Cần nhiều tư lệnh ngành quyết liệt như Bộ trưởng Thăng
VOV.VN-Từ những chuyển biến trong lĩnh vực như giao thông vận tải, ai cũng nhìn ra là ở đâu có sự quyết liệt của người đứng đầu, ở đó có sự chuyển biến.
Những ngày này, thông tin được dư luận hết sức quan tâm là quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng về việc chuyển chức năng chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn viện trợ phát triển chính thức ODA từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam về Bộ GTVT để bộ này làm chủ đầu tư dự án. Đồng thời thực hiện chủ trương sáp nhập hai ban quản lý dự án của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Cục Đường sắt thành Ban quản lý dự án thuộc Bộ GTVT. Quyết định này được đưa ra sau hàng loạt những bê bối, yếu kém xảy ra ở các Ban quản lý dự án đường sắt.
Như vậy, ngành GTVT lại tiến thêm một bước trong tiến trình tái cơ cấu ngành, với quyết định chưa từng có tiền lệ của ngành này, tiếp sau hàng loạt quyết định quan trọng, nâng cao hiệu quả đầu tư hạ tầng giao thông, dịch vụ vận tải.
Một phần Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông, một trong những dự án vừa được chuyển về cho Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư (Ảnh: vtc.vn)
Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đang diễn ra hết sức chậm chạp, do những khó khăn, tác động khách quan, nhưng cũng phần nhiều, là từ chủ quan, từ sức ỳ của chính các chủ thể có nhiệm vụ thực hiện tái cơ cấu. Điển hình như việc chậm chạp trong tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, tới mức tại Hội nghị giao ban công tác cổ phần hóa doanh nghiệp được tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ phải ra điều kiện với các lãnh đạo Bộ, ngành, doanh nghiệp: “Nếu không thực hiện được kế hoạch đặt ra thì tự nguyện từ chức”!
Video đang HOT
Nhắc lại việc này để thấy, sức ỳ trong tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước nói riêng, tái cơ cấu nền kinh tế nói chung đang lớn tới mức nào. Hẳn nhiên, đây không phải là chuyện một sớm một chiều, đòi hỏi thời gian, nhưng theo từng mốc thời gian đặt ra, phải có chuyển biến, chứ không thể có chuyện, còn tới gần trăm đơn vị trong số hơn 400 doanh nghiệp Nhà nước phải hoàn thành cổ phần hóa trong 2 năm 2014-2015 đến nay còn chưa thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa.
Trong sự ỳ ạch cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, thì điểm sáng đang nổi lên ở các đơn vị của ngành GTVT, chính từ sự chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu ngành, mà hiện nay, con số các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, hoặc có phương án cổ phần hóa trong lĩnh vực giao thông vận tải đang chiếm tỷ lệ lớn. Việc đảm bảo, đẩy nhanh tiến độ công trình, dự án giao thông, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải thời gian gần đây là những minh chứng rõ nhất cho hiệu quả của công tác tái cơ cấu, ở một lĩnh vực vốn được xem là vô cùng ỳ trệ trong suốt nhiều năm qua.
Tất nhiên, để đi đến đích, là phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, thì còn là một chặng đường rất xa, trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt về vốn đầu tư. Nhưng với quyết tâm của người đứng đầu ngành, tiến từng bước chắc chắn, hiệu quả, thì chặng về đích sẽ nhanh được rút ngắn lại. Những bước đi này được dựa trên những quyết định quyết đoán, có thể làm xáo trộn rất nhiều, như việc thay đổi nhân sự chủ chốt ở các Tổng công ty, Cục, Vụ, hay việc thay đổi mô hình quản lý, như quyết định đưa chức năng quản lý, chủ đầu tư các dự án đường sắt về Bộ. Thế nhưng, chắc chắn đây là những bước cần thiết, để tạo một quỹ đạo phát triển mới, năng động hơn, hiệu quả hơn, có lợi cho nền kinh tế !
Trong khi ngành GTVT “sôi sùng sục” với những sự thay đổi lớn, thì ở nhiều lĩnh vực còn thấy rõ sự trì trệ.
Khi lý giải cho sự khó khăn, chậm trễ, ỳ trệ, lý do được đưa ra nhiều nhất và cũng dễ nhất, là đổ tại “cơ chế”. Tuy nhiên, từ bài học thực tiễn, từ những chuyển biến trong một số lĩnh vực như giao thông vận tải, ai cũng nhìn ra là ở đâu có sự quyết liệt của người đứng đầu, ở đó có sự chuyển biến.
Trong những ngày này, kỷ niệm 69 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, bài học nêu cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân người đứng đầu lại được nêu vẫn đang và sẽ mãi có giá trị to lớn. Những bài học của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức công dân, về ý thức trách nhiệm đối với dân, với nước vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay. Theo Người, “khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, đều phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, làm một cách tự giác, theo lương tâm, lương tri, theo nhu cầu nội tâm của cá nhân mình”. Sống có trách nhiệm, làm việc có trách nhiệm, thì sẽ có những quyết định có trách nhiệm, mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Người dân mong các ngành có thêm nhiều quyết định đúng đắn, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu trong từng lĩnh vực, từ những chuyện gần nhất với dân, như cải cách thủ tục hành chính, đến những chính sách phát triển mang tính thực thi cao, để nền kinh tế thực sự vững vàng, mọi người dân đều được hưởng thành quả từ quá trình phát triển!./.
Ngọc Diệu
Theo_VOV
Máy xét nghiệm vỏ Đức ruột TQ: Bộ trưởng Tiến bất ngờ
Bộ trưởng Y tế bất ngờ với việc lô thiết bị y tế nhập vào VN có hai tờ giấy phép nhập khẩu cùng một số nhưng thời gian ký khác nhau.
Cụ thể, tờ Thanh Niên đưa tin tại cuộc trao đổi với báo chí chiều 31/7 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tỏ ra bất ngờ với việc lô thiết bị y tế Greiner GA240 nhập vào Việt Nam do Sở Y tế Hà Nội tổ chức đấu thầu có hai tờ giấy phép nhập khẩu cùng một số 5087 nhưng thời gian ký khác nhau: tháng 6/2010 và tháng 8/2010.
Điều đặc biệt cả 2 tờ giấy phép nhập khẩu cùng do bà Nguyễn Thị Kim Tiến khi đó là Thứ trưởng ký.
Bà Kim Tiến cho biết sẽ có văn bản đề nghị cơ quan công an làm rõ việc có hay không giả mạo giấy tờ, gian lận thương mại trong nhập khẩu lô máy xét nghiệm nói trên; có hay không việc nhà nhập khẩu nhập thiết bị về trước rồi sau đó mới hợp thức hóa thủ tục.
"Cơ quan quản lý như chúng tôi rất khó phát hiện ra các giấy tờ giả mạo. Trong khi đó, việc thẩm định thiết bị y tế là căn cứ trên hồ sơ, giấy tờ", bà Tiến nói.
Máy xét nghiệm 717 BVĐK Thường Tín mượn về sử dụng - Ảnh: TNO
Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Sở Y tế, Công an TP Hà Nội và Trung tâm kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế tại bệnh viện Hoài Đức, tiến hành kiểm tra, mở máy xét nghiệm GA 240 ở cả 2 BV trên thì thấy tem nhãn model bên ngoài có ghi sản xuất tháng 5/2010, nơi sản xuất ở Đức, nhưng 3 quạt gió to ở bên trong máy thì ghi nơi sản xuất ở Trung Quốc, còn 1 quạt gió khác ghi nơi sản xuất ở VN, 5 chiếc mô tơ cũng đề nơi sản xuất tại Trung Quốc.
Thanh tra Sở Y tế TP Hà Nội cũng từng phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện BVĐK Thường Tín sử dụng máy xét nghiệm 717 đi mượn, không có giấy tờ đầy đủ chứng minh nguồn gốc, vào công việc chuyên môn tại BV.
Cơ quan chức năng đã xử phạt BVĐK Thường Tín 30 triệu đồng và buộc tiêu hủy máy. Theo báo cáo của BVĐK Thường Tín, BV phải đi mượn máy là để đáp ứng công việc chuyên môn, bởi chiếc máy sinh hóa tự động GA 240 do Sở Y tế TP.Hà Nội cung cấp trong gói thầu 4 bị hỏng. Gói thầu 4 là gói thầu mua sắm trang thiết bị hồi sức và xét nghiệm của Sở Y tế TP.Hà Nội với tổng giá trị hơn 27,83 tỉ đồng, cung cấp thiết bị cho 6 BV tuyến huyện.
Theo Báo Đất Việt
Sẽ bán vé tàu qua mạng từ Tết Nguyên đán năm nay Thay vì phải tới trực tiếp nhà ga để mua vé, từ Tết Nguyên đán năm nay, hành khách có thể đặt mua vé qua mạng, điện thoại, thiết bị bán vé tự động tại ga... Từ Tết Nguyên đán năm nay, hành khách sẽ không còn phải chịu cảnh chen lấn, xô đẩy khi đi mua vé tại ga. Hôm nay (31/7),...