Cần nhân lực am hiểu thương mại toàn cầu thời thương chiến Mỹ – Trung
Tuy là “ ngư ông đắc lợi” nhờ thương chiến Mỹ – Trung, Việt Nam cũng đứng trước nhiều thách thức. Trong đó, nguồn nhân lực chất lượng cao, am hiểu thương mại toàn cầu là một trong những nhu cầu cấp bách.
Theo Stephen Olson – cựu chuyên gia đàm phán thương mại Hoa Kỳ, từng là thành viên đoàn đàm phán cho Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cho biết: “Nói Việt Nam hưởng lợi nhiều mặt từ thương chiến Mỹ – Trung là không sai. Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét lại những khía cạnh về nguồn lực.”. Nếu chỉ so về lực lượng nhân công, con số 14,5 triệu của Việt Nam so với 200 triệu nhân công tại Trung Quốc đã là khoảng cách đáng bàn.
Từng chia sẻ tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2019, bà Mary Tarnowka – giám đốc điều hành Amcham tại Việt Nam cho rằng chính chi phí nhân công thấp và mạng lưới kết nối nhờ hiệp định thương mại tự do (FTA) đã giúp Việt Nam thu hút các doanh nghiệp Mỹ. “Dù gặp thách thức lớn về năng lực hậu cần, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,…, Việt Nam vẫn được xem như điểm đến tiềm năng trong sự dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu, vốn trước đó đổ vào Trung Quốc”, bà Mary Tarnowka nói.
Tại diễn đàn Vietnam Economic Outlook 2020, ông Christopher Scheller – giám đốc phát triển ngành giày thể thao châu Á của hãng New Balance từng đưa ra lời khuyên để khắc phục hạn chế: “Doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào hiệu suất thay vì cố gắng tăng số lượng”. Ông Kim DongKyun – giám đốc phát triển kinh doanh Samsung SDS cũng khẳng định: “Đầu tư vào nhân lực chủ chốt là điều cần làm ở thời điểm hiện tại, chỉ có nguồn lực chất lượng cao mới có thể tham gia vào những điểm mấu chốt trong tiến trình công nghiệp hoá sản xuất của Việt Nam.”.
Các doanh nghiệp Việt rất cần nguồn nhân lực ưu tú, am hiểu về thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, để tìm được lượng nhân lực lớn, hội tụ cả chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng thương mại quốc tế không phải là điều dễ dàng. Ở phương diện giáo dục, các cơ sở đào tạo cũng chú trọng cập nhật nội dung học để bám sát nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và tình hình thương mại thế giới.
Đáng chú ý có thể kể đến chương trình học Thạc sĩ Thương mại Toàn cầu của đại học quốc tế RMIT. Đây là chương trình do RMIT kết hợp với tổ chức Hinrich Foundation – Tổ chức quốc tế chuyên thúc đẩy giao thương toàn cầu bền vững cùng xây dựng. Nội dung học bám sát nhu cầu làm việc thực tiễn, với sự tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến của hơn 60 doanh nghiệp gồm KPMG, Samsung, Nestle, VF Corp,… Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm thực tiễn về thương mại toàn cầu như Stephen Olson – cựu chuyên gia đàm phán thương mại của Hoa Kỳ; Warrick Cleine – CEO kiêm Chủ tịch, Tập đoàn KPMG tại Việt Nam và Cam-pu-chia; Steve Clarke – Quản lý chương trình học, chuyên gia về quản lý thương hiệu và bán lẻ tại Châu Á…
Video đang HOT
Stephen Olson – Cựu chuyên gia đàm phán thương mại Hoa Kỳ sẽ tham gia giảng dạy chương trình Thạc sĩ Thương mại Toàn cầu tại RMIT.
Đây là chương trình học hiếm hoi đảm bảo sự cân bằng giữa kiến thức và tính thực tế. Nội dung học có hơn 25 bài tập tình huống cụ thể (case study) từ các doanh nghiệp đối tác, 4 hoạt động mô phỏng, trải nghiệm lập chiến lược kinh doanh bằng phần mềm Global DNA. Đặc biệt, tham gia hoạt động mô phỏng đàm phán thương mại (Trade Negotiation Simulation) tổ chức bởi Hinrich Foundation, học viên sẽ được “đóng vai” lãnh đạo đại diện cho các quốc gia, tổ chức lớn và cùng đàm phán các chủ đề “ nóng” trong thương mại. Với phương châm “Nothing is agreed until everything is agreed” (không điều gì được thông qua cho đến khi mọi chi tiết đều được chấp thuận), bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng đàm phán hiệu quả trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Khóa Thạc sĩ Thương mại Toàn cầu trong năm 2020 của RMIT khai giảng duy nhất vào tháng 2 sắp tới. Hinrich Foundation dành tặng 25 suất học bổng, trị giá 390 triệu đồng/suất cho các ứng viên tiềm năng của các doanh nghiệp đối tác trong kỳ nhập học này.
Bạn có thể tìm hiểu cụ thể chương trình trong sự kiện Thạc sĩ Thương mại Toàn cầu tại sự kiện sau đây:
Khách mời: Stephen Olson – Cựu chuyên gia đàm phán thương mại Hoa Kỳ, từng là thành viên đoàn đàm phán cho Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Cơ hội gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp để tìm hiểu về học bổng của chương trình học: KPMG, Samsung, Avery Dennison, Deltrol, Innolux, Adidas, Talentnet, VF Corp,…
Thời gian: 18:00 | Thứ Năm, 12/12/2019
Địa điểm: Pullman Saigon Centre, 148 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. HCM
Đăng ký tại: http://bit.ly/2rjb9nh
Theo nhipcaudautu
Doanh nhân kiều bào đồng hành với doanh nghiệp TPHCM
Đó là chủ đề của hội nghị do Uy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM tổ chức chiều ngày 9/10 nhân Kỷ niệm 15 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2019).
Quang cảnh hội nghị. Ảnh T.D
Ông Phùng Công Dũng, Chủ tịch Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM nhấn mạnh, Việt Nam hiện đang trong xu thế hội nhập mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là ngày càng hội nhập sâu và rộng trên lĩnh vực kinh tế - đối ngoại. Từ đó, sự gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô của các doanh nghiệp trong và ngoài nước dẫn đến xu thế hợp tác, tìm kiếm và mở rộng thị trường là một nhu cầu rất lớn và có thật.
Trên cơ sở đó, từ nhiều năm qua Uy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM đã vận dụng có hiệu quả vai trò kết nối, phát huy các nguồn nhân lực kiều bào đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố. Thông qua các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa doanh nhân kiều bào và doanh nhân thành phố đã tạo nên sức mạnh đoàn kết, bền vững của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước.
Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM, số liệu kiều hối chuyển về địa bàn thành phố thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ trong 9 tháng năm 2019 đạt khoảng 3,8 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2018. Dự kiến cả năm 2019 sẽ đạt khoảng 5 tỷ USD.
Tại hội nghị, các chuyên gia đánh giá sự gia tăng lượng kiều hối chuyển về địa bàn thành phố trong năm nay chủ yếu do số lượng người Việt Nam ở nước ngoài đang tăng lên, đặc biệt là lực lượng lao động Việt Nam đang làm việc tại các nước.
Ngoài ra, kinh tế Việt Nam phát triển, cơ hội đầu tư vào Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn, thu hút kiều bào chuyển tiền về nước đầu tư, mở rộng sản xuất. Chính sách của Nhà nước theo hướng thông thoáng hơn, đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước.
Đồng thời, mạng lưới và hoạt động chi trả ngoại tệ qua các ngân hàng và công ty kiều hối được phát triển mở rộng, hiệu quả đang dạng hóa dịch vụ hơn.Có thể nhận định rằng, qua nguồn kiều hối đầu tư của kiều bào tiếp tục là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân thành phố.
Lễ ký biên bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước. Ảnh: T.D
Nhiều chuyên gia, trí thức kiều bào đã có những đóng góp quan trọng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao công nghệ, là cầu nối cho các nhà đầu tư nước ngoài cho du lịch và đặc biệt, trong việc quảng bá, giới thiệu văn hóa, hình ảnh, vị thế thành phố đến với bạn bè, du khách quốc tế.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã cùng nhau chia sẻ về giải pháp tăng cường công tác phối hợp giữa các doanh nhân, hội đoàn doanh nghiệp người Việt trong và ngoài nước tại TPHCM và Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài tại TPHCM.
Trong khuôn khổ hội nghị đã diễn ra lễ ký kết hai bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM; giữa Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA) và Hội Doanh nhân người Việt tại Italia.
Các sự kiện trên tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn giữa các đơn vị sở ngành, cơ quan nhà nước và tạo điều kiện cho các hội đoàn người Việt ở nước ngoài gắn kết; góp phần nâng cao năng lực hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại của thành phố, hỗ trợ cụ thể và có hiệu quả cho các doanh nghiệp người Việt trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội, mở rộng thị trường đầu tư kinh doanh.
Thu Dịu
Theo HQ Online
Ngôi nhà giữa đại ngàn nuôi dưỡng 107 trẻ em bị bỏ rơi Hơn 100 em nhỏ bị bỏ rơi đã có một mái ấm đúng nghĩa khi được nuôi dưỡng, lớn lên trong vòng tay yêu thương của các sơ ở Mái ấm Tín Thác, xã Lộc Thạnh (thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng). Sơ đi thật khẽ, mở cửa thật nhẹ. Trên chiếc giường nhỏ, đứa bé đang ngủ vùi. Người bé nhỏ nhưng...