Cần nhiều nỗ lực để không lỗi hẹn Mục tiêu phát triển bền vững
Thế giới hiện đã không còn trong lộ trình chấm dứt các đại dịch AIDS, lao và sốt rét vào năm 2030 để đạt được Mục tiêu phát triển bền vững về y tế.
Bệnh nhân nhiễm HIV điều trị tại bệnh viện ở Bangui, CH Trung Phi. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Đến năm 2030, chấm dứt các đại dịch HIV/AIDS, lao phổi và sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên.
Đây là một phần trong mục tiêu phát triển bền vững thứ ba của Liên hợp quốc về đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, được cộng đồng quốc tế nhất trí thông qua năm 2015.
Đây cũng là nội dung Hội nghị bổ sung Quỹ Toàn cầu chống AIDS, lao và sốt rét lần thứ sáu diễn ra ngày 10/10 tại Lyon, Pháp.
Đẩy mạnh cuộc chiến chống AIDS, lao phổi và sốt rét, những căn bệnh truyền nhiễm cướp đi sinh mạng của khoảng 2,5 triệu người mỗi năm, hay lùi bước và thất bại?
Câu hỏi mà Quỹ Toàn cầu chống AIDS, lao và sốt rét đặt ra đã thể hiện thực trạng toàn cầu hiện nay trong vấn đề này.
Sau nhiều năm đạt được những tiến bộ đáng chú ý trong cuộc chiến chống HIV, lao và sốt rét, những thách thức mới đang đe dọa đẩy cộng đồng quốc tế đi chệch hướng.
Thế giới hiện không còn trong lộ trình chấm dứt các đại dịch vào năm 2030 để đạt được Mục tiêu phát triển bền vững về y tế.
Những cam kết chính trị không đủ kiên định, ngân sách đóng góp giảm và ngày càng gia tăng những trường hợp kháng thuốc ở cả người bệnh lẫn vật trung gian truyền bệnh, đang làm chậm những tiến bộ trong cuộc chiến này.
Ngoài ra, hoạt động kết nối toàn cầu, du lịch thuận tiện, giao thương và di cư ngày càng gia tăng giữa các khu vực khiến các căn bệnh cũng như virus kháng thuốc lan nhanh hơn.
Theo số liệu của Quỹ Toàn cầu chống AIDS, lao và sốt rét, hiện 37,9 triệu người vẫn sống chung với HIV/AIDS và số ca mắc mới vẫn gia tăng ở khoảng 50 quốc gia.
Gần 1.000 trẻ em gái và phụ nữ bị nhiễm HIV mỗi ngày. Các chuyên gia cảnh báo nếu không ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV hiện nay ở các thanh thiếu niên, đặc biệt là ở nữ giới, thế giới sẽ chứng kiến một đợt nhiễm bệnh mới ở thanh niên châu Phi với số người nhiễm bệnh cao hơn so với thời kỳ đỉnh điểm của dịch HIV vào đầu những năm 2000.
Video đang HOT
Trong khi đó, sau nhiều năm chững lại, số ca sốt rét trên khắp thế giới cũng đang tăng trở lại. Trung bình mỗi 2 phút, thế giới lại chứng kiến một trẻ em qua đời vì sốt rét.
Theo các nhà nghiên cứu, muỗi ở châu Phi đang dần kháng lại hầu hết các loại thuốc xịt côn trùng phổ biến hiện nay. Trong khi ở khu vực Mekong, những thuốc trị sốt rét tốt nhất thế giới lại đang mất dần hiệu quả với các ca bệnh mới.
Bệnh lao giờ đã trở thành “sát thủ số một” trong số các căn bệnh lây nhiễm. Hơn 10 triệu người mắc lao mỗi năm và gần 40% trong số đó không được chữa trị hay thậm chí là không hề biết mình mắc bệnh và tiếp tục lây bệnh cho người khác.
Các trường hợp kháng thuốc lao cũng đang gia tăng và chiếm tới 1/3 số ca tử vong do căn bệnh này. Chỉ 25% số bệnh nhân lao kháng thuốc được phát hiện và chữa trị.
Chấm dứt HIV, lao và sốt rét là những nhiệm vụ cấp bách và then chốt để có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững thứ ba về y tế và sức khỏe cho tất cả mọi người, và là một trong những cách rõ ràng nhất để chứng minh rằng các mục tiêu phát triển bền vững là có thể đạt được.
Trước những thách thức đang đe dọa đẩy lùi thế giới trong cuộc chiến chống 3 đại dịch lớn này, Hội nghị bổ sung Quỹ Toàn cầu chống HIV, lao và sốt rét đặt mục tiêu kêu gọi gây quỹ ít nhất 14 tỷ USD cho những chương trình của tổ chức này nhằm đưa thế giới trở lại đúng hướng, tiến tới chấm dứt những căn bệnh nguy hiểm trên đúng thời hạn năm 2030.
Theo tổ chức này, số tiền trên sẽ có thể cứu sống 16 triệu người trong khoảng thời gian từ 2021 đến 2023, giảm tỷ lệ tử vong của cả 3 loại bệnh vào năm 2023 thấp hơn 52% so với năm 2017.
Giảm số người tử vong do ba căn bệnh trên xuống còn 1,3 triệu vào năm 2023, từ con số 2,5 triệu của năm 2017 và 4,1 triệu của năm 2005.
Ngoài ra, tổ chức này cũng đặt mục tiêu ngăn chặn 234 triệu ca nhiễm trùng hoặc các sự cố liên quan nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh xuống thấp hơn 42% so với năm 2017.
Tuần hành nhân Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS tại Lahore, Pakistan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một số quốc gia đã công bố các khoản đóng góp, trong đó Mỹ là quốc gia đi đầu với khoản đóng góp lên tới 4,68 tỷ USD.
Anh dự kiến sẽ đóng góp 1,7 tỷ USD và Đức 1,1 tỷ USD. Chủ nhà Pháp tin tưởng, mục tiêu gây quỹ ít nhất 14 tỷ USD là trong tầm với.
Nếu đạt được, đây sẽ là số tiền kỷ lục được cam kết đóng góp cho Quỹ Toàn cầu chống HIV, lao và sốt rét và sẽ góp phần đảm bảo thành công của các chương trình mà tổ chức này đang và sẽ tiến hành trên khắp thế giới.
Các chương trình của Quỹ Toàn cầu rải khắp các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều của những căn bệnh trên ở châu Phi và châu Á đang được thúc đẩy nhằm ngăn chặn sự trở lại của dịch bệnh.
Ngoài các chương trình hỗ trợ khám chữa bệnh cũng như giúp phòng ngừa bệnh lây lan, Quỹ Toàn cầu cũng đầu tư vào hoạt động nghiên cứu để có những phát minh mới giúp chẩn đoán, ngăn ngừa, chữa trị…, loại bỏ mối đe dọa của tình trạng kháng thuốc, mở rộng sự tiếp cận tới những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất, tăng cường chữa trị cho những ca bệnh nghiêm trọng nhất và giải quyết gốc rễ nguyên nhân của những căn bệnh trên.
Ngoài ra, để duy trì được những tiến bộ hiện nay, cần có cam kết chính trị mạnh mẽ từ các nước cũng như sự hợp tác của tất cả các cấp đến từng người dân.
Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, một trong những vấn đề mấu chốt là tình trạng bất bình đẳng và thiếu công bằng.
Đây là những căn bệnh nguy hiểm nhất trên toàn cầu, và trong khi thế giới vẫn đang tiến lên ở nhiều lĩnh vực, một số người vẫn bị bỏ lại phía sau – không chỉ phụ nữ và trẻ em gái.
Chống lại HIV, lao và sốt rét không chỉ là câu chuyện về 3 căn bệnh này mà còn là cơ hội để thế giới củng cố hệ thống y tế toàn cầu và đảm bảo y tế cho tất cả người dân.
Bởi vậy, đây là thời điểm để cộng đồng quốc tế lựa chọn, hoặc hành động quyết liệt bảo vệ những thành quả đạt được, hoặc phải chứng kiến những nỗ lực bị hủy hoại, loài người sẽ bị thua trong cuộc chiến chống 3 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm AIDS, lao và sốt rét.
Số tiền cam kết đóng góp 13,92 tỷ USD vào cuối hội nghị, phần nào đã thể hiện quyết tâm của cộng đồng quốc tế, song từ cam kết tới hành động sẽ còn cả một lộ trình dài nếu các nước muốn hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững./.
Đài Trang
Theo TTXVN/Vietnamplus
Chữa khỏi lao không còn là giấc mơ
Bị lao phổi mà không biết, người đàn ông đã lây bệnh cho hai con trai của mình. Nhưng nếu biết và điều trị sớm, việc chữa khỏi lao không còn là giấc mơ.
"Lời trăn trối day dứt của người cha"
Ông T. (Cà Mau) có cuộc sống viên mãn, quây quần bên con cháu khi ở tuổi 80. Ông T. có ba người con trai sống gần nhau và cứ sáu tháng, ông lại chuyển tới ở cùng gia đình một người con theo lịch chăm sóc định kỳ mà gia đình đã thống nhất.
Với ông T. cuộc sống ở tuổi xế chiều rất viên mãn, ngoại trừ việc ông bị ho thường xuyên, mà ông và cả gia đình tin rằng đó là hậu quả của hơn 60 năm hút thuốc. Do vậy, ông chưa nghĩ đến việc đi khám hay tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe.
Cán bộ y tế tiến hành sàng lọc, xét nghiệm lap tại các hộ gia đình.
Chỉ đến một ngày, ông T. ho ra rất nhiều máu và được đưa đi khám, cả gia đình mới biết ông đã bị lao phổi, với tổn thương nặng nề. Và chỉ 1 tuần sau đó, 2 trong số 3 người con trai của ông cũng được chẩn đoán lao phổi theo chương trình sàng lọc người tiếp xúc.
Đến khi nói lời từ biệt cuối cùng với con cháu, ông T. chỉ dặn lại rằng: "Giá như cha biết về căn bệnh này và đi khám bác sĩ sớm hơn. Các con đừng giống như cha".
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, bệnh lao có thể dễ dàng chẩn đoán và chữa khỏi. Tuy nhiên, nhận thức về bệnh lao của nhiều người dân, như gia đình ông T. còn vô cùng hạn chế.
Chữa khỏi lao không còn là giấc mơ
Mỗi năm, có 10 triệu người mắc lao trên toàn thế giới, trong đó, tại Việt Nam ghi nhận hơn 120.000 ca. Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra, có thể lây truyền qua đường hô hấp khi người lành hít phải vi khuẩn bị phát tán trong không khí. Lao chủ yếu gây bệnh ở phổi, nhưng cũng có thể gây bệnh ở cơ quan khác như hạch, xương, màng não... Mặc dù vaccine BCG được sử dụng rộng rãi trên thế giới, vaccine này chỉ bảo vệ được trẻ nhỏ khỏi các bệnh lao thể nặng.
Chủ tịch Hội lao và bệnh phổi quốc tế, Trưởng nhóm nghiên cứu Hô hấp và Dịch tễ môi trường của Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock, GS. Guy Marks cảnh báo: "Không khám và điều trị sớm, bệnh có thể lây lan như cách mà ông T. đã lây cho 2 con trai, làm tăng nguy cơ tử vong, giảm sức lao động và gây ra gánh nặng kinh tế lớn cho gia đình người bệnh. Ước tính trên thế giới mỗi năm có 1,8 triệu người chết vì lao, nhiều hơn bất cứ căn bệnh lây nhiễm nào khác".
GS. Guy Marks (giữa) trong chuyến công tác tại Cà Mau.
Bắt tay với PGS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam, GS. Guy Marks đã tham gia dự án có tên "ACT3" đầy tham vọng từ năm 2014 tại Việt Nam. Theo đó, triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, chủ động sàng lọc phát hiện bệnh lao tại cộng đồng sử dụng xét nghiệm Xpert có độ nhậy và độ đặc hiệu cao.
PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết: "Cán bộ y tế tiến hành sàng lọc tại hộ gia đình, hỏi về triệu chứng và xét nghiệm đờm sử dụng kỹ thuật của sinh học phân tử cho tất cả mọi người dân mỗi năm một lần. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc sàng lọc và điều trị lao trong 3 năm liên tục đã làm giảm tỷ lệ hiện mắc lao ở người lớn và tỷ lệ mới nhiễm lao ở trẻ em giảm gần 50%".
Kết quả nghiên cứu ACT3 được đăng tải trên tạp chí New England Journal of Medicine, cung cấp bằng chứng khoa học xác đáng khẳng định việc các quốc gia có thể giảm tỷ lệ mắc lao hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao bằng cách ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại với phương pháp tiếp cận chủ động.
"Kết quả nghiên cứu này đã truyền cảm hứng cho cộng đồng chống lao toàn thế giới, mở ra một hướng đi mang tính đột phá cho chiến lược chấm dứt bệnh lao không chỉ cho Việt Nam mà còn cho các nước có gánh nặng bệnh lao cao trên thế giới", GS. Guy Marks khẳng định./.
Theo VOV
Tạp chí y khoa lớn nhất thế giới công bố nghiên cứu chữa bệnh lao của bác sĩ Việt Nam Nghiên cứu về chiến lược mới loại trừ bệnh lao của nhóm bác sĩ Việt cùng cộng sự được đăng tải trên The New England Journal of Medicine - NEJM - một Tạp chí y khoa lớn, nổi tiếng của thế giới vào ngày 3/10. Công trình nghiên cứu có tên Community-wide Screening for Tuberculosis in a High-Prevalence Setting - (Sàng lọc lao...