Cần ổn định tài chính, tâm lý để kết hôn trước tuổi 30
Nhiều bạn trẻ cho rằng họ chỉ cưới và sinh con khi mọi thứ đã sẵn sàng.
Rất nhiều bạn trẻ yêu nhau, nhưng ngại kết hôn sớm – Ảnh: CÔNG TRIỆU
Chỉ kết hôn khi mọi thứ sẵn sàng
Là nhân viên marketing cho một tập đoàn truyền thông lớn, Cao Hoàng Như (25 tuổi, người Huế) cho biết bản thân cô cũng khá đồng tình với khuyến khích nên kết hôn trước 30 tuổi.
Và dù dự định vào năm 2022 sẽ kết hôn, khi 27 tuổi, Như chia sẻ thêm: “Đó là một mục tiêu, nhưng tôi nghĩ chỉ nên kết hôn khi thực sự sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân. Việc kết hôn trước 30 tuổi đối với nữ giới là cần thiết, vì trong độ tuổi này việc sinh đẻ mới thực sự tốt nhất”.
Để thực hiện được mục tiêu đó, Như cho biết cô đang phấn đấu rất nhiều để có thể ổn định về tài chính, tâm lý và kỹ năng.
Với Trần Quang Trung (28 tuổi, nhân viên văn phòng, ngụ Q.1, TP.HCM), thu nhập chỉ xấp xỉ 8 triệu đồng/tháng khiến anh chưa dám nghĩ đến chuyện kết hôn. Tuy nhiên, Trung chia sẻ bản thân anh cũng đang lập kế hoạch cưới hỏi trong vài năm tới.
Là đàn ông, trụ cột gia đình nên mình nghĩ phải chuẩn bị nhiều thứ thì hôn nhân mới bền vững được. Dù khó nhưng bản thân nghĩ mình sẽ chỉ kết hôn khi công việc, tiền bạc, tâm lý cũng như việc sẵn sàng cho việc muốn gắn bó với một ai đó. Không cố định phải trước 30 tuổi, với mình có thể trước 35.
Trần Quang Trung, 28 tuổi
Video đang HOT
Trung chia sẻ thêm rằng việc có một đứa con ngay sau khi kết hôn sẽ làm cho tình yêu, hôn nhân thêm mối gắn kết, trách nhiệm hơn.
Được vui chơi, du lịch cùng nhóm bạn là cách mà nhiều bạn trẻ “hưởng thụ” cuộc sống độc thân vui vẻ – Ảnh: CÔNG TRIỆU
Sống một mình vui mà!
Chẳng đặt kế hoạch khi nào sẽ kết hôn, cô gái 27 tuổi Đinh Thị Khánh Ly (chủ một tiệm áo quần thời trang tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM) nói rằng cuộc sống một mình đang rất thoải mái. Đã ổn định về công việc, tài chính, Ly cho rằng thứ hiện tại cô đang vướng bận đó là tâm lý.
Được làm việc theo sở thích, chơi đùa cùng bạn bè, vô tư bay nhảy. Đó là cuộc sống đầy màu sắc, niềm vui mà hiện mình đang sống, đúng hơn là hưởng thụ. Mình sợ rằng hôn nhân khiến bản thân không còn nhiều thời gian để tập trung vào công việc, hay đơn giản là không đủ thoải mái để vui cùng bạn bè như trước.
Đinh Thị Khánh Ly, 27 tuổi
Dù gia đình đã hối thúc, với Lý Ngọc Ly (29 tuổi, ngụ Q.Tân Phú), cuộc sống độc thân đang mang nhiều lợi thế hơn cho một người theo đuổi công việc thiết kế đồ họa như cô.
Ly chia sẻ rằng được đắm mình vào công việc, sáng tác không giới hạn, rồi tận hưởng thành quả lao động bằng những chuyến du lịch đang mang lại cho cô nhiều cảm xúc hơn.
“Nếu việc sinh con trước tuổi 35 là bắt buộc, vài năm nữa tôi vẫn có thể sinh con. Còn nếu việc đó không quá cần thiết, ta cũng có thể bỏ qua. Sống trọn đời mình, cùng công việc, du lịch, vui chơi… mới là điều cần thiết hơn cả. Về già có sống một mình cũng đâu sao” – Lý Ngọc Ly chia sẻ.
Lấy chồng khi tuổi 29, chị Nguyễn Thị Trâm (năm nay 39 tuổi, ngụ Q.3, TP.HCM) chia sẻ, việc sinh con thứ hai trước tuổi 35 thực sự đang mang lại cho chị nhiều thuận lợi hơn. Gia đình yên ổn trước tuổi 40 giúp chị có nhiều thời gian, điều kiện hơn để tiếp tục học lên, nâng cao trình độ.
“Phải mất hơn 7 năm tìm hiểu, chúng tôi mới đi đến kết hôn. Sở dĩ lâu như vậy vì với tôi, yêu là một chuyện, còn chúng ta về sống chung với đại gia đình nhà chồng, nhà vợ lại là chuyện khác. Tuổi trẻ cho chúng ta thực hiện cùng lúc nhiều mục tiêu hơn, nên việc kết hôn, sinh con, tạo dựng sự nghiệp lẫn tiến thân ở lúc trẻ đều vẫn có thể thực hiện được” – chị Trâm chia sẻ.
Nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều nữ sinh... đã lấy chồng
Khoảng 30 học sinh Trường THCS Quảng Hòa (tỉnh Đắk Nông) chưa đến lớp. Trong số này, 20 học sinh không liên lạc được, nhiều em đã lấy chồng, lấy vợ và "chưa biết có đến trường nữa không".
Bắt đầu tuần học thứ hai sau thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19, trường THCS Quảng Hòa (xã Quảng Hòa, huyện Đắk G'Long, tỉnh Đắk Nông) vẫn còn khoảng 30 học sinh chưa đến trường.
Giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu nhà trường đã liên lạc nhiều lần với số học sinh này, tuy nhiên vẫn còn 20 em chưa thể liên lạc do các em về quê chưa trở lại, một số em đã lập gia đình nên "ngại" không nghe điện thoại của giáo viên.
Thầy Lê Văn Lương, giáo viên chủ nhiệm lớp 9B, Trường THCS Quảng Hòa cho biết, hiện nay lớp vẫn còn 5 em chưa đi học, trong đó có 2 học sinh nam, 3 học sinh nữ.
"Qua nắm bắt thông tin từ học sinh trong lớp và các học sinh trong trường, cả 5 em này đã lập gia đình trong thời gian nghỉ phòng chống dịch.
Trong đó có 1 em học sinh nam, do vợ mới sinh, đang nằm trên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông nên có nhắn tin xin phép tôi cho nghỉ 1 tháng để chăm vợ. 4 em còn lại, tôi đã liên lạc rồi tìm đến tận nhà nhưng đều không gặp".
Trường THCS Quảng Hòa nơi nhiều học sinh đã kết hôn trong thời gian nghỉ chống dịch
Cũng theo thầy Lương, biết được thông tin học sinh trong lớp đã kết hôn, nhiều thầy cô giáo trong trường rất bất ngờ vì đây là lần đầu tiên, trường có số học sinh nghỉ học kết hôn sớm nhiều đến vậy.
"Có một học sinh từ xã khác đến đây học. Nghe các em trong lớp kể lại, bạn nam kia chỉ đến nhà chơi một hôm là em ấy đồng ý kết hôn luôn. Sau khi trao đổi với phụ huynh thì được biết nhà chồng ở xã khác, cách trường cả trăm cây số", thầy Lương cho hay.
Lý giải về việc học sinh lập gia đình trong thời gian nghỉ phòng chống dịch, thầy Đỗ Ngọc Khanh, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Hòa cho biết, thời gian các em nghỉ học trùng với thời điểm tổ chức lễ hội mùa xuân của đồng bào các dân tộc phía Bắc. Hiện tại, ít nhất có khoảng 7 học sinh của trường đã lập gia đình
"Các em nghỉ học dài, lại đi chơi nhiều nên chỉ cần một vài hôm gặp gỡ là các em đã về ở cùng nhau. Việc này không thông qua chính quyền địa phương, cũng không thông báo với trường nên mãi đến khi học sinh đi học trở lại thì nhà trường mới biết.
Nhà trường đã đến vận động tuy nhiên không nhận được sự phối hợp của gia đình", thầy Khanh nói.
Thậm chí, khi thầy cô giáo Trường THCS Quảng Hòa đến nhà vận động, phụ huynh còn không đồng ý cho học sinh đi học trở lại với lý do ở nhà đi làm. Nhiều phụ huynh không nói con mình lấy chồng ở đâu vì sợ thầy cô giáo tìm đến tận nhà vận động.
"Có phụ huynh còn nói, đáng lẽ là học xong lớp 9 mới cho cưới nhưng do nghỉ học nhiều quá, phụ huynh lại tưởng con học xong rồi nên cho cưới luôn. Việc này chỉ người trong thôn, trong bản biết", thầy Khanh kể.
Thầy hiệu trưởng cho biết thêm, sau khi kết hôn, chỉ có các em nam đi học tiếp, ít trường hợp nữ sinh đi học lại do nhiều em ngại, thậm chí có em đã có thai. Tất cả đều là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.
"Trước sự việc này, nhà trường đã báo cáo với chính quyền địa phương để phối hợp trong việc vận động để đạt hiệu quả cao hơn", Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Hòa khẳng định.
Xã Quảng Hòa là một trong những địa phương khó khăn nhất của tỉnh Đắk Nông. Dân cư đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số, đa phần là hộ nghèo.
Tình hình mới nhất của người Việt nhiễm virus corona ở Trung Quốc Giềng Lý Múi, người Việt duy nhất ở nước ngoài nhiễm virus corona, đang hồi phục tốt tại bệnh viện ở Trung Quốc, theo Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao. "Tình trạng sức khoẻ của công dân Việt Nam có chuyển biến tốt và đang được điều trị tích cực", ông Đoàn Khắc Việt, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao, trả lời câu...