Cần phải phát huy mạnh mẽ vai trò của ‘Quốc bảo’ trong quốc kế dân sinh
Nhấn mạnh Việt Nam có cơ sở để phát triển ngành sâm Ngọc Linh đạt giá trị tỷ USD trong thời gian tới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần phải thực hiện đồng thời vừa bảo tồn, vừa phát triển cây sâm Ngọc Linh, nâng tầm giá trị cao hơn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 6/8, tại thành phố Tam Kỳ ( tỉnh Quảng Nam), Báo Tuổi trẻ, UBND các tỉnh Quảng Nam và Kon Tum phối hợp tổ chức hội thảo “Nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia”. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát biểu.
Hội thảo “Nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia” được tổ chức nhằm phân tích, đánh giá toàn diện về cơ chế, chính sách và thực trạng quy hoạch vùng trồng sâm Ngọc Linh hiện nay; tìm ra các giải pháp thúc đẩy mở rộng, phát triển vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh; tạo động lực hiện thực hóa “Đề án phát triển và hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam” với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực; nâng cao giá trị, góp phần đưa sâm Ngọc Linh trở thành một thương hiệu quốc gia.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại sự kiện thăm Vườn sâm Ngọc Linh của Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) trên cương vị Thủ tướng Chính phủ năm 2017; khẳng định sâm Ngọc Linh xứng đáng với tên gọi “ Quốc bảo”, cần phải phát huy mạnh mẽ vai trò của “Quốc bảo” trong quốc kế dân sinh.
Đánh giá cao nỗ lực của hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, Chủ tịch nước cho rằng, hơn 5 năm qua, nhiều cấp ủy, chính quyền 2 tỉnh đã tích cực, chủ động trong bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh, mở rộng diện tích gieo trồng loài cây quý hiếm đặc biệt này của Việt Nam.
Song, Chủ tịch nước cũng chỉ ra những vấn đề cần khắc phục trong phát triển cây sâm Ngọc Linh như biến đổi khí hậu, tình trạng làm hàng giả gây xáo trộn thị trường, việc áp dụng khoa học công nghệ còn chưa thực sự đạt kết quả như mong muốn. Các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh cũng còn hạn chế, chưa thực sự đa dạng.
Nhấn mạnh Việt Nam có cơ sở để phát triển ngành sâm Ngọc Linh đạt giá trị tỷ đô la trong thời gian tới, Chủ tịch nước đề nghị cần thực hiện đồng thời vừa bảo tồn, vừa phát triển cây sâm Ngọc Linh, nâng tầm giá trị cao hơn. Do đó, cần có sự tham gia của các nhà sản xuất, nghiên cứu phát triển ngành sâm như tại một số nước tiên tiến trên thế giới; đa dạng hóa sản phẩm từ thấp đến cao, xâm nhập thị trường toàn cầu, nhất là phân khúc cao cấp. Đặc biệt, cần bảo vệ nguồn gen thuần chủng, không bị lai tạp; xây dựng “thánh địa” sâm Ngọc Linh ở hai địa phương Quảng Nam và Kon Tum; bảo hộ hiệu quả và phát triển giá trị thương hiệu sâm Ngọc Linh là thương hiệu quốc gia Việt Nam. Cùng với đó là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong nuôi trồng, phát triển cây sâm Ngọc Linh, coi đây là lĩnh vực đột phá để phát triển vùng sâm Ngọc Linh; tăng cường kêu gọi thu hút đầu tư vào nghiên cứu, sản xuất, chế biến sâm; khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết và đầu tư nguồn lực phát triển cây sâm Ngọc Linh.
Chủ tịch nước cũng đề nghị tìm kiếm cơ hội liên kết các tập đoàn đa quốc gia, tận dụng lợi thế về marketing, phân phối sản phẩm để đem lại hiệu quả cao hơn; đặc biệt cần có sự tham gia tích cực, chủ động của người dân, nhất là tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum; tiếp tục hoàn thiện chiến lược nuôi trồng, sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh, nâng tầm thương hiệu quốc gia, tạo những nền tảng tốt hơn để cây sâm Ngọc Linh phát triển bền vững, vươn ra thị trường toàn cầu.
Tại hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý đã đưa ra thông tin chi tiết về Đề án phát triển sâm Ngọc Linh đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045; thực trạng và định hướng phát triển tại tỉnh Quảng Nam cũng như tiềm năng và khát vọng phát triển cây sâm Ngọc Linh tại tỉnh Kon Tum. Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sâm đã chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận, đưa ra giải pháp bảo vệ, nuôi trồng sâm Ngọc Linh hiệu quả; đa dạng hóa công nghiệp chế biến sâm Ngọc Linh; các bí quyết để xây dựng, quảng bá thương hiệu, phát triển du lịch nhờ sâm Ngọc Linh. Các doanh nghiệp cũng trao đổi kinh nghiệm về quy trình trồng, sản xuất sâm đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, bao bì đóng gói, nhãn mác, thương hiệu uy tín, quản lý theo quy chuẩn trong nước và quốc tế; tìm kiếm các giải pháp, sáng kiến cho phát triển nâng tầm thương hiệu quốc gia sâm Ngọc Linh trên mọi phương diện, xứng tầm là “Quốc bảo” của Việt Nam.
Dịp này, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp trồng sâm cũng chia sẻ thông tin về tình hình bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh; việc phát triển, trở thành ngành công nghiệp chế biến lớn mạnh phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng; tạo sự lan tỏa những thông điệp hữu ích, nhìn nhận một cách trung thực, khách quan về một vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh với sắc màu hấp dẫn đối với mọi người…
Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định: Hội thảo vừa thể hiện niềm tin, vừa là tinh thần, tạo động lực thúc đẩy trách nhiệm của địa phương và các đối tác, các doanh nghiệp liên quan với phát triển sâm Ngọc Linh, nâng cao thương hiệu quốc gia.
Cây sâm Ngọc Linh là loại cây đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh, thuộc địa phận huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Sâm Ngọc Linh được biết đến là một loài cây dược liệu quý vào loại bậc nhất ở Việt Nam; theo kết quả nghiên cứu khoa học đã phân lập được 52 hợp chất saponin và nhiều hợp chất quan trọng khác.
Video đang HOT
Ngày 5/6/2017 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 787/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia. Nhiều năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành và sự tham gia hợp tác tích cực của các nhà khoa học, doanh nghiệp, người dân nên việc bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh có những chuyển biến tích cực.
Tại Quảng Nam, có 20 doanh nghiệp, hàng trăm nhóm hộ, hàng ngàn người dân đã thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh. Trong thời gian qua, thu nhập và đời sống người dân vùng trồng sâm được nâng lên đáng kể, nhiều gia đình có tài sản cả chục tỷ đồng, nhà cửa khang trang; đời sống văn hóa được nâng cao… Từ khi phát triển trồng sâm đến nay, các hoạt động như Lễ hội sâm Ngọc Linh hàng năm, phiên chợ sâm Ngọc Linh hàng tháng đã đem lại thu nhập cao cho nhân dân, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động.
Nhân dịp này, đại diện lãnh đạo UBND hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác vận động thành lập Hiệp hội Sâm Ngọc Linh Việt Nam, là cơ sở để bảo vệ nguồn giống, phát triển sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia trong tương lai.
Bệ phóng cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam được coi là điểm sáng nhờ sự thăng hạng vượt bậc về giá trị thương hiệu quốc gia đi cùng những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được, khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Cùng đó, với sự hỗ trợ của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm và cho doanh nghiệp. Minh chứng là rất nhiều thương hiệu Việt đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới.
Bốc xếp gạo xuất khẩu của Công ty Lương thực Long An (Tổng công ty Lương thực miền Nam). Ảnh tư liệu: Đình Huệ/TTXVN
Khẳng định vị thế
Liên tục trong 3 năm trở lại đây, giá trị thứ hạng của thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh nhờ nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ; trong đó, có sự đóng góp đáng kể của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Đặc biệt, năm 2021, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá tăng 21,6% so với năm 2020 lên 388 tỷ USD và vẫn duy trì được ở hạng 33 thế giới trong khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Đây là một bệ phóng rất lớn để thăng hạng cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên bảng xếp hạng thế giới.
Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), thời gian qua đã có rất nhiều thương hiệu Việt đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới.
Đáng lưu ý, trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam tỷ lệ doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tăng qua từng năm từ 28% năm 2018 lên 34% năm 2021.
PGS Nguyễn Quốc Thịnh - Chuyên gia thương hiệu, Thành viên Ban chuyên gia Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, cũng bày tỏ, Thương hiệu quốc gia không phải chỉ là một logo, một danh xưng mà là bảo chứng cho chất lượng sản phẩm, gây dựng lòng tin với người tiêu dùng. Do vậy, việc xây dựng thương hiệu là nỗ lực không ngừng nghỉ của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, thương hiệu được coi là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, đại diện cho bộ mặt của doanh nghiệp mang lại những giá trị vô hình không hiện hữu trực tiếp cho doanh nghiệp đó. Hơn nữa, sức mạnh thương hiệu mang lại tính ổn định tiêu thụ, thu hút khách hàng tiềm năng, định hướng mở rộng thị trường.
Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, giới phân tích cũng chỉ ra rằng, việc cạnh tranh thương hiệu tạo động lực hoàn thiện và yêu cầu đổi mới, sáng tạo với doanh nghiệp, đồng thời mang lại cho khách hàng những lợi thế, quyền lợi vượt trội về sản phẩm và trải nghiệm dịch vụ so với trước đó.
Vì vậy, nếu thị trường không có cạnh tranh là một thị trường suy thoái. Điều này buộc doanh nghiệp phải tự nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu, đối thủ cạnh tranh và có phương án, chiến lược phát triển tổng thể để đạt được các mục tiêu kinh doanh một cách tối ưu.
Ở phương diện khách hàng, thương hiệu chính là lời hứa của doanh nghiệp với người tiêu dùng, để giữ vững lời hứa, doanh nghiệp đó bằng mọi giá phải có cách bảo vệ, cạnh tranh thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trải nghiệm tốt có giá cả phải chăng.
Ngoài ra, sức mạnh thương hiệu giúp cho doanh nghiệp hình dung được mình có đang đi đúng hướng hay không để thực hiện các biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Điển hình như Công ty CP Sữa TH (TH True Milk), trên nền tảng các sản phẩm đã được công nhận Thương hiệu quốc gia trong nhiều năm qua, TH True Milk đã sử dụng thế mạnh đó để định vị và bước đi vững chắc tại thị trường trong nước.
Ngoài các sản phẩm từ sữa, công ty này đã liên tục phát triển những sản phẩm đồ uống tốt cho sức khỏe, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Bởi vậy, khi doanh nghiệp có sản phẩm với thương hiệu uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp đó cũng sẽ được nâng cao và khi quốc gia có nhiều doanh nghiệp với thương hiệu mạnh sẽ là nền tảng quan trọng để nâng tầm thương hiệu của một quốc gia.
Nhượng quyền và chiến lược win - win
Công nhân làm việc trong xưởng may hàng xuất khẩu tại Garco 10. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đứng trước nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức, xây dựng thương hiệu là điều kiện cần thiết nhằm nâng cao vị thế và mang lại nhiều giá trị cạnh tranh thiết thực.
Vì thế, việc tận dụng những lợi thế của thương hiệu quốc gia đem lại trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp cũng tiếp tục được quan tâm và chia sẻ nhiều hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, không ít thương vụ mua bán sáp nhập đã thực hiện thành công vẫn còn khá nhiều giao dịch thương hiệu chỉ để trở thành doanh nghiệp độc quyền trong ngành.
Các hình thức đầu tư mua lại thương hiệu vốn luôn được xem là con đường tắt trong kinh doanh, với một số trường hợp chi phí mua lại thương hiệu sẽ thấp hơn chi phí đầu tư thương hiệu mới.
Giới chuyên gia cũng chỉ ra việc sau mua bán, sáp nhập, nhượng quyền thương hiệu là một chiến lược phát triển mà ở đó, tổ chức sở hữu thương hiệu (bên nhượng quyền) cấp phép cho cá nhân hoặc doanh nghiệp (bên nhận quyền) quyền kinh doanh, dựa trên tài sản trí tuệ với mục đích giúp phát triển thương hiệu và gia tăng tài chính hai bên. Do đó, việc nhượng quyền thương hiệu là một chiến lược hợp tác với đáp án chung là win-win cho bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
Nhận định về vấn đề này, đại diện Bộ Công Thương cho hay: Thời gian qua, các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) toàn cầu đang có xu hướng tăng. Hàng loạt các vụ mua bán, sáp nhập diễn ra tại châu Á trên nhiều lĩnh vực ngành nghề, công ty, tập đoàn cả trong và ngoài nước.
Qua các thương vụ M&A có thể thấy rằng, việc thâu tóm và sáp nhập không chỉ là những cuộc cọ xát, thôn tính thương hiệu mà còn là cách để hỗ trợ nhau trong bối cảnh đầy khó khăn của quá trình hội nhập.
Tại Việt Nam, hoạt động mua bán - sáp nhập doanh nghiệp đã diễn ra sôi động với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước. Do đó, việc doanh nghiệp có giữ được thương hiệu trước làn sóng M&A hay không, trước tiên phụ thuộc vào chính nhận thức và nỗ lực của doanh nghiệp trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu.
Bởi nếu doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu uy tín và chú tâm vào xây dựng thương hiệu thì giá trị thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được tăng lên trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước cũng hết sức hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu và tăng năng lực cạnh tranh.
Theo Hiệp hội nhượng quyền quốc tế (International Franchising Association - IFA) ước tính có khoảng 120 ngành đang hoạt động trong lĩnh vực cấp phép nhượng quyền.
Tại Việt Nam, có một số các thương hiệu lớn đang được nhượng quyền kinh doanh bao gồm gà rán Kentucky (KFC), McDonalds, Phở 24, Lotteria, cà phê Trung Nguyên, chuỗi cửa hàng G7, chuỗi CO.OP Food, Tocotoco... Những thương vụ này mang về hàng triệu USD cho doanh nghiệp sở hữu thương hiệu chuyển nhượng.
Đáng lưu ý, việc kinh doanh thương hiệu ngày càng trở nên phổ biến hơn, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đầu tư rất bài bản sau đó nhượng quyền để xây thành chuỗi nhà hàng/sản phẩm và thu lợi nhuận thông qua nhượng quyền thương hiệu.
Điều này cho thấy, thương hiệu cũng là một loại hàng hoá, mang lại lợi nhuận trực tiếp cho người chuyển nhượng và hoàn toàn có thể xem thương hiệu là một loại hàng hóa để kinh doanh.
Bằng việc chú trọng xây dựng thương hiệu các doanh nghiệp đang dần chuyển mình theo xu hướng của thời đại, thiết lập những giá trị mới, tận dụng nhiều cơ hội để gia tăng lợi nhuận nhằm đưa thương hiệu vươn xa.
Cùng chung sức với doanh nghiệp trên hành trình ấy, Chương trình Thương hiệu quốc gia cũng đã chắp cánh cho hàng trăm thương hiệu Việt có cơ hội tiếp cận thị trường mới, xu hướng kinh doanh mới.
Cụ thể, Cục Xúc tiến thương mại đã thành lập Ban biên tập Chương trình truyền hình Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại email: thuonghieuviet@taj.vn; hotline: 0858.66.88.58; website:http://www.vietrade.gov.vn; fanpage: https://www.facebook.com/thqgvietnam;youtube: https://www.youtube.com/channel/UCdca2u9Jdqp9feziW3w_YAw.
Điều này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu ngày càng hiệu quả hơn, chắp cánh cho thương hiệu Việt Nam bay cao hơn và xa hơn trên bản đồ thương hiệu thế giới.
Nhiều lợi thế từ phát triển thương hiệu quốc gia "Made in Vietnam" là xuất xứ sản phẩm còn khá non trẻ trên trường quốc tế mặc dù Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức thương mại và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có người Việt sinh sống, nhưng chỉ vài thập kỷ trở lại đây, việc phát triển thương hiệu mới thu hút được sự quan tâm...