Cần nhiều mũi đột phá
Từ tháng 1-2014, sẽ có thêm một số đối tượng được mua nhà ở xã hội là hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư chưa được bố trí đất ở hoặc nhà ở, ngoài 8 đối tượng đã quy định trước đó. Đây là nội dung Nghị định số 188 vừa được Chính phủ ban hành.
Theo đó, sau 5 năm người mua, thuê nhà ở xã hội được bán, thế chấp hoặc cho thuê khi đã trả hết tiền và được cấp sổ hồng. Trong thời hạn chưa đủ 5 năm, chỉ được bán cho nhà nước hoặc cho chủ đầu tư. Giới chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, ngoài việc tháo gỡ chính sách, doanh nghiệp cần được hỗ trợ đầu ra và nguồn vốn.
Để giải phóng lượng căn hộ tồn kho, lãnh đạo một số công ty đề xuất, Chính phủ nên bỏ tiền ra mua căn hộ làm quỹ nhà ở cho công chức, kéo dài thời gian giảm 50% thuế giá trị gia tăng đến năm 2016, thay vì chỉ tới năm 2014. Đối với những dự án “làm không được, rút không xong”, ngân hàng cần tái cấu trúc nợ để đảm bảo dự án nào được đi tiếp, dự án nào phải bán tháo hoặc dừng lại. Cái thiếu cơ bản của doanh nghiệp hiện nay là đầu ra và thiếu vốn. Vì vậy, giải pháp đầu tiên là khoanh lại lãi vay cũ, cho doanh nghiệp tiếp tục vay với lãi suất hiện hành để hoàn thiện dự án dở dang, nhất là những dự án xây dựng có diện tích căn hộ dưới 70m2, giá dưới 15 triệu đồng/m2.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, sau 6 tháng sẽ có sản phẩm hoàn chỉnh vừa túi tiền, phù hợp gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, giải quyết được hàng tồn kho. Đặc biệt, ngân hàng cần cho người dân vay vốn lãi suất 4,5-5%/năm, phần phí quản lý đang thu 1,5% nên giảm xuống còn 0,5%. Khi tham gia gói 30.000 tỷ đồng, người dân phải có vốn đối ứng 20% tổng giá trị căn hộ, nên giảm xuống còn 10%, còn lại 90% được vay. Về phía các doanh nghiệp, để tránh tình trạng phải nộp tiền sử dụng đất “gần như hai lần”, Nhà nước nên xem xét cho phép doanh nghiệp đã thỏa thuận bồi thường nhưng chưa đóng tiền sử dụng đất hoặc còn nợ tiền được khấu trừ các chi phí hợp lý. Bỏ khái niệm “tiền sử dụng đất” mà thay thế bằng sắc thuế với thuế suất bằng 10% hoặc 15% bảng giá đất. Như vậy, vừa minh bạch, vừa dễ tính toán và loại trừ được cơ chế xin-cho. Đối với thuế thu nhập từ bất động sản và các loại phí, lệ phí, Chính phủ cần nghiên cứu điều chỉnh ở mức thuế suất thấp (ở các nước, mức thuế này thường là 1%), để khuyến khích giao dịch công khai có đăng ký nộp thuế, hạn chế giao dịch “ngầm” trên thị trường. Ngoài ra, nhà nước cần giảm thuế giá trị gia tăng đối với người mua nhà lần đầu.
Thêm đối tượng được mua nhà ở xã hội, chỉ là một “mũi khoan” đột phá thị trường bất động sản. Muốn phá vỡ “tảng băng” này, còn cần nhiều mũi đột phá mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa.
Theo ANTD
Cứu bất động sản là giải nợ xấu
Ngày 18-12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành đã làm việc với TP Hồ Chí Minh để bàn những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Giảm giá bán là cách các doanh nghiệp BĐS đang tự cứu mình
(Ảnh minh họa)
Ế ẩm 15.000 căn hộ
Mở đầu cuộc làm việc, Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, TP còn khoảng 15 nghìn căn hộ chung cư tồn kho. Ngoài ra, còn trên 300.000m2 đất nền, gần 60.000m2 văn phòng chưa giao dịch được với tổng giá trị 30.242 tỷ đồng. Đại diện Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh thẳng thắn, số liệu trên chưa phản ánh được tình hình thực tế, bởi hiện nay, nhiều dự án đã huy động vốn một phần cũng như đã GPMB nhưng phải dừng do không có thị trường. Các nhà đầu tư thứ phát đã mua hàng nhưng không bán được cho người tiêu dùng dẫn đến số vốn tồn đọng trong BĐS lớn hơn rất nhiều so với số liệu báo cáo. Đại đa số doanh nghiệp nợ BĐS khó có khả năng thanh toán khi đến hạn do không bán được sản phẩm.
Sở Xây dựng cũng phản ánh tình hình giá BĐS giảm rất mạnh. Có những dự án giảm tới 30% như, dự án Hoàng Anh River View (từ 28 triệu đồng/m2 xuống còn 18 triệu đồng/m2). Giá một số dự án chung cư có diện tích căn hộ nhỏ hiện đang được chào bán dưới 15 triệu đồng/m2 (xấp xỉ giá thành đầu tư)... nhưng giao dịch thành công vẫn rất ít.
Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp đề xuất nhiều giải pháp cụ thể để vực dậy thị trường bất động sản (BĐS). Trước hết, phải tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, theo hướng tăng cường quản lý Nhà nước thống nhất từ Trung ương đến địa phương đối với BĐS, bảo đảm thị trường phát triển ổn định, theo quy hoạch, kế hoạch, cân đối cung cầu, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội phục vụ người có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp góp phần bảo đảm an sinh xã hội và điều tiết thị trường... Cùng với đó, phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu thị trường, cân đối cung cầu và rà soát các dự án, phân loại để xử lý, kiên quyết dừng các dự án không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của địa phương.
Bộ Xây dựng cũng góp ý với Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, trong đó quan tâm đến nhóm giải pháp xử lý hàng tồn kho và kích thích thị trường BĐS, ưu tiên xử lý nợ xấu có bảo lãnh bằng BĐS. Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, cần mở rộng hợp lý tín dụng cho lĩnh vực BĐS, nhất là sản phẩm dở dang và có khả năng thanh khoản, từng bước hạ lãi suất về mức bình thường (xấp xỉ 10%/năm).
Nhà ở phải đến tay người tiêu dùng
Liên quan tới chính sách tài khóa và thuế, Bộ Xây dựng đề nghị cho phép thực hiện miễn, giảm thuế đối với một số loại hình BĐS, cụ thể giảm 50% thuế suất thuế GTGT đầu ra đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội. Chủ trương này vừa có lợi cho người mua nhà, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm giá bán. Bộ cũng kiến nghị ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất với thuế suất 10% (hiện nay là 25%) giảm 50% thuế GTGT với những căn hộ dưới 70m2 sàn sử dụng và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2...
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, việc giải quyết khó khăn cho thị trường BĐS phải làm quyết liệt, đồng bộ thực hiện tổng thể các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường gắn với xử lý nợ xấu, giảm lãi suất, kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Thủ tướng yêu cầu xem xét lại công tác quy hoạch bởi đây là một trong những bất cập lớn, điểm yếu nhất hiện nay. Thủ tướng đồng ý rà soát lại các quy định về kinh doanh BĐS, gia tăng kiểm soát việc phát triển đô thị, BĐS, nhà ở. Ngoài ra, phải cơ cấu lại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường, hạ giá thành sản phẩm, cung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng có nhu cầu thực, tránh qua trung gian, đầu cơ.
Đồng ý dừng các dự án chưa GPMB và không phù hợp quy hoạch, nhu cầu và kế hoạch phát triển, Thủ tướng nhấn mạnh "cần tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, phát triển nhà ở, kinh doanh BĐS, kịp thời xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật". Cùng với hỗ trợ doanh nghiệp BĐS, phải gia tăng hoạt động sàng lọc doanh nghiệp. Những doanh nghiệp không đủ điều kiện, năng lực tài chính phải kiên quyết không cho tham gia vào hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS. Thủ tướng cũng lưu ý, các ngân hàng thương mại tập trung mạnh vào xử lý nợ xấu liên quan đến BĐS theo hướng cơ cấu lại nợ, thiết lập quỹ dự phòng rủi ro cũng như nghiên cứu xây dựng các định chế tài chính để hỗ trợ thị trường.
Theo Bộ Xây dựng, dư nợ tín dụng được bảo đảm bằng BĐS khoảng 1,24 triệu tỷ đồng, chiếm 46,5% tổng dư nợ tín dụng hay 64,3% dư nợ tín dụng có bảo đảm bằng tài sản. Vì vậy, việc tập trung phục hồi và phát triển thị trường BĐS là giải pháp xử lý nợ xấu ít tốn kém nhất, đồng thời bảo đảm lợi ích của các bên liên quan.
Theo ANTD
Kiếm tiền bao người đẹp ca sĩ Đã có rất nhiều tên tội phạm nêu lên các lý do để biện minh cho tội ác của mình. Nguyễn Văn Đạt cũng thế. Khi được hỏi động cơ gây án là gì, hắn cho biết, vì hắn cần tiền để bao bạn gái. Khoảng 4h sáng 30/11, tên sát thủ đã giết chết người lái xe ôm để cướp tài sản,...