anh Đào tíu tít với gần 30 thực khách ngồi quanh trên ghế nhựa, thật thà nói với tôi khi ngớt tay: "Cái ô bé xíu này, mấy năm nay nuôi sống cả nhà em đấy!".
Năm 2016, Tuyến quyết định trở về quê nhà, vay mượn anh em, họ hàng đầu tư một con Vios mới gần 600 triệu để chạy taxi. "Đi khắp nơi, vẫn thấy Hạ Long mình là dễ thở nhất anh ạ. Với lại, kể từ lúc em về, thấy thành phố phát triển lắm rồi. Không còn cảnh 10 giờ tối là thành phố tối om, loanh quanh toàn gặp dân Hạ Long nhà mình. Bây giờ, buổi tối ra đường gặp nhiều người dân tứ xứ. Họ về Hạ Long mua nhà để ở, hay đi du lịch, nhu cầu đi lại lớn... Cũng vì thế mà nghề lái xe taxi ở Hạ Long cũng phát triển mạnh hơn". Vừa chịu khó, vừa có kinh nghiệm chạy taxi ở thành phố lớn, Tuyến kiếm 15-20 triệu đồng/tháng không quá khó. Chưa đầy 2 năm, anh đã trả hết nợ vay mua xe .
Ở tuổi 36, Nguyễn Anh Hào - Tổ trưởng Tổ hướng dẫn Công ty CP Du lịch lữ hành Hữu Nghị (TP.Hạ Long) - có sự tự tin, cởi mở, năng động vốn có của một hướng dẫn viên (HDV) du lịch. Nhiều người yêu quý gọi anh là "đại sứ", vì bằng cách tốt nhất có thể, anh đã đưa hình ảnh du lịch Quảng Ninh đến với bạn bè và du khách.
Với Hào, đến với nghề HDV du lịch vừa là công việc yêu thích vừa là cái duyên. Tốt nghiệp Đại học Thương mại (Hà Nội), chuyên ngành quản trị kinh doanh khách sạn du lịch năm 2003, Nguyễn Anh Hào trở về Quảng Ninh làm du lịch. "Khoảng 2-3 năm trở lại đây, lượng khách quốc tế đến với Hạ Long tăng đột biến, đặc biệt là nguồn khách từ Trung Quốc. Với những HDV dẫn khách Trung Quốc như em, không khó để thực hiện dẫn 4 - 5 đoàn trong một tháng, thu nhập bình quân 30 triệu đồng" - anh Hào cho biết.
Thu nhập tiền tỷ nhờ homestay
Những khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn... mọc lên đã kéo theo nhiều cư dân TP.Hạ Long chuyển hướng làm du lịch, đặc biệt là những người trẻ.
Sinh năm 1993, tốt nghiệp Khoa Kinh doanh quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phạm Tuấn Dũng (phường Hồng Hải, TP.Hạ Long) ra trường và về TP.Hạ Long làm việc tại một ngân hàng từ năm 2017, nhưng vẫn ấp ủ ý tưởng làm homestay.
Bắt tay vào làm homestay từ tháng 4.2017 đến tháng 3.2018, Dũng chính thức bỏ ngân hàng để tập trung hoàn toàn cho công việc kinh doanh. Dũng đầu tư homestay quanh khu vực Bãi Cháy, dưới 3 hình thức: Một là, mua căn hộ; hai là, thuê lại của chủ nhà; ba là, chủ nhà hợp tác giao căn hộ cho Dũng để chia lợi nhuận. Đến thời điểm hiện tại, Dũng quản lý chuỗi 40 căn ở Hạ Long với thương hiệu Local Homestay, thu nhập mỗi căn vào những tháng cao điểm không dưới 30 triệu đồng.
"Trước đây không bao giờ em nghĩ mình sẽ phát triển với ngành du lịch, nhưng sự thay đổi của Hạ Long đã cho em một tư duy khác. Quê hương mình ở đây, tài nguyên lớn nhất cũng là du lịch, với sự "thay máu" của thành phố như hiện nay, vậy tại sao mình không làm giàu nhờ du lịch chứ!" - Dũng cởi mở.
Theo Danviet
4 du khách Việt trong đoàn 152 trốn ở Đài Loan trình diện cảnh sát Họ là những người đầu tiên trong 152 du khách Việt Nam mất tích tại Đài Loan tự giác đến đồn cảnh sát trình diện vì lo sợ sau khi theo dõi tin tức Apple Daily đưa tin lực lượng chức năng Đài Loan đã bắt được những người đầu tiên trong 152 du khách Việt Nam tình nghi bỏ trốn cuối tuần...