Cần phải định kỳ thay những bộ lọc nào trên ô tô?
Máy phát điện ô tô bị hỏng sẽ khiến chủ xe gặp nhiều rủi ro. Vì vậy chủ xe cần tìm hiểu những hư hỏng thường gặp của máy phát để sửa chữa kịp thời.
Bộ lọc gió động cơ
Bộ lọc gió là một bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến công suất và khả năng tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Bộ phận này có chức năng lọc gió không khí trước khi đi vào buồng đốt.
Nếu không được thay thế định kỳ sẽ gây cản trở lượng không khí đi vào động cơ và làm sai lệch tỷ lệ hòa khí. Dấu hiệu nhận biết là động cơ có muội than và nóng hơn bình thường.
Mỗi hãng xe sẽ có những hướng dẫn khác nhau về điều kiện bảo dưỡng, thay thế các bộ phận sau thời gian hay số kilomet cụ thể đã đi. Nhưng nhìn chung, bộ phận này cần được vệ sinh từ 5.000 km và cần được thay mới sau 20,000km.
Bộ lọc gió là một bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến công suất và khả năng tiêu hao nhiên liệu của động cơ
Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng là xe cũ, thời điểm thay lọc có thể sớm hơn, phụ thuộc vào điều kiện hoạt động của xe. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra vệ sinh sau mỗi 3.000 km hoặc mỗi tháng một lần (tùy theo điều kiện nào đến trước) và thay mới ở thời điểm 15.000 km tính từ lúc thay lọc mới.
Bộ lọc dầu còn được gọi là cốc lọc dầu, bộ phận này có cấu tạo nhỏ gọn nhưng có chức năng lọc các bụi bẩn, dầu thừa nhớt cặn để giữ độ sạch của nhớt (dầu) được tuần hoàn trong xe ô tô. Qua đó, giúp các bộ phận bên trong được vận hành tối ưu và không bị gỉ sét.
Video đang HOT
Không giống như bộ phận lọc gió, lọc dầu cần được thay mới định kỳ sau một thời gian sử dụng. Theo các sách hướng dẫn, cốc lọc dầu nên được thay thế sau khoảng 10.000 km. Cũng theo một số người có kinh nghiệm lái xe cho biết, nên kiểm tra cốc lọc dầu sau khoảng 2 lần thay dầu động cơ.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra cốc lọc dầu sau khoảng 1-2 tháng, nếu có dấu hiệu hư hỏng thì tài xế cũng nên thay sớm. Chú ý, mua các loại cốc lọc dầu chính hãng, phù hợp với thông số kỹ thuật của hãng, để lọc dầu được tối ưu.
Bộ lọc nhiên liệu
Cùng với lọc động cơ, lọc dầu, bộ lọc nhiên liệu cũng có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ cặn bẩn và rỉ sắt trong xăng, dầu. Từ đó, đưa nguồn nhiên liệu sạch vào buồng đốt. Bộ lọc nhiên liệu thường nằm ở vị trí dưới gầm xe, gần động cơ, dưới nắp capo hoặc trong bình nhiên liệu.
Bộ lọc nhiên liệu thường nằm ở vị trí dưới gầm xe, gần động cơ, dưới nắp capo hoặc trong bình nhiên liệu
Giống như bộ phận lọc khí, nếu bộ lọc nhiên liệu bị bám bẩn hay hư hỏng sẽ khiến xe giảm hiệu suất và không đạt được tỉ lệ hòa khí đúng. Theo hướng dẫn, chủ xe nên thay thế lọc nhiên liệu sau khoảng 50.000 km hoặc mỗi hai năm một lần.
Những dấu hiệu cần thay bộ lọc nhiên liệu sớm như xe không nổ máy hoặc bị giật khục, xe có tiếng động lạ, có tia lửa nháy lên trong ống bô…
Bộ lọc gió hệ thống điều hòa
Lọc gió điều hòa có tác dụng lọc không khí và ngăn cản bụi bẩn, dị vật từ bên ngoài, thậm chí từ khoang máy vào trong khoang nội thất bên trong xe.
Đối với các xe sedan, hệ thống điều hòa ô tô luôn được bật, trong quá trình lấy gió ngoài, bụi bẩn bám vào màng lọc làm giảm đi lượng gió, không khí lấy từ ngoài vào rất có hại cho hệ thống điều hòa làm mát của xe. Hơn nữa, việc bụi bẩn, nấm mốc, xác côn trùng chết cũng khiến cho khoang nội thất có mùi hôi khó chịu, lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe của tài xế và các hành khách.
Đặc biệt khi di chuyển trong thành phố, thường bật điều hòa lấy gió trong thì không khí tuần hoàn liên tục qua bộ lọc nên lúc này bộ lọc còn kiêm chức năng của thiết bị khử mùi trong xe. Vì vậy, nếu lọc gió quá bẩn thì ngoài việc mất chức năng lọc khí, bộ phận này còn có thể chứa vi khuẩn có hại.
Theo hướng dẫn từ nhà sản xuất, chủ xe nên vệ sinh lọc gió điều hòa sau khoảng 5.000 km và thay mới sau khoảng 20.000 km. Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện điều hòa có mùi, lọc gió không hiệu quả, điều hòa không mát thì tài xế cũng nên thay lọc điều hòa sớm.
Những thói quen xấu khi dùng điều hoà trên ô tô
Điều hòa được xem là một trong những bộ phận không thể thiếu của mỗi chiếc ô tô. Việc sử dụng điều hòa ô tô như thế nào cho đúng là điều rất quan trọng.
Bật điều hòa trong khi tắt máy
Bật điều hòa kể cả khi ô tô tắt máy sẽ làm tiêu tốn một lượng điện năng đáng kể từ ắc quy, nếu chạy lâu sẽ làm hết điện ắc quy để có thể khởi động xe. Ngoài ra, khi nổ máy, thói quen này còn tiêu hao một lượng nhiên liệu đáng kể.
Thay vào đó, trước khi tắt máy, bạn nên tắt điều hòa trước vài phút để làm giảm bớt tiêu hao nhiên liệu cũng như điện ắc quy. Việc này cũng giúp nhiệt độ trong xe gần với nhiệt độ ngoài trời, tránh gây ra sốc nhiệt. Sau khi tắt động cơ, lái xe cũng nên mở quạt gió để làm khô cửa gió, tránh tụ ẩm dễ sinh ra nấm mốc, gây mùi khó chịu trong ô tô.
Bật điều hòa kể cả khi ô tô tắt máy sẽ làm tiêu tốn một lượng điện năng đáng kể từ ắc quy
Bật điều hòa ngay sau khi lên xe
Trong một ngày nắng nóng vào mùa hè, không ít các tài xế có thói quen bật điều hòa ngay lập tức sau khi lên xe mà không biết rằng hành động này tiềm tàng nhiều nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Các bộ phận bằng nhựa trên xe ô tô có chứa một lượng lớn chất benzene. Khi các bộ phận này nóng lên, ví dụ khi chiếc xe được đỗ dưới trời nắng nóng quá lâu, chúng sẽ thải ra chất benzene vào không khí ở trong xe. Các chất độc này có thể tích tụ lại bên trong cabin, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Benzene là một chất độc kiểu lâu dần thấm lâu, sau nhiều ngày có thể gây ung thư, thiếu máu, bệnh bạch cầu và thậm chí có thể làm cho phụ nữ có bầu bị sẩy thai. Đặc biệt, chất độc này rất khó đào thải ra khỏi cơ thể.
Theo những lái xe có kinh nghiệm, sau khi bước vào xe, chúng ta nên mở tất cả các cửa sổ, rồi bật quạt thông gió một vài phút, và sau đó mới đóng cửa sổ và bật điều hòa. Điều này sẽ giúp đào thải khí độc ra bên ngoài và đưa không khí trong lành từ bên ngoài vào trong xe.
Khi điều hòa ô tô bị tắt trong thời gian quá dài, nấm mốc trong các ống dẫn của điều hòa sẽ có cơ hội phát triển
Sử dụng điều hòa không thường xuyên
Nhiều người nghĩ rằng cho điều hòa ô tô "nghỉ ngơi" một vài tuần hoặc thậm chí lâu hơn sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của điều hòa. Nhưng điều này là hoàn toàn sai. Khi điều hòa ô tô bị tắt trong thời gian quá dài, nấm mốc trong các ống dẫn của điều hòa sẽ có cơ hội phát triển.
Vì vậy, nếu một thời gian dài không sử dụng, hãy bật điều hòa ở chế độ nóng để khử khuẩn, nấm mốc ít nhất 10 phút mỗi tuần, sau đó chuyển sang chế độ lạnh với khoảng thời gian tương tự để tránh những hỏng hóc không đáng có nhé.
Lười kiểm tra hệ thống điều hòa
Nếu như bạn muốn điều hòa ô tô hoạt động bình thường, một điều bắt buộc cần làm là thường xuyên kiểm tra hệ thống điều hòa sau 3-4 tháng sử dụng. Bạn nên vệ sinh điều hòa thường xuyên, kiểm tra bộ lọc và thay thế nếu cần thiết.
Lọc gió điều hòa ô tô và những điều bạn cần biết Lọc gió điều hòa được ví như lá phổi của hệ thống điều hòa trên ô tô. Vì vậy cần vệ sinh lọc gió đúng cách để nó hoạt động hiệu quả nhất. 1. Lọc gió điều hòa ô tô nằm ở đâu? Lọc gió hệ thống điều hòa hay còn gọi là lọc Cabin, Cabin Filter có nhiệm vụ lọc không khí,...