Cần phải cấm những nghệ sĩ vi phạm pháp luật, đạo đức nghiêm trọng
Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, cần thiết có những quy định pháp lý đủ mạnh, mang tính răn đe để làm trong lành môi trường nghệ thuật.
Vừa qua, đề xuất xây dựng quy trình xử lý người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật vi phạm pháp luật của Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được sự quan tâm của dư luận. Cụ thể người hoạt động nghệ thuật như ca sĩ, diễn viên… sẽ bị xem xét cấm sóng, cấm biểu diễn nếu vi phạm pháp luật.
PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đã trao đổi với chúng tôi về vấn đề này.
PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội
Theo ông, vì sao cần xây dựng quy định hạn chế biểu diễn, cấm sóng với nghệ sĩ vi phạm pháp luật?
Ban hành quy tắc xử lý nghệ sĩ vi phạm pháp luật hoặc vi phạm trên không gian mạng là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Văn nghệ sĩ có ảnh hưởng rất lớn đối với công chúng, vị trí vai trò đặc biệt trong xã hội. Vì vậy họ nên là tấm gương tốt, truyền cảm hứng cho người dân. Đó là lý do vì sao chúng ta đặt khá nhiều trách nhiệm, đạo đức lên đôi vai của nghệ sĩ. Đó là vinh dự đồng thời là trách nhiệm của họ.
Tuy nhiên trong thời gian qua, kỳ vọng của khán giả với văn nghệ sĩ không được đáp ứng. Một số nghệ sĩ để lại tiếng xấu, hình ảnh không phù hợp cả trong lời nói hay chia sẻ trên mạng xã hội. Những lệch chuẩn không phù hợp này có thể ảnh hưởng tới công chúng, môi trường văn hóa, đặc biệt trong giới trẻ.
Cần có quy định về luật pháp, chế tài nghiêm khắc để răn đe, xử lý mang tính làm gương để nghệ sĩ không có những chia sẻ hoặc có hành động lệch chuẩn được. Trước đây, đã ban hành Quy tắc ứng xử với nghệ sĩ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng (Bộ Thông tin và Truyền thông). Từ bộ quy tắc đó nghệ sĩ biết họ phải làm gì phù hợp với vai trò, nhiệm vụ của mình. Đó là lý do vì sao ý tưởng cấm diễn, cấm sóng nhận được sự quan tâm.
Nếu được ban hành, quy định này sẽ có tính răn đe hơn so với quy tắc ứng xử của nghệ sĩ thế nào?
Các bộ quy tắc ứng xử có tác động rất lớn trong việc nâng cao nhận thức của văn nghệ sĩ đồng thời cũng có tác động tốt cho dư luận xã hội trong việc đánh giá về các hành động hành vi ứng xử của văn nghệ sĩ. Nhưng từ khi ban hành bộ quy tắc ứng xử này thì với một số trường hợp chưa thể giải quyết triệt để được. Đó là lý do vì sao các bộ ngành phải nghĩ đến biện pháp mạnh hơn. Đó là cần phải có những quy định cụ thể về xử phạt để nghệ sĩ ý thức tốt hơn vai trò của mình. Làm được như thế sẽ trả lại sự trong lành cho môi trường nghệ thuật.
Video đang HOT
Để có quy định xử phạt, bộ ngành cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt nên tham khảo các nước có văn hóa gần gũi với Việt Nam, đồng thời dựa vào những quy phạm pháp luật đã có trên cơ sở tạo ra sự răn đe đủ lớn để văn nghệ sĩ ý thức nhiều hơn về vai trò của mình. Từ đó tạo hành lang pháp lý làm trong sạch lại môi trường nghệ thuật biểu diễn.
Hữu Tín bị truy tố vì tội tổ chức sử dụng chất ma túy.
Nếu cấm hoàn toàn nghệ sĩ vi phạm pháp luật như Trung Quốc áp dụng liệu có khả thi ở Việt Nam?
Kinh nghiệm của Trung Quốc có thể là bài học cho chúng ta ban hành các quy định ở Việt Nam nhưng ở Việt Nam lại có văn hóa khác biệt. Vì vậy không thể nào bê nguyên quy định của Trung Quốc áp vào việt Nam. Người Việt khá duy tình và thường suy nghĩ đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại, tạo điều kiện cho người làm sai có thể có thể quay trở lại. Ngoài việc có quy định xử phạt, răn đe, bộ ban ngành cũng nên có chính sách hỗ trợ nghệ sĩ để họ có thể sống được bằng nghề.
Theo ông, những trường hợp nào nên cấm?
Những trường hợp nghệ sĩ vi phạm pháp luật, đạo đức nghiêm trọng cần phải cấm. Ví dụ trường hợp của Minh Béo, hiện tại không bị xử phạt, không bị kết án ở Việt Nam nhưng hành vi sai phạm nghiêm trọng, không chấp nhận được.
NSƯT Lê Thiện: Nhiều người đang nhìn nghệ sĩ một cách rẻ rúng
NSƯT Lê Thiện chia sẻ cùng Thanh Niên suy nghĩ của bà về đề xuất 'phong sát' với người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật (ca sĩ, diễn viên) nếu vi phạm pháp luật như: cấm sóng, cấm biểu diễn, cấm mạng xã hội.
Sống bầy hầy sao giáo dục được quần chúng
* Xin chào nghệ sĩ Lê Thiện ! Đại diện Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông) vừa cho biết những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật (ca sĩ, nghệ sĩ...) tới đây, nếu vi phạm pháp luật sẽ bị "phong sát" như: cấm sóng, cấm biểu diễn, cấm mạng xã hội. Bà nghĩ gì về điều này?
- Nghệ sĩ Lê Thiện:Tôi chưa đọc thông tin này. Nhưng thời gian qua, nhiều vấn đề ảnh hưởng tới đông đảo nghệ sĩ khiến tôi bức xúc, một bộ phận khán giả đang nhìn nghệ sĩ một cách rẻ rúng.
Việc cấm biểu diễn thực ra không mới. Cắt sóng thì tôi chưa biết nhưng trên sân khấu là có rồi, diễn viên đang đóng vai người tốt, vai anh hùng, tiêu biểu, mà vi phạm pháp luật sẽ bị cắt vai ngay. Với tôi, nên có hình thức như vậy để răn đe.
Ngày xưa vai rất ít, tác phẩm rất ít, diễn viên tài giỏi rất ít, việc tuyển chọn vai cũng rất khắt khe. Anh giỏi nhưng anh không có đạo đức cũng không phân vai đó cho anh đóng đâu, vì diễn viên không phải là con rối. Nghệ thuật không chỉ để giải trí mà còn là giáo dục. Anh sống bầy hầy vậy mà anh đóng vai giáo dục quần chúng làm sao giáo dục được. Việc cắt vai không mới. Xưa có câu "hồng và chuyên" là như vậy.
NSƯT Lê Thiện chia sẻ cùng các diễn viên trẻ. KHÁNH MY
* Bà có nghe những thông tin về mặt trái của nghệ sĩ: quảng cáo lố, bê bối đời tư... thời gian qua?
- Tôi đã nghe và tôi buồn. Thời gian gần đây, tôi có những buổi trò chuyện với các bạn trẻ. Tôi đến với không chỉ vai trò nghệ sĩ, mà tôi nói với tư cách như một người lớn tuổi, như cha mẹ, bà của các bạn. Làm nghệ thuật khó lắm, là nghề vinh quang không phải ai cũng làm được. Ngày xưa để trở thành nghệ sĩ, xứng với hai chữ nghệ sĩ rất khó, chứ không như giờ.
Giờ hát vài bài là ca sĩ, diễn một hai vai đã là nghệ sĩ. Danh xưng bây giờ nó dễ quá, có khi là tự xưng chứ không phải ai phong cho, nên nhiều người dễ ngộ nhận. Ngay cả người xem cũng dễ ngộ nhận, dễ lên án, cái gì cũng hai chữ nghệ sĩ. Trên YouTube giờ tự do quá.
Thói xấu con người ai cũng có nhưng nghệ sĩ người ta dễ biết hơn. Tự mình không biết tự rèn luyện, nghiêm khắc với chính mình rất dễ lạc đường.
Về việc quảng cáo, tôi cũng được mời quảng cáo nhiều lắm, cát sê được lắm, nhưng trước khi làm tôi phải cân nhắc: ví dụ giảm béo trong hai tuần lễ mà giảm bao nhiêu ký thì anh phải biết kể cả anh nhịn đói cũng không xuống nhanh như vậy.
Giờ nghệ sĩ, ngôi sao nhiều quá
* Nghĩa là bà đồng ý với biện pháp phong sát này?
- Dùng từ phong sát tôi thấy hơi nặng nề. Tôi không thích từ đó. Tôi chỉ muốn chấn chỉnh lại, giáo dục với anh chị em nghệ sĩ. Giáo dục hết sức quan trọng, Một tác phẩm chuẩn bị dàn dựng, đạo diễn phải biết phân tích nhân vật, thời kỳ lịch sử xã hội ra sao để diễn viên học hỏi cũng là giáo dục.
Nên như vậy để có sự tỉnh ngộ. Tôi không bắt buộc ai phải theo mình. Tôi nói với tư cách người bình thường thôi. Sống đạo đức, tuân theo quy định pháp luật là chuyện mà con người cần làm chứ không phải riêng nghệ sĩ.
Ngày trước để một vai phải có hội đồng này, hội đồng kia. Giờ là kinh tế thị trường, rất khó nói. Nhưng nghệ thuật không đơn thuần là giải trí mà còn là giáo dục. "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng", còn để lại hậu quả tương lai lâu dài.
"Tôi nghĩ nên chấn chỉnh nghiêm khắc và thường xuyên, chứ đừng để chuyện xảy ra rồi mới đi giải quyết. Đạo đức như cơm ăn nước uống không thể thiếu vậy", bà nói. KHANH MY
* Lệnh phong sát sẽ có tác động như thế nào đến những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thưa bà?
- Bạn bè tôi nói họ băn khoăn nóng ruột vì con mắt khán giả bây giờ nhìn nghệ sĩ với tất cả những gì bầy hầy, gian dối, gom nghệ sĩ như cá mè một lứa. Tâm trạng đó không biết nói thế nào cho chính xác. Với tôi, đứng ra để nói rất khó vì thế hệ chúng tôi khác. Nghề diễn với tôi là hạnh phúc, nếu không được diễn tôi đau khổ lắm.
Tôi từng là quản lý và từng là diễn viên, dùng từ phong sát tôi không thích, nghe như một tên tội phạm. Tôi nghĩ nên chấn chỉnh lại chặt chẽ hơn, đồng thời triển khai sâu rộng liên tục. Nếu họ không làm thì mình mới có biện pháp.
* Bà có đóng góp gì để lệnh phong sát với người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thực sự hiệu quả và công bằng?
- Tôi nghĩ nên chấn chỉnh nghiêm khắc và thường xuyên, chứ đừng để chuyện xảy ra rồi mới đi giải quyết. Đạo đức như cơm ăn nước uống không thể thiếu vậy.
Tôi cũng thường tâm sự với các em mới vào nghề, trong chuyến đi về nguồn với Ban Tuyên giáo thành ủy tôi thấy nghệ sĩ chỗ nào cũng dễ thương. Vào Trường Sơn các em hát múa đáng yêu vô cùng. Tôi nghĩ nếu có sự thấu hiểu hơn, có thời gian chăm chút hơn thì các em sẽ không lệch lạc.
Khi tâm tình với các bạn trẻ tôi rất thương. Nhưng khi nổi tiếng, các em được người này người kia săn đón, nhiều người suy nghĩ lệch lạc thậm chí dùng điều đó để tiến thân. Thời tụi tôi khác. Giờ kiếm tiền dễ quá, kiếm danh hiệu dễ quá. Trước đây để được giới thiệu hai tiếng nghệ sĩ còn lâu lắm, chỉ giới thiệu diễn viên thôi. Phải hoạt động lâu năm có những cống hiến mới là nghệ sĩ. Giờ nghệ sĩ, ngôi sao nhiều quá...
- Cảm ơn NSƯT Lê Thiện về những chia sẻ!
Sẽ 'phong sát' ca sĩ, nghệ sĩ vi phạm pháp luật Những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật (ca sĩ, nghệ sĩ...) tới đây, nếu vi phạm pháp luật sẽ bị "phong sát" như: cấm sóng, cấm biểu diễn, cấm mạng xã hội. Đây là thông tin được đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT) cho biết tại Hội nghị đánh giá kết quả hoạt...